Bậc thang giác ngộ

10 Tháng Mười Một 201515:54(Xem: 5772)

Đại sư Tsong Kha Pa tạo luận
Pháp sư Đại Dũng, Pháp Tôn dịch Tạng Hán
Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt
BẬC THANG GIÁC NGỘ
Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Lược Luận
Lam Rim Chung Ba
Tường Quang Tùng Thư 15 Phật lịch 2556, TL 2013

 

Lời người dịch

 

Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khoắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạc giải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.

Trong quá trình hoằng truyền Phật pháp Đại thừa, các quốc gia Đông Á, như Đại Hàn, Nhật Bổn và Trung Hoa, tuy cũng đóng góp một phần không nhỏ, thế nhưng, nếu nói đến sự thông đạt giáo nghĩa sâu xa, sự xiển dương giáo pháp với một hệ thống tinh tế mạch lạc, và sự sinh hoạt tâm linh gần gũi nhất với tinh thần Đại thừa, chúng ta phải suy tôn Tây Tạng.

JeTsongkhapaThượng sư Tsong Kha Pa (hay Tsong Khapa) là một nhân vật Phật giáo Đại thừa vĩ đại, một bộ óc sáng tạo tuyệt vời của Phật giáo Tây Tạng. Trong cuộc đời hoằng pháp, ngài đã sáng tác rất nhiều tác phẩm vĩ đại, mà trong đó Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận (Lamrim Chenmo)1 có thể được coi là một đại

tập thành của tất cả giáo pháp tinh tủy Đại thừa. Điều tuyệt vời nhất là ngài đã phát huy nghiêm túc và chính xác tinh thần của Đức Phật là “một hành giả tu học Phật pháp phải tu tập tuần tự từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu, không có sự nhảy vượt, không có sự đảo lộn, không có sự khiếm khuyết.” Điều này trái ngược với truyền thống Phật giáo Trung Hoa đã quá đặt nặng vào một pháp tu “chuyên môn”, hoặc quá đề cao đến sự nhảy vọt, không chịu tuân theo giai bậc tu hành.

Các hành giả tu học Đại thừa thường mắc phải căn bịnh nghiêm trọng là xem thường hai pháp tu Nhân thiên thừa và Tiểu thừa. Vì tự hào là căn cơ thượng thừa, cho nên vừa bắt đầu con đường học Phật, họ đã vội vàng nhảy vào “biển lớn” của Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, v.v…, và quên rằng nếu

chưa xây dựng vững chắc nền tảng cơ bản Phật pháp, thì những sự tu tập vội vã, thiếu trình tự đó sẽ cũng giống như xây dựng lâu đài trên bãi cát.

Ngài Tsong Kha Pa hiểu rõ vấn đề này, cho nên đã đinh ninh dặn dò chúng ta phải bắt đầu tiến trình tu học bằng sự kính Phật, kính Pháp, kính Thiện tri thức. Đây là điều căn bản nhất mà phần lớn những người học Phật chúng ta đời nay thường không chú trọng. Vì thế, những hành giả sơ cơ muốn thật sự bước vào biển Phật pháp với niềm tin vững chắc, điều cần yếu trước tiên là phải bỏ ít nhiều thì giờ để nghiền ngẫm bộ sách này.

Bậc Thang Giác Ngộ (Lamrim Chungba, Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Lược Luận) là bản tóm lược của Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận (Lamrim Chenmo, Đại Luận về Giai Trình của Đạo Giác Ngộ), cho nên có đôi nơi nội dung tương đối cô đọng, khó hiểu. Nếu muốn hiểu rõ tường tận, chúng ta có thể tìm đọc bộ đại luận, trong đó sẽ giải thích đầy đủ chi tiết hơn...

