- Bài Tựa Bằng Bạch Thọai
- Thích-ca Mâu-ni Văn Phật
- Sơ Tổ: Tôn Giả Ma-Ha Ca-Diếp
- Nhị Tổ: Tôn Giả A-Nan-Đà
- Tam Tổ: Tôn Giả Thương Na Hòa Tu
- Tổ thứ tư Tôn Giả Ưu-Bà-Cúc-Đa
- Tổ thứ năm: TÔN GIẢ ĐỀ-ĐA-CA
- Tổ thứ sáu: TÔN GIẢ DI-GIÀ-CA
- Tổ thứ bảy: TÔN GIẢ BÀ-TU-MẬT
- Tổ thứ 8: TÔN GIẢ PHẬT-ĐÀ-NAN-ĐỀ
- Tổ thứ chín: TÔN GIẢ PHỤC-ĐÀ-MẬT-ĐA
- Tổ thứ mười: HIẾP TÔN GIẢ
- Tổ thứ mười một: TÔN GIẢ PHÚ-NA-DẠ-XA
- Tổ thứ mười hai: ĐẠI SĨ MÃ MINH (Mahasattva Ashvagosha)
- Tổ thứ mười ba: TÔN GIẢ CA-TỲ-MA-LA (Kapimala)
- Tổ thứ mười bốn: BỒ-TÁT LONG THỌ (Nagarjuna)
- Tổ thứ 15: TÔN GIẢ CA-NA-ĐỀ-BÀ (Kanadeva)
- Tổ thứ 16: TÔN GIẢ LA-HẦU-ĐA-LA (RAHULATA)
- Tổ thứ mười bảy: TÔN GIẢ TĂNG GIÀ NAN ĐỀ (Sanghanandi)
- Tổ thứ 18: TÔN GIẢ GIÀ-DA-XÁ-ĐA (Gayasata)
- Tổ thứ mười chín: Tôn giả Cưu-Ma-La-Đa
- Tổ thứ hai mươi: Tôn giả Xà-Dạ-Đa
Tam Tổ: Tôn Giả Thương Na Hòa Tu
Tôn giả Ma-Đột-La quốc nhân dã, tính Tỳ Xá Đa, tại thai lục niên, ứng thụy nhi sinh. Hậu xuất gia học tiên đạo, cư Tuyết sơn. Nhân A-Nan tương nhập diệt, thời sơn hà đại địa lục chủng chấn động, tôn giả đồng ngũ bách tiên nhân lễ A-nan túc, nhi quỵ thỉnh viết : ‘Ngã ư trưởng lão, đương chứng Phật pháp, nguyện thùy độ thóat.’ A-Nan tức biến Hằng hà vi kim địa, vị thuyết đại pháp viết : ‘Tích Như Lai dĩ chánh pháp nhãn phó Đại Ca-Diếp, chuyển phó ư ngã, ngã kim phó nhữ.’ Tôn giả ký đắc pháp hàng nhị hỏa long, dĩ kiến phạm cung, chuyển đại pháp luân. Hậu phó pháp dữ Ưu Ba Cúc Đa, tức ẩn Kết tân quốc Tượng Bạch sơn, hiện thập bát biến hỏa quang tam muội, dụng phần ký thân.
Dịch : Tổ Thứ Ba Thương Na Hòa Tu
Tôn giả nguyên là dân nước Ma-Đột-La, dòng Tỳ Xá Đa, ở trong thai mẹ sáu năm, ứng vào điềm lành mà sanh ra đời. Về sau, tôn giả xuất gia học đạo tiên ở núi Tuyết. Nhân khi tổ A-Nan nhập diệt, núi sông đất bằng nổi lên sáu cách chấn động, tôn giả dẫn năm trăm tiên nhân đến đảnh lễ dưới chân tổ, quỳ xuống thỉnh rằng : ‘Chúng con phải chứng pháp Phật tại nơi trưởng lão, nguyện xin trưởng lão độ thoát cho chúng con.’ Tổ A-Nan liền biến sông Hằng thành bình địa, bằng vàng, rồi thuyết pháp lớn rằng : ‘Xưa, đức Như Lai đem đại pháp nhãn trao cho tổ Đại Ca-Diếp, rồi đại pháp nhãn lại chuyển đến ta, nay ta trao cho ngươi.’ Chứng được pháp rồi, tôn giả hàng phục hai con rồng lửa để xây đạo tràng và chuyển bánh xe pháp. Về sau tôn giả truyền pháp lại cho Ưu Ba Cúc Đa, đi tới núi Bạch Tượng nước Kế Tân, vào trong định hỏa quang mười tám cách biến rồi lấy lửa đó đốt thân.
