Hãy thử một chút dịu dàng: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện tại trường đại học SMU Dallas

02 Tháng Bảy 201513:30(Xem: 8565)

blank

HÃY THỬ MỘT CHÚT DỊU DÀNG
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI CHUYỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SMU, DALLAS, TEXAS
By JULIE FANCHER jfancher@dallasnews.com Staff Writer
Published: 01 July 2015 11:09 PM Updated: 01 July 2015 11:33 PM
Chân Diệu Mỹ chuyển ngữ 02 July 2015

Bush_Dalai_Lama_portrait

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ngắm nhìn bức tranh
chân dung do chính Tổng thống Bush vẽ
tại George W. Bush Presidential Center.

UNIVERSITY PARK - Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thảo luận về tầm quan trọng của lòng từ bi trong việc đạt được hòa bình - và liệu ngài có phải là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng - trong một buổi lễ sinh nhật lần thứ 80 sắp tới của ngài.

"Tôi chỉ là một con người, một trong số 7 tỉ con người, không có sự khác biệt," vị lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng cho biết hôm Thứ Tư ở SMU. "[Tất cả] 7 tỉ con người, tình cảm, tinh thần, thể chất, chúng ta đều giống nhau. Tất cả chúng ta đều cùng có quyền để đạt được một cuộc sống hạnh phúc."

Năm ngàn người (mua vé trước) đã tập trung tại vận động trường Moody Coliseum thuộc Viện Đại học Southern Methodist University (SMU) đón chào Đức Đạt Lai Lạt Ma, kết thúc với bài hát "Happy Birthday" người đoạt giải Nobel, đang đội một chiếc mũ bóng chày SMU.

Sự kiện này đã được điều hợp bởi phóng viên chính trị Cokie Roberts của hệ thống truyền hình ABC News, được tổ chức bởi Trung tâm Tổng thống George W. Bush và Viện Đại học Southern Methodist University cùng kết hợp với Hội đồng Đối Ngoại Thế giới Dallas / Fort Worth.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã đến thăm Dallas vào năm 2011, phần lớn để thuyết giảng về triết lý về lòng từ bi và tình yêu thương.

"Bộ não độc đáo của chúng ta có khả năng chứa nhiều điều tốt đẹp: lòng từ bi, khoan dung, tha thứ, và tình yêu," ngài nói. "Đồng thời, [tâm trí của chúng ta] là một nguồn của sự giận dữ, sợ hãi và hận thù. Một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta là [phải]đối mặt với những vấn đề do chính chúng ta tạo ra."

Ngài cũng nói về tầm quan trọng của việc giảng dạy về các giá trị khác như lòng từ bi, tình yêu và sự tha thứ dù có sự khác biệt.

"Chúng ta thực sự cần, tôi nghĩ rằng, một số loại bài học về lòng từ tâm nồng ấm như là một giá trị của con người", ngài nói. "[Có] nhấn mạnh quá nhiều về những sự khác biệt ... đức tin khác nhau, màu da khác nhau, dân tộc khác nhau, niềm tin khác nhau, nhưng chúng ta vẫn cùng là con người."

Ngài khuyến khích thính giả hãy cùng nhau làm việc để đạt được một "hạnh phúc nhân loại" và kêu gọi giới phụ nữ hãy mưu tìm nhiều vai trò lãnh đạo hơn, [ngài] nói rằng họ có khả năng từ bi nhiều hơn.

"[Nếu] một người nữ chịu trách nhiệm nhiều hơn trong các vị trí lãnh đạo, có lẽ thế giới này sẽ hòa bình hơn," ngài nói.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đảm trách vai trò lãnh đạo quyền lực chính trị đối với Tây Tạng vào năm 1950 nhưng đã đào thoát sang Ấn Độ vào năm 1959 sau cuộc nổi dậy của người Tây Tạng. Ngài đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1989 cho chiến dịch bất bạo động của ngài để kết thúc quyền cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng.

Ngài nghỉ hưu vào năm 2011 với vai trò người đứng đầu của nhà nước đối với Tây Tạng của chính phủ lưu vong.

Với sinh nhật lần thứ 80 của ngài vào ngày Thứ Hai 6 tháng 7 năm 2015 này, đã có cuộc tranh luận về những gì sẽ xảy ra khi Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 qua đời, và ai sẽ là người quyết định người nào sẽ kế nhiệm ngài.

Ngài cho biết hôm Thứ Tư rằng Phật giáo Tây Tạng sẽ tồn tại ngoài thể chế Đạt Lai Lạt Ma. Cho dù nó cần tiếp tục sau khi ngài qua đời, ngài nói, nên để người dân Tây Tạng quyết định [chọn lựa người].

 "Thế giới thuộc về 7 tỷ con người. Nước Mỹ thuộc về người Mỹ ... không phải thuộc về Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa. Nước Anh thuộc về người Anh, không phải thuộc về nữ hoàng; do đó Tây Tạng thuộc về nhân dân Tây Tạng, không phải thuộc về Đạt Lai Lạt Ma," ngài nói.

"Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến và sẽ phải đi," ngài nói.

Ngài nói đùa rằng cựu tổng thống [Hoa Kỳ], người “share” cùng  ngày sinh nhật của ngài được 69 tuổi vào hôm Thứ Hai, nên giúp thực hiện thể chế Đạt Lai Lạt Ma.

Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng và tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ có một mối quan hệ gần gũi, họ đã từng gặp nhau nhiều lần trong nhiệm kỳ tổng thống của tổng thống George W. Bush.

Trong năm 2007, Tổng thống Bush đã trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma Huy chương Vàng của Quốc hội và là vị Tổng thống đầu tiên đã công khai tiếp đón ngài, mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhìn thấy như là một sự sỉ nhục cho họ.

Sau sự kiện ngày Thứ Tư, Shivam Khanna, một viên chức cao cấp tại trường đại học SMU, gọi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma là tuyệt vời.

"Tôi yêu thích buổi nói chuyện của ngài nói về tâm linh, sự hội nhập và tương lai của các tổ chức tôn giáo, và chỉ nói chuyện chung về tình yêu," ông nói.

Nguồn: http://www.dallasnews.com/news/metro/20150701-try-a-little-tenderness-the-dalai-lama-urges-a-sellout-crowd-at-smu.ece
Ảnh: George W. Bush Presidential Center.

dalai lama at smu 9

Quà Sinh Nhật: Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng nón SMU như quà mừng sinh nhật thứ 80 của ngài khi ngài nói chuyện tại SMU

dalai lama at smu 8

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang được TT. George W. Bush giới thiệu xem bức tranh chân dung do chính TT vẽ tại George W. Bush Presidential Center
dalai lama at smu 7Đức Đạt Lai Lạt Ma trao tặng khăn trắng truyền thống  cho TT. George W. Bush và phu nhân
dalai lama at smu 5Đức Đạt Lai Lạt Ma tại phòng hội nghị Hội đồng Đối Ngoại Thế giới Dallas / Fort Worth tại George W. Bush Presidential Center
dalai lama at smu 3dalai lama at smu 4Tổng thống G. W. Bush cười rất thoải mái khi nói chuyện với Đức Đạt Lai Lạt Ma
dalai lama at smu 6dalai lama at smu 2Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp hình chung với TT. G. W. Bush và phu nhân tại trước George W. Bush Presidential Center


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 2016(Xem: 5462)
Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.
18 Tháng Ba 2016(Xem: 5336)
Phong trào Dorje Shugden đã nhận sự hỗ trợ bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chiến dịch chung của họ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần Tây Tạng đang diễn ra rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở nước Anh.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 5555)
GENEVA - Một tổ chức Phật-giáo dẫn đầu các hoạt động chống Đạt Lai Lạt Ma hủy bỏ kế hoạch biểu tình và tự giải tán, theo thông báo phổ biến qua mạng – diễn biến này phát sinh sau phóng sự điều tra của Reuters tố cáo đảng CS Trung Quốc ám trợ một nhóm Phật tử biểu tình đối đầu Đức Đạt Lai Lạt Ma tại mọi nơi mà ngài viếng thăm.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 5350)
Tôi chú ý đến cô ta trong đám đông ngay lập tức. Cô vươn mình ra phía trước, chỉ phía sau làn dây nhung lớn ngăn cách trong phòng khánh tiết nhỏ của lâu đài Prague ( thủ đô Cộng Hòa Czech). Cô là một phụ nữ hấp dẫn, có lẻ trong độ tuổi ba mươi. Khuôn mặt sôi nổi với sự mong đợi.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 5414)
Trung Quốc vừa công bố danh sách những “Phật sống” của vùng Tây Tạng nhưng loại tên của thủ lĩnh tinh thần Đạt Lai Lạt Ma khỏi danh sách lần đầu tiên được công bố này.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 6830)
TÔI TIN MỤC TIÊU của tất cả những tôn giáo quan trọng trên thế giới không phải là xây dựng những chùa viện to lớn bên ngoài, nhưng là tạo dựng những chùa viện của từ bi và thánh thiện nội tại, bên trong những trái tim của chúng ta.
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 7101)
Quy định kiểm soát đối với những dòng truyền thừa xảy ra trong phạm vi thời đại của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không tránh khỏi đặt ra vấn đề người thừa kế của ngài. Bắc Kinh đã quyết định quy định sự kế vị, không thèm đếm xỉa đến quyền đạo đức và tâm linh của người Tây Tạng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 6710)
TRONG MÙA ĐÔNG của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 7680)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta. Đó là kinh nghiệm được liên hệ bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Paul Ekman
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 6834)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật, và tôi trì tụng những lời tán thán được viết bởi đại hiền nhân Ấn Độ, Long Thọ. Tôi đọc lời cầu nguyện nằm xuống, hai tay chấp lại, nửa tôn kính, nửa như ngủ, …