Hãy thử một chút dịu dàng: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện tại trường đại học SMU Dallas

02 Tháng Bảy 201513:30(Xem: 8573)

blank

HÃY THỬ MỘT CHÚT DỊU DÀNG
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI CHUYỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SMU, DALLAS, TEXAS
By JULIE FANCHER jfancher@dallasnews.com Staff Writer
Published: 01 July 2015 11:09 PM Updated: 01 July 2015 11:33 PM
Chân Diệu Mỹ chuyển ngữ 02 July 2015

Bush_Dalai_Lama_portrait

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ngắm nhìn bức tranh
chân dung do chính Tổng thống Bush vẽ
tại George W. Bush Presidential Center.

UNIVERSITY PARK - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thảo luận về tầm quan trọng của lòng từ bi trong việc đạt được hòa bình - và liệu ngài có phải là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng - trong một buổi lễ sinh nhật lần thứ 80 sắp tới của ngài.

"Tôi chỉ là một con người, một trong số 7 tỉ con người, không có sự khác biệt," vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng cho biết hôm Thứ Tư ở SMU. "[Tất cả] 7 tỉ con người, tình cảm, tinh thần, thể chất, chúng ta đều giống nhau. Tất cả chúng ta đều cùng có quyền để đạt được một cuộc sống hạnh phúc."

Năm ngàn người (mua vé trước) đã tập trung tại vận động trường Moody Coliseum thuộc Viện Đại học Southern Methodist University (SMU) đón chào Đức Đạt Lai Lạt Ma, kết thúc với bài hát "Happy Birthday" người đoạt giải Nobel, đang đội một chiếc mũ bóng chày SMU.

Sự kiện này đã được điều hợp bởi phóng viên chính trị Cokie Roberts của hệ thống truyền hình ABC News, được tổ chức bởi Trung tâm Tổng thống George W. Bush và Viện Đại học Southern Methodist University cùng kết hợp với Hội đồng Đối Ngoại Thế giới Dallas / Fort Worth.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã đến thăm Dallas vào năm 2011, phần lớn để thuyết giảng về triết lý về lòng từ bi và tình yêu thương.

"Bộ não độc đáo của chúng ta có khả năng chứa nhiều điều tốt đẹp: lòng từ bi, khoan dung, tha thứ, và tình yêu," ngài nói. "Đồng thời, [tâm trí của chúng ta] là một nguồn của sự giận dữ, sợ hãi và hận thù. Một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta là [phải]đối mặt với những vấn đề do chính chúng ta tạo ra."

Ngài cũng nói về tầm quan trọng của việc giảng dạy về các giá trị khác như lòng từ bi, tình yêu và sự tha thứ dù có sự khác biệt.

"Chúng ta thực sự cần, tôi nghĩ rằng, một số loại bài học về lòng từ tâm nồng ấm như là một giá trị của con người", ngài nói. "[Có] nhấn mạnh quá nhiều về những sự khác biệt ... đức tin khác nhau, màu da khác nhau, dân tộc khác nhau, niềm tin khác nhau, nhưng chúng ta vẫn cùng là con người."

Ngài khuyến khích thính giả hãy cùng nhau làm việc để đạt được một "hạnh phúc nhân loại" và kêu gọi giới phụ nữ hãy mưu tìm nhiều vai trò lãnh đạo hơn, [ngài] nói rằng họ có khả năng từ bi nhiều hơn.

"[Nếu] một người nữ chịu trách nhiệm nhiều hơn trong các vị trí lãnh đạo, có lẽ thế giới này sẽ hòa bình hơn," ngài nói.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đảm trách vai trò lãnh đạo quyền lực chính trị đối với Tây Tạng vào năm 1950 nhưng đã đào thoát sang Ấn Độ vào năm 1959 sau cuộc nổi dậy của người Tây Tạng. Ngài đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1989 cho chiến dịch bất bạo động của ngài để kết thúc quyền cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng.

Ngài nghỉ hưu vào năm 2011 với vai trò người đứng đầu của nhà nước đối với Tây Tạng của chính phủ lưu vong.

Với sinh nhật lần thứ 80 của ngài vào ngày Thứ Hai 6 tháng 7 năm 2015 này, đã có cuộc tranh luận về những gì sẽ xảy ra khi Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 qua đời, và ai sẽ là người quyết định người nào sẽ kế nhiệm ngài.

Ngài cho biết hôm Thứ Tư rằng Phật giáo Tây Tạng sẽ tồn tại ngoài thể chế Đạt Lai Lạt Ma. Cho dù nó cần tiếp tục sau khi ngài qua đời, ngài nói, nên để người dân Tây Tạng quyết định [chọn lựa người].

 "Thế giới thuộc về 7 tỷ con người. Nước Mỹ thuộc về người Mỹ ... không phải thuộc về Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa. Nước Anh thuộc về người Anh, không phải thuộc về nữ hoàng; do đó Tây Tạng thuộc về nhân dân Tây Tạng, không phải thuộc về Đạt Lai Lạt Ma," ngài nói.

"Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến và sẽ phải đi," ngài nói.

Ngài nói đùa rằng cựu tổng thống [Hoa Kỳ], người “share” cùng  ngày sinh nhật của ngài được 69 tuổi vào hôm Thứ Hai, nên giúp thực hiện thể chế Đạt Lai Lạt Ma.

Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng và tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ có một mối quan hệ gần gũi, họ đã từng gặp nhau nhiều lần trong nhiệm kỳ tổng thống của tổng thống George W. Bush.

Trong năm 2007, Tổng thống Bush đã trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma Huy chương Vàng của Quốc hội và là vị Tổng thống đầu tiên đã công khai tiếp đón ngài, mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhìn thấy như là một sự sỉ nhục cho họ.

Sau sự kiện ngày Thứ Tư, Shivam Khanna, một viên chức cao cấp tại trường đại học SMU, gọi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma là tuyệt vời.

"Tôi yêu thích buổi nói chuyện của ngài nói về tâm linh, sự hội nhập và tương lai của các tổ chức tôn giáo, và chỉ nói chuyện chung về tình yêu," ông nói.

Nguồn: http://www.dallasnews.com/news/metro/20150701-try-a-little-tenderness-the-dalai-lama-urges-a-sellout-crowd-at-smu.ece
Ảnh: George W. Bush Presidential Center.

dalai lama at smu 9

Quà Sinh Nhật: Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng nón SMU như quà mừng sinh nhật thứ 80 của ngài khi ngài nói chuyện tại SMU

dalai lama at smu 8

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang được TT. George W. Bush giới thiệu xem bức tranh chân dung do chính TT vẽ tại George W. Bush Presidential Center
dalai lama at smu 7Đức Đạt Lai Lạt Ma trao tặng khăn trắng truyền thống  cho TT. George W. Bush và phu nhân
dalai lama at smu 5Đức Đạt Lai Lạt Ma tại phòng hội nghị Hội đồng Đối Ngoại Thế giới Dallas / Fort Worth tại George W. Bush Presidential Center
dalai lama at smu 3dalai lama at smu 4Tổng thống G. W. Bush cười rất thoải mái khi nói chuyện với Đức Đạt Lai Lạt Ma
dalai lama at smu 6dalai lama at smu 2Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp hình chung với TT. G. W. Bush và phu nhân tại trước George W. Bush Presidential Center


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6173)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5968)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6424)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6803)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7051)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9495)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7634)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10928)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6992)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,