Tán
Ứng thụy nhi sinh
Chuyển diệu pháp luân
Ngũ bách tiên chúng
Duy tổ đặc tôn
Vô đoan nhất ngữ
Ấn phá diện môn
Hàng long phục tượng
Đạo bố càn khôn
Dịch :
Khi sanh ứng điềm lành
Nhiệm mầu chuyển pháp luân
Tiên nhân năm trăm vị
Riêng tôn một mình Tổ
Nói thẳng chẳng mào đầu
Một lời là ấn chứng
Hàng phục rồng cùng voi
Đạo lan tràn vũ trụ
Hoặc thuyết kệ viết :
Tu tiên học đạo nhập thâm sơn
Khấu thỉnh Khánh Hỷ vọng thùy lân
Ngũ bách đan khách quy tam bảo
Lưỡng điều hỏa long thượng cửu thiên
Chánh pháp nhãn tạng phó tâm ấn
Kim sắc đầu đà định Vân nam
Tổ tổ tương thừa vô ngôn thuyết
Đăng đăng hỗ ánh cánh quang tiền.
Tuyên Hóa Thượng nhân tác
Dịch :
Tu tiên học đạo chốn thâm sơn
Lạy Tổ A-
Tiên khách năm trăm quay về Phật
Cặp rồng bay thẳng tận mây xanh
Chánh pháp truyền trao qua tâm ấn
Đầu đà thân vàng định Vân
Tổ tổ tiếp nối không lời nói
Ánh đuốc giao thoa mãi rạng thêm
Thượng Nhân Tuyên Hóa soạn
Giảng Thoại
Bài Truyện.
Tôn giả Ma-Đột-La quốc nhân dã, tính Tỳ Xá Đa : Vị tổ thứ ba, Thương Na Hòa Tu (Chú 1) là dân nước Ma-Đột-La, dòng Tỳ Xá Đa.
Tại thai lục niên : Trường hợp của Tổ và của tôn giả La Hầu La cũng tương tự nhau khi sanh ra đời, nghĩa là thai nằm trong bụng mẹ suốt sáu năm ; Ứng thụy nhi sinh : Khi sanh ra đời có rất nhiều điềm lành phát sanh(Chú 2).
Hậu xuất gia học tiên đạo, cư Tuyết sơn : Về sau xuất gia học đạo Lão, tu khổ hạnh trong núi Tuyết. Đạo tiên còn gọi là đạo Lão.
Nhân A-Nan tương nhập diệt, thời sơn hà đại địa lục chủng chấn động : Khi tổ A-Nan sắp vào niết bàn thì sông núi đất đai nổi lên sáu cách chấn động như đất rung (chấn), nổi tiếng rống (hống), tiếng đập (kích), các hiện tượng chuyển động (động), nhẩy lên (dũng), nhô lên (khởi).
Tôn giả đồng ngũ bách tiên nhân lễ A-Nan túc, nhi quỵ thỉnh viết : Hồi đó có năm trăm vị tiên theo tôn giả học đạo, cùng đi đến trước Tổ A-Nan khấu đầu đảnh lễ, quỳ xuống, hai tay để xuống chân Ngài, rồi bạch rằng :‘Ngã ư trưởng lão, đương chứng Phật pháp, nguyện thùy độ thóat.’ : ‘Nay trưởng lão sắp vào niết bàn, chúng con xin theo Ngài để tu học Phật pháp. Chúng con phải làm đệ tử của Ngài, học Phật pháp nơi Ngài, vậy xin trưởng lão xót thương mà độ cho chúng con, đặng chúng con thóat vòng sanh tử.’
A-Nan tức biến Hằng hà vi kim địa : Lúc đó tôn giả dùng phép biến sông Hằng thành bình địa, mặt đất là vàng, nước thì biến mất, không còn nữa. Đây là phép biến hóa, không phải là sự thực, nên chỉ có tính cách tạm thời, không phải vĩnh viễn. Lúc sông Hằng biến ra đất vàng thì từ trên trời mưa xuống, nào hoa mạn-đà-la, ma-ha mạn-đà-la, hoa mạn-thù-sa, ma-ha mạn-thù-sa, bởi mỗi lần có chấn động sáu cách, các hiện tượng này đều xuất hiện như trên. Bởi lý do nào tôn giả A-Nan lại hóa phép như vậy ? Điều này chứng tỏ rằng Phật pháp là không thể nghĩ bàn, trong thế gian này mọi thứ đều vô thường.
