Bậc thang giác ngộ

10 Tháng Mười Một 201515:54(Xem: 5750)

Đại sư Tsong Kha Pa tạo luận
Pháp sư Đại Dũng, Pháp Tôn dịch Tạng Hán
Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt
BẬC THANG GIÁC NGỘ
Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Lược Luận
Lam Rim Chung Ba
Tường Quang Tùng Thư 15 Phật lịch 2556, TL 2013

 

Lời người dịch

 

Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khoắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạc giải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.

Trong quá trình hoằng truyền Phật pháp Đại thừa, các quốc gia Đông Á, như Đại Hàn, Nhật Bổn và Trung Hoa, tuy cũng đóng góp một phần không nhỏ, thế nhưng, nếu nói đến sự thông đạt giáo nghĩa sâu xa, sự xiển dương giáo pháp với một hệ thống tinh tế mạch lạc, và sự sinh hoạt tâm linh gần gũi nhất với tinh thần Đại thừa, chúng ta phải suy tôn Tây Tạng.

JeTsongkhapaThượng sư Tsong Kha Pa (hay Tsong Khapa) là một nhân vật Phật giáo Đại thừa vĩ đại, một bộ óc sáng tạo tuyệt vời của Phật giáo Tây Tạng. Trong cuộc đời hoằng pháp, ngài đã sáng tác rất nhiều tác phẩm vĩ đại, mà trong đó Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận (Lamrim Chenmo)1 có thể được coi là một đại

tập thành của tất cả giáo pháp tinh tủy Đại thừa. Điều tuyệt vời nhất là ngài đã phát huy nghiêm túc và chính xác tinh thần của Đức Phật là “một hành giả tu học Phật pháp phải tu tập tuần tự từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu, không có sự nhảy vượt, không có sự đảo lộn, không có sự khiếm khuyết.” Điều này trái ngược với truyền thống Phật giáo Trung Hoa đã quá đặt nặng vào một pháp tu “chuyên môn”, hoặc quá đề cao đến sự nhảy vọt, không chịu tuân theo giai bậc tu hành.

Các hành giả tu học Đại thừa thường mắc phải căn bịnh nghiêm trọng là xem thường hai pháp tu Nhân thiên thừa và Tiểu thừa. Vì tự hào là căn cơ thượng thừa, cho nên vừa bắt đầu con đường học Phật, họ đã vội vàng nhảy vào “biển lớn” của Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, v.v…, và quên rằng nếu

chưa xây dựng vững chắc nền tảng cơ bản Phật pháp, thì những sự tu tập vội vã, thiếu trình tự đó sẽ cũng giống như xây dựng lâu đài trên bãi cát.

Ngài Tsong Kha Pa hiểu rõ vấn đề này, cho nên đã đinh ninh dặn dò chúng ta phải bắt đầu tiến trình tu học bằng sự kính Phật, kính Pháp, kính Thiện tri thức. Đây là điều căn bản nhất mà phần lớn những người học Phật chúng ta đời nay thường không chú trọng. Vì thế, những hành giả sơ cơ muốn thật sự bước vào biển Phật pháp với niềm tin vững chắc, điều cần yếu trước tiên là phải bỏ ít nhiều thì giờ để nghiền ngẫm bộ sách này.

Bậc Thang Giác Ngộ (Lamrim Chungba, Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Lược Luận) là bản tóm lược của Bồ Đề Đạo Thứ Đệ Quảng Luận (Lamrim Chenmo, Đại Luận về Giai Trình của Đạo Giác Ngộ), cho nên có đôi nơi nội dung tương đối cô đọng, khó hiểu. Nếu muốn hiểu rõ tường tận, chúng ta có thể tìm đọc bộ đại luận, trong đó sẽ giải thích đầy đủ chi tiết hơn...

Xin chân thành cảm tạ TT. Thích Pháp Quang đã dầy công hiệu đính và viết lời giới thiệu, và cũng xin chân thành cảm tạ quý Phật tử đã nhiệt tâm đóng góp công sức và tịnh tài vào việc hoằng truyền Pháp bảo Đại thừa trân quý này. Nếu như bản dịch có chỗ nhầm lẫn, thiếu sót, thì đây hoàn toàn là lỗi của người dịch. Kính mong các bậc cao đức cùng quý thiện tri thức Phật giáo từ bi chỉ chánh. Ngưỡng mong dịch phẩm này sẽ đem đến cho người đọc một lòng tin sâu xa đối với Tam bảo và Phật pháp Đại thừa. Nguyện tất cả đều sẽ cùng phát tâm Vô thượng Bồ đề, cùng tu tập Bồ tát hạnh, cùng thành Phật đạo.



pdf_download_2
Bac Thang Giac Ngo - 2013





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2015(Xem: 5125)
12 Tháng Năm 2015(Xem: 8776)
Để làm cuộc đời ta đầy ý nghĩa, ta cần một thực hành tâm linh. Trước hết, tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những ai không theo bất kỳ con đường tâm linh nào, sau đó cho những người đang ở trên con đường tu tập.
05 Tháng Năm 2015(Xem: 8644)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma).
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11325)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.
22 Tháng Tư 2015(Xem: 5524)
Pháp Luyện Tâm, hay lojong (blo sbyong), theo nguyên văn có nghĩa là “luyện tập hay tịnh hóa tâm”. Nó đề cập đến các pháp thiền quán mà ta áp dụng để tịnh hóa tâm, cũng như loại sách diễn tả những pháp tu này.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6088)
Mật thừa, theo ngài Tsong Khapa, là đạo lộ dành cho những hành giả có căn tánh Đại thừa thù thắng, do lòng đại bi muốn mau lẹ thành Phật độ thoát chúng sanh nên phát tâm dấn thân vào đạo lộ tu tập phương tiện viên mãn thâm sâu này. Dòng truyền thừa Mật pháp được truyền từ Ấn độ đến Nepal, Tây tạng, Trung quốc, rồi từ những quốc gia này kiện toàn thành những tông phái và truyền sang các quốc gia khác như Đại hàn, Mông cổ, Nhật bản, Việt nam, v.v…
04 Tháng Tư 2015(Xem: 7690)
Thượng sư Tsong Khapa, trong cuộc đời hoằng pháp, đã sáng tác nhiều tác phẩm rất giá trị, thế nhưng trong tất cả những sáng tác đó, chỉ có hai tác phẩm tiêu biểu được xem là vĩ đại nhất:
01 Tháng Tư 2015(Xem: 5677)
Ngài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa, tác giả của bộ luận quan trọng là Nhập Bồ-tát hạnh.