Xin chân thành cảm tạ TT. Thích Pháp Quang đã dầy công hiệu đính và viết lời giới thiệu, và cũng xin chân thành cảm tạ quý Phật tử đã nhiệt tâm đóng góp công sức và tịnh tài vào việc hoằng truyền Pháp bảo Đại thừa trân quý này. Nếu như bản dịch có chỗ nhầm lẫn, thiếu sót, thì đây hoàn toàn là lỗi của người dịch. Kính mong các bậc cao đức cùng quý thiện tri thức Phật giáo từ bi chỉ chánh. Ngưỡng mong dịch phẩm này sẽ đem đến cho người đọc một lòng tin sâu xa đối với Tam bảo và Phật pháp Đại thừa. Nguyện tất cả đều sẽ cùng phát tâm Vô thượng Bồ đề, cùng tu tập Bồ tát hạnh, cùng thành Phật đạo.



pdf_download_2
Bac Thang Giac Ngo - 2013





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Ba 2015(Xem: 14409)
Dharmakāya (Pháp thân), thân tối thượng, tạo thành nền tảng của mọi phẩm hạnh của vị Phật, và nền tảng năng lực của các ngài để hoạt động. Bản tánh của Pháp thân thì thanh tịnh tự trạng thái nguyên thủy của nó và thuần tịnh không bị mọi ô nhiễm ngẫu nhiên. Siêu vượt tư tưởng và sự biểu lộ bằng ngôn từ,
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 6278)
Trong “Một Quyển Sách Hướng dẫn đến Các Thung lũng Ẩn dấu Dremoshong và Khenpalung,” Pema Lingpa (1450-1521) đã viết rằng có bốn thung lũng vô cùng thiêng liêng và ẩn dấu trong rặng Hy Mã Lạp Sơn:
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5534)
Pháp tu Tonglen, hay cho (tong) và nhận (len), là một pháp tu của chư Bồ tát, những đứa con thiện nam tín nữ dũng cảm nhất của các đấng chiến thắng, là hành trì tất yếu để thành tựu Phật quả. Về mặt hành trì, thậm chí chỉ cần nghe tên của pháp tu này thôi cũng là điều may mắn rồi, vì thế nên Đạo Sư Tịch Thiên
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7866)
Đại chúng đọc “Sông Hằng: Lời dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn” – Bên bờ sông Hằng, những lời giảng này được Ngài Tilopa dạy cho Naropa. Đây là điều vô cùng quan trọng và cát tường để chúng ta cùng nhau đọc tụng văn bản này. Văn bản này được tụng đọc bởi rất nhiều đạo sư tâm linh khác nhau và các ngài đã gìn giữ những lời giáo huấn này trong tâm khảm của các ngài xuyên qua nhiều thế hệ khác nhau.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9634)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6628)
Đề tài hôm nay là chỉ giáo về hành trì chiết xuất tinh chất. Tinh chất có thể được chiết xuất từ hoa, đá, nước và những chất khác, nhưng các giáo huấn sẽ nói về cách chiết xuất tinh chất của hoa. Thuật ngữ chiết xuất tinh chất nói về việc thọ dụng các viên thuốc bào chế từ hoa, thay vì dùng các chất thô của thức ăn.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12151)
Chúng ta đã có được kiếp sống lý tưởng, hỗ trợ cho các tự do và thuận lợi rất khó tìm. Ta đã gặp được giáo huấn quý báu vốn khó gặp của Đức Phật, đã tìm ra các vị thầy tâm linh khó tìm của Đại thừa. Ở một thời điểm như vậy, ta nên hành động khá hơn loài thú, bằng cách hành trì giáo pháp thanh tịnh.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10291)
Ngài Tịch Thiên được sinh tại thành phố Saurastra, phương bắc của Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). Ngài là con trai Vua Kushalavarma và Hoàng Hậu Vajrayogini. Từ tuổi thơ hoàng tử trẻ Shantivarman (tên của ngài lúc sinh) biểu lộ tài năng đặc biệt trong tất cả các lãnh vực kiến thức. Khi mới 6 tuổi ngài gặp một du già sư và thọ nhận lễ điểm đạo và các giáo pháp tu tập theo ngài Văn Thù (Manjushri). Khi tu tập pháp này, ngài đã tri nhận Ngài Văn Thù (Phật Bảo Hộ Trí Tuệ; Wisdom Deity) và đã nhận được trực tiếp nhiều giáo pháp từ ngài Văn Thù.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 6550)
Nhiều người tu tập Phật Giáo cảm thấy hoang mang khi nghe nói có các vị thầy Phật Giáo không tuân thủ một số giới luật, chẳng hạn như uống rượu, sống chung với các thành viên khác trong tập thể tu hành, v.v. Có những trường hợp ngoại lệ nào cho phép không tuân thủ giới luật hay không?