Vị thuyết đại pháp viết : ‘Tích Như Lai dĩ chánh pháp nhãn phó Đại Ca-Diếp, chuyển phó ư ngã, ngã kim phó nhữ.’: Tổ A-Nan nói pháp lớn cho tôn giả Thương Na Hòa Tu nghe như sau : ‘Xưa, đức Như Lai trao đại pháp nhãn cho Ngài Đại Ca-Diếp, tôn giả Đại Ca-Diếp truyền lại đại pháp nhãn cho ta, nay ta giao đại pháp nhãn cho ngươi’.
Tôn giả ký đắc pháp hàng nhị hỏa long, dĩ kiến phạm cung, chuyển đại pháp luân : Sau khi được trao đại pháp nhãn, tôn giả Thương Na Hòa Tu đi du hóa các nơi độ chúng sanh. Hồi đó tại khu rừng Ưu Lưu Trà thuộc nước Ma Đột La có hai con rồng lửa chiếm cứ, không cho bất cứ ai đến ở, và nếu có xây dựng chùa miếu thì chùa miếu cũng bị nạn hỏa tai. Khi qua địa phương này, tôn giả đã hàng phục được chúng, cho chúng quy y Phật rồi, ở đó tôn giả dựng lên một ngôi đạo tràng thanh tịnh để hoằng dương Phật pháp.(Chú 3).
Hậu phó pháp dữ Ưu Ba Cúc Đa, tức ẩn Kết tân quốc Tượng Bạch sơn, hiện thập bát biến hỏa quang tam muội, dụng phần ký thân : Về sau Tổ Thương Na Hòa Tu truyền lại pháp cho tôn giả Ưu Ba Cúc Đa và ẩn thân tại núi Bạch Tượng, miền nam nước Kế Tân, về phía bắc của xứ Ấn độ. Khi viên tịch, Tổ thị hiện mười tám phép biến trên không trung, hiện ra hỏa quang tam muội và dùng lửa đó thiêu thân.
Bài Tán
Ứng thụy nhi sinh
Chuyển diệu pháp luân
Ngũ bách tiên chúng
Duy tổ đặc tôn
Vô đoan nhất ngữ
Ấn phá diện môn
Hàng long phục tượng
Đạo bố càn khôn
Ứng thụy nhi sinh, chuyển diệu pháp luân : Hồi đó có điềm lành được phát hiện. Điều này ứng vào sự ra đời của tôn giả Thương Na Hòa Tu, báo trước sự xuất hiện của bậc thánh nhân, ra đời để chuyển pháp luân mầu nhiệm.
Ngũ bách tiên chúng, duy tổ đặc tôn : Năm trăm vị tiên cùng học pháp với tôn giả và tất cả đều nguyện xin quy y với Tổ A-Nan, chớ không muốn quy y với ai khác.
Vô đoan nhất ngữ, ấn phá diện môn : Không một lời mào đầu, chỉ một câu nói là ấn chứng ngay.
Hàng long phục tượng, đạo bố càn khôn : Tôn giả hàng phục rồng lửa, về sau ẩn thân trong núi bạch Tượng. Đạo pháp của tôn giả lan truyền khắp càn khôn vũ trụ.
Bài kệ
Tu tiên học đạo nhập thâm sơn
Khấu thỉnh Khánh Hỷ vọng thùy lân
Ngũ bách đan khách quy tam bảo
Lưỡng điều hỏa long thượng cửu thiên
Chánh pháp nhãn tạng phó tâm ấn
Kim sắc đầu đà định Vân nam
Tổ tổ tương thừa vô ngôn thuyết
Đăng đăng hỗ ánh cánh quang tiền.
Tu tiên học đạo nhập thâm sơn : Tôn giả Thương Na Hòa Tu cầu phép trường sinh nên vào núi tu học làm đạo sĩ.
Khấu thỉnh Khánh Hỷ vọng thùy lân : Về sau, khi Tổ A-Nan sắp vào niết bàn, đất đai nổi lên sáu cách chấn động, tôn giả biết rằng nơi đó có thánh nhân, bèn đi đến khấu đầu xin Tổ độ cho, hầu thóat khỏI vòng sinh tử. ‘Khánh Hỷ’ chính là Tổ A-Nan.
Ngũ bách đan khách quy tam bảo : Những người tu đạo tiên có phép luyện đan, nên người ta thường gọi họ là ‘đan khách’ – khách luyện đan. Tôn giả mang năm trăm quyến thuộc, nghĩa là năm trăm đồ đệ, cùng một lúc đến với Tổ A-Nan, quy y Phật, pháp, tăng.
Lưỡng điều hỏa long thượng cửu thiên : Tôn giả hàng phục hai con rồng lửa, cho chúng về cõi trời, không cho ở lại nhân gian tác quái.
Chánh pháp nhãn tạng phó tâm ấn : Tổ truyền lại pháp nhãn cho tôn giả Thương Na Hòa Tu, đó là pháp nhiệm mầu truyền tâm ấn.
Kim sắc đầu đà định Vân nam : ‘Kim Sắc Đầu Đà’ tức là
Dịch:
Tổ Thứ Ba Thương Na Hòa Tu
(Shanakavasa)
Tôn giả nguyên là dân nước Ma-Đột-La (Mathura), dòng Tỳ Xá Đa (Vishodaka), ở trong thai mẹ sáu năm, ứng vào điềm lành mà sanh ra đời. Về sau, Tôn giả xuất gia học đạo tiên ở núi Tuyết. Nhân khi tổ A-Nan nhập diệt, núi sông đất bằng nổi lên sáu cách chấn động, Tôn giả dẫn năm trăm tiên nhân đến đảnh lễ dưới chân Tổ, quỳ xuống thỉnh rằng: “Chúng con phải chứng pháp Phật tại nơi trưởng lão, nguyện xin trưởng lão độ thoát cho chúng con.” Tổ A-Nan liền biến sông Hằng thành bình địa, bằng vàng, rồi thuyết pháp lớn rằng: “Xưa, đức Như Lai đem Đại Pháp Nhãn trao cho tổ Đại Ca-Diếp, rồi Đại Pháp Nhãn lại chuyển đến ta, nay ta trao cho ngươi.” Chứng được pháp rồi, Tôn giả hàng phục hai con rồng lửa để xây đạo tràng và chuyển bánh xe pháp. Về sau Tôn giả truyền pháp lại cho Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta), đi tới núi Bạch Tượng nước Kế Tân (Kashmir), hiện mười tám kiểu thần biến, rồi nhập vào Hỏa Quang tam-muội, tự đốt thân.
Tán
Ứng thụy nhi sinh
Chuyển diệu pháp luân
Ngũ bách tiên chúng
Duy tổ đặc tôn
Vô đoan nhất ngữ
Ấn phá diện môn
Hàng long phục tượng
Đạo bố càn khôn.[1]
Dịch:
Khi sanh ứng điềm lành
Nhiệm mầu chuyển pháp luân
Tiên nhân năm trăm vị
Riêng tôn một mình Tổ
Nói thẳng chẳng mào đầu
Một lời là ấn chứng
Hàng phục rồng cùng voi
Đạo lan tràn vũ trụ.
Hoặc thuyết kệ viết:
Tu tiên học đạo nhập thâm sơn
Khấu thỉnh Khánh Hỷ vọng thùy lân
Ngũ bách đan khách quy Tam bảo
Lưỡng điều hỏa long thượng cửu thiên
Chánh Pháp Nhãn Tạng phó tâm ấn
Kim sắc đầu đà định Vân Nam
Tổ tổ tương thừa vô ngôn thuyết
Đăng đăng hỗ ánh cánh quang tiền.[2]
(Tuyên Hóa Thượng nhân tác)
Dịch:
Tu tiên học đạo chốn thâm sơn
Lạy Tổ A- Nan cầu độ thoát
Tiên khách năm trăm quay về Phật
Cặp rồng bay thẳng tận mây xanh
Chánh pháp truyền trao qua tâm ấn
Đầu đà thân vàng định Vân Nam
Tổ tổ tiếp nối không lời nói
Ánh đuốc giao thoa mãi rạng thêm.
(Thượng Nhân Tuyên Hóa)
Giảng:
Tôn giả Ma-Đột-La quốc nhân dã, tính Tỳ Xá Đa: Vị tổ thứ ba, Thương Na Hòa Tu (Chú 1) là dân nước Ma-Đột-La, dòng Tỳ Xá Đa.
Tại thai lục niên: Trường hợp của Tổ và của Tôn giả La Hầu La cũng tương tự nhau khi sanh ra đời, nghĩa là thai nằm trong bụng mẹ suốt sáu năm; Ứng thụy nhi sinh: Khi sanh ra đời có rất nhiều điềm lành phát sanh. (Chú 2)
Hậu xuất gia học tiên đạo, cư Tuyết sơn: Về sau xuất gia học đạo Lão, tu khổ hạnh trong núi Tuyết. Đạo tiên còn gọi là đạo Lão.
Nhân A-Nan tương nhập diệt, thời sơn hà đại địa lục chủng chấn động: Khi tổ A-Nan sắp vào Niết-bàn thì sông núi đất đai nổi lên sáu cách chấn động như đất rung (chấn), nổi tiếng rống (hống), tiếng đập (kích), các hiện tượng chuyển động (động), vụt lên (dũng), nhô lên (khởi).
Tôn giả đồng ngũ bách tiên nhân lễ A-Nan túc, nhi quỵ thỉnh viết: Hồi đó có năm trăm vị tiên theo Tôn giả học đạo, cùng đi đến trước Tổ A-Nan khấu đầu đảnh lễ, quỳ xuống, hai tay để xuống chân Ngài, rồi bạch rằng:”Ngã ư trưởng lão, đương chứng Phật pháp, nguyện thùy độ thoát.”: “Nay trưởng lão sắp vào Niết-bàn, chúng con xin theo Ngài để tu học Phật pháp. Chúng con phải làm đệ tử của Ngài, học Phật pháp nơi Ngài, vậy xin trưởng lão xót thương mà độ cho chúng con, đặng chúng con thoát vòng sanh tử.”
A-Nan tức biến Hằng hà vi kim địa: Lúc đó Tôn giả dùng phép biến sông Hằng thành bình địa, mặt đất là vàng, nước thì biến mất, không còn nữa. Đây là phép biến hóa, không phải là sự thực, nên chỉ có tính cách tạm thời, không phải vĩnh viễn. Lúc sông Hằng biến ra đất vàng thì từ trên trời mưa xuống, nào hoa mạn-đà-la, ma-ha mạn-đà-la, hoa mạn-thù-sa, ma-ha mạn-thù-sa, bởi mỗi lần có chấn động sáu cách, các hiện tượng này đều xuất hiện như trên. Bởi lý do nào Tôn giả A-Nan lại hóa phép như vậy? Điều này chứng tỏ rằng Phật pháp là không thể nghĩ bàn, trong thế gian này mọi thứ đều vô thường.
Vị thuyết đại pháp viết: “Tích Như Lai dĩ Chánh Pháp Nhãn phó Đại Ca-Diếp, chuyển phó ư ngã, ngã kim phó nhữ.”: Tổ A-Nan nói pháp lớn cho Tôn giả Thương Na Hòa Tu nghe như sau: “Xưa, đức Như Lai trao Đại Pháp Nhãn cho Ngài Đại Ca-Diếp, Tôn giả Đại Ca-Diếp truyền lại Đại Pháp Nhãn cho ta, nay ta giao Đại Pháp Nhãn cho ngươi”.
Tôn giả ký đắc pháp hàng nhị hỏa long, dĩ kiến phạm cung, chuyển đại pháp luân: Sau khi được trao Đại Pháp Nhãn, Tôn giả Thương Na Hòa Tu đi du hóa các nơi độ chúng sanh. Hồi đó tại khu rừng Ưu Lưu Trà thuộc nước Ma Đột La có hai con rồng lửa chiếm cứ, không cho bất cứ ai đến ở, và nếu có xây dựng chùa miếu thì chùa miếu cũng bị nạn hỏa tai. Khi qua địa phương này, Tôn giả đã hàng phục được chúng, cho chúng quy y Phật rồi, ở đó Tôn giả dựng lên một ngôi đạo tràng thanh tịnh để hoằng dương Phật pháp. (Chú 3)
Hậu phó pháp dữ Ưu Ba Cúc Đa, tức ẩn Kết tân quốc Tượng Bạch sơn, hiện thập bát biến hỏa quang tam muội, dụng phần ký thân: Về sau Tổ Thương Na Hòa Tu truyền lại pháp cho Tôn giả Ưu Ba Cúc Đa và ẩn thân tại núi Bạch Tượng, miền nam nước Kế Tân (Kashmir), về phía bắc của xứ Ấn độ. Khi viên tịch, Tổ thị hiện mười tám phép biến (4) trên không trung, hiện ra Hỏa Quang tam muội (5) và dùng lửa đó thiêu thân.
Bài Tán
Ứng thụy nhi sinh
Chuyển diệu pháp luân
Ngũ bách tiên chúng
Duy tổ đặc tôn
Vô đoan nhất ngữ
Ấn phá diện môn
Hàng long phục tượng
Đạo bố càn khôn.
Ứng thụy nhi sinh, chuyển diệu pháp luân: Hồi đó có điềm lành được phát hiện. Điều này ứng vào sự ra đời của Tôn giả Thương Na Hòa Tu, báo trước sự xuất hiện của bậc thánh nhân, ra đời để chuyển pháp luân mầu nhiệm.
Ngũ bách tiên chúng, duy tổ đặc tôn: Năm trăm vị tiên cùng học pháp với Tôn giả và tất cả đều nguyện xin quy y với Tổ A-Nan, chớ không muốn quy y với ai khác.
Vô đoan nhất ngữ, ấn phá diện môn: Không một lời mào đầu, chỉ một câu nói là ấn chứng ngay.
Hàng long phục tượng, đạo bố càn khôn: Tôn giả hàng phục rồng lửa, về sau ẩn thân trong núi bạch Tượng. Đạo pháp của Tôn giả lan truyền khắp càn khôn vũ trụ.
Bài kệ
Tu tiên học đạo nhập thâm sơn
Khấu thỉnh Khánh Hỷ vọng thùy lân
Ngũ bách đan khách quy Tam Bảo
Lưỡng điều hỏa long thượng cửu thiên
Chánh Pháp Nhãn Tạng phó tâm ấn
Kim sắc đầu đà định Vân Nam
Tổ tổ tương thừa vô ngôn thuyết
Đăng đăng hỗ ánh cánh quang tiền.
Tu tiên học đạo nhập thâm sơn: Tôn giả Thương Na Hòa Tu cầu phép trường sinh nên vào núi tu học làm đạo sĩ.
Khấu thỉnh Khánh Hỷ vọng thùy lân: Về sau, khi Tổ A-Nan sắp vào Niết-bàn, đất đai nổi lên sáu cách chấn động, Tôn giả biết rằng nơi đó có thánh nhân, bèn đi đến khấu đầu xin Tổ độ cho, hầu thoát khỏi vòng sinh tử. ”Khánh Hỷ” chính là Tổ A-Nan.
Ngũ bách đan khách quy Tam Bảo: Những người tu đạo tiên có phép luyện đan, nên người ta thường gọi họ là “đan khách” – khách luyện đan. Tôn giả mang năm trăm quyến thuộc, nghĩa là năm trăm đồ đệ, cùng một lúc đến với Tổ A-Nan, quy y Phật, Pháp, Tăng.
Lưỡng điều hỏa long thượng cửu thiên: Tôn giả hàng phục hai con rồng lửa, cho chúng về cõi trời, không cho ở lại nhân gian tác quái.
Chánh Pháp Nhãn Tạng phó tâm ấn: Tổ truyền lại Pháp Nhãn cho Tôn giả Thương Na Hòa Tu, đó là pháp nhiệm mầu truyền tâm ấn.
Kim sắc đầu đà định Vân nam: “Kim Sắc Đầu Đà” tức là Tổ Ca-Diếp; Ngài hiện nay tại Vân Nam và vẫn còn ở trong định.
Tổ tổ tương thừa vô ngôn thuyết: Đây là pháp môn truyền thừa giữa các Tổ; tuy gọi là pháp nhưng thực ra pháp đó ra sao, niệm theo cách thức nào, tụng chú gì, tóm lại chẳng có gì hết ! Chỉ là lấy tâm ấn tâm, nên gọi là pháp môn truyền tâm ấn, ngoài ra chẳng có lý thuyết gì khác.
Đăng đăng hỗ ánh cánh quang tiền: Ánh sáng các ngọn đuốc qua lại với nhau thì sức sáng càng gia tăng; “cánh quang tiền” là ý muốn nói rằng phía trước cái sáng còn có cái sáng hơn.
Thượng Nhân Tuyên Hóa giảng ngày mồng 2 tháng 11 năm 1983
Ghi Chú:
(1) Về nguyên ủy danh xưng Thương Na Hòa Tu, xin xem Phật Tổ Thống Ký
Tổ thứ ba, Tôn giả Thương Na Hòa Tu là trưởng giả thành Vương Xá. Trong một kiếp quá khứ, Tôn giả là một thương gia có lần gặp trên đường một vị Bích-chi Phật bị bịnh nặng. Tôn giả kiếm thuốc thang để chữa trị, thấy áo của vị này rách nát, nên kiếm áo dạ cúng dàng. Bích-chi Phật nói rằng: “Đó là áo Thương Na, mặc áo đó thành đạo, nên nay lại mang áo đó để vào Niết-bàn”. Nói xong Bích-chi Phật bay thân lên không trung, hiện mười tám phép biến rồi nhập Niết-bàn. Vị thương gia rất đỗi bi ai, chất củi thơm lên hỏa táng xá lợi rồi dựng tháp để cúng dàng, đồng thời phát lời nguyện đến đời sau sẽ có công đức, oai nghi và y phục giống hệt như vậy. Do nguyện lực này mà trong năm trăm kiếp thân trung ấm, áo Thương Na vẫn thường mang trên mình, và đến kiếp sau cùng thì tấm áo nói trên cũng từ trong thai mẹ ra đời, lớn lên thì áo theo với thân thể mà tăng trưởng, khi xuất gia thành áo của người tu, khị thọ đại giới thì biến thành áo “chín mảnh” (cửu điều y). Đó là nguyên ủy của danh xưng Thương Na Hòa Tu.
Tập Tây Vực Ký có ghi rằng: “Từ nước Phạm Diễn Na (Bamiyan, nay thuộc A Phú Hãn) đi về phía đông của núi Tuyết, có một già-lam (tu viện) tàng trữ áo Thương Na chín mảnh, may bằng chỉ đỏ. Tôn giả Thương Na Hòa Tu để lại chiếc áo cà sa này khi nhập diệt, dặn đệ tử rằng khi nào pháp tận thì áo đó mới biến hoại. Nay áo không còn nữa.”
(2) Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ghi như sau:
Tổ thứ ba, Tôn giả Thương Na Hòa Tu. . . cha Tôn giả là Lâm Thắng, mẹ là Kiều Xa Da, ở trong bụng mẹ 6 năm mới sanh ra. Tiếng Phạn “thương nặc ca” có nghĩa là “áo tự nhiên”, là tên của một lọai cây quý, sáu nhánh, thuộc vùng Tây Vực, hễ khi nào có La Hán, hay thánh nhân giáng trần thì mọc lên ở một nơi tinh khiết. Tôn giả Hòa Tu sanh ra chính là ứng vào điềm lành này.
(3) Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ghi như sau:
Lúc xưa, khi đức Như Lai du hóa tại nước Ma Đột La, qua một khu rừng xanh, thấy cây cối tươi tốt, bèn nói với Tôn giả A-Nan: “Tại khu rừng Ưu Lưu Trà này, một trăm năm sau khi ta vào Niết-bàn, sẽ có Tỳ kheo Thương Na Hòa Tu, chuyển pháp luân nhiệm mầu ở đây.” Quả nhiên một trăm năm sau, Tôn giả Hòa Tu ra đời, xuất gia chứng đạo, thọ Pháp Nhãn của Tổ Khánh Hỷ và hóa độ chúng sanh. Khi tới khu rừng này, Tôn giả hàng phục hai con rồng lửa, cho chúng quy y Phật giáo, do đó chúng nhường lại chỗ này để Tôn giả lập nên một đạo tràng.
(4) Mười tám kiểu thần biến: thân trên ra nước thân dưới ra lửa …
(5) Hỏa Quang tam-muội (định Hỏa Quang): loại thiền định phát ra lửa, thường gọi là lửa tam-muội
[1]應瑞而生 轉妙法輪 五百仙眾 惟祖特尊
無端一語 印破面門 降龍伏象 道播乾坤
[2]修仙學道入深山 叩請慶喜望垂憐
五百丹客歸三寶 兩條火龍上九天
正法眼藏付心印 金色頭陀定雲南
祖祖相承無言說 燈燈互映更光前