Ngày thứ 25 PHÁP THOẠI 22

13 Tháng Mười Hai 201503:53(Xem: 8026)

Minh Đức Triều Tâm Ảnh 
(Sīlaguṇa-Mahāthera)
NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)

Nhà xuất bản Văn Học

Ngày Thứ Hai Mươi Lăm 
PHÁP THOẠI 22 (Chiều ngày 11/7/ÂL)

 

Hôm nay có một nhân duyên, là có người gởi email cho thầy hỏi về thiền định, và nói là thiền định có đưa đến giác ngộ, giải thoát không?

Chẳng có thiền định nào đưa đến giác ngộ, giải thoát cả các con ạ. Bát định ngàn xưa của bà-la-môn giáo do không đưa đến giác ngộ, giải thoát  nên Đại bồ-tát Sĩ-đạt-ta của chúng ta đã từ bỏ. Và lộ trình tu tập hiện nay của chư tăng theo Nam truyền là giới, định và tuệ. Trọn bộ Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo) của ngài Buddhaghosa cũng chỉ nói đến giới, định và tuệ.

Định thì thiên hô vạn hát, ở đâu cũng có định cả. Bất cứ ngành nghề nào, bất kỳ công ăn việc làm nào trên thế gian, nếu muốn thành công, thành đạt, muốn có hiệu quả thì phải có định. Và ngay chính trong chùa này, thầy thấy rất nhiều các sư, các chú, trong sinh hoạt hằng ngày đều có định cả. Có điều là có định sâu, định cạn, định chút chút hoặc thoáng định, sát-na định mà thôi.

Có lần, có một người cư sĩ kể chuyện:

“- Hồi con chưa biết Phật, chưa biết tu, có nhân duyên lái xe chở một vị thiền sư già, nổi danh nhiều nước (là thiền sư Kim Triệu). Ngài gầy ốm, rắn rỏi, nghiêm trang nhưng ăn nói lại rất nhỏ nhẹ, dịu dàng nên con đem tâm kính trọng.

Nghĩ đến quảng đời ăn chơi hư hỏng của mình, con tâm sự:

- Bạch ngài, cuộc đời con coi như bỏ! Hôm nay may mắn có chút phước lành được chở ngài như thế này là quý hoá lắm rồi. Con chẳng biết tu, biết tập, chẳng biết Phật giáo là gì cả!

- Không phải đâu! Ngài nhẹ nhàng nói rồi mỉm cười! Ông có tu đấy mà ông không biết đó thôi!

Nghe nói vậy, con cười phá lên:

- Thôi, ngài đừng nhạo con nữa! Con mà tu thì chắc là thiên hạ này đều thành Phật hết rồi!

Chợt ngài cất giọng nghiêm trang:

- Đạo Phật chỉ có định và tuệ là quan trọng nhất. Không có định, không có tuệ thì đừng nói đến giác ngộ, giải thoát, chấm dứt tham sân si, phiền não...

Rồi ngài nói tiếp:

- Xem kìa, ông lái xe, ông tỏ ra rất bình tĩnh, ổn định tâm sinh lý, thần kinh vững vàng; ông nói chuyện với tôi mà ông vẫn chú tâm, tĩnh niệm trong từng giây khắc; được như vậy là ông có sẵn Định đó. Ngoài ra, mặc dầu vẫn nói chuyện với tôi mà mắt ông, tâm ông vẫn quan sát rõ ràng xe qua, xe lại, người đi xe máy và cả khách bộ hành nữa. Thoáng chốc kế tục thoáng chốc mà ông vẫn quan sát rất kỹ để kịp xử lý trong mọi tình huống bất ngờ nhất. Như vậy là ông có Tuệ đó. Có chú tâm là có định, có quan sát rõ ràng là có tuệ. Vậy, định tuệ gì ông cũng đang sẵn có cả, sao gọi là không tu? Chỉ cần trở về với chánh niệm (định) và tỉnh giác (tuệ) thường trực là ông đã sử dụng những chi phần quan trọng nhất trong Bát Chánh Đạo rồi; nếu phân tích cho kỹ ra, thì ông cũng đang tu tập Tứ Niệm Xứ đó vậy!

Nghe ngài giảng, con lạnh toát cả người! Hoá ra, con chưa phải là kẻ hư hỏng, bỏ đi! Một niềm vui thầm lặng nhưng phới phới, tuôn chảy trong lòng. Từ đó con không tự ti, mặc cảm nữa. Và từ đó, con đến với đạo Phật rất dễ dàng. Hoá ra là chỉ phát triển những gì có sẵn trong lòng mình, trong tâm trí mình”.

Câu chuyện của người cư sĩ cũng chính là câu chuyện của các con, của đại chúng tăng ni hôm nay. Vậy ai cũng có sẵn Định và Tuệ cả.

Có Định, khí huyết điều hoà.

Có Định, tâm lý ổn định, không loạn.

Có Định, bình tĩnh trong mọi lúc, mọi khi.

Có Định, không hấp tấp, vội vã.

Có Định, loại bỏ tính khí thất thường.

Có Định, hiệu quả trong công việc.

Có Định, không lao xao, thất niệm.

Có Định, không hôn trầm, dã dượi.

Có Định, luôn làm chủ thân khẩu.

Có Định, xử lý được những tình huống bất ngờ.

Có Định, nói tóm lại, là chư tăng ni sẽ đạt hiệu quả cao khi quét sân, tưới vườn, lượm rác, giặt giũ, nấu ăn, bửa củi, xách nước, dựng đá, trồng cây, học hành, đọc kinh, nghe pháp... Ngoài ra, đời sống tu viện sẽ yên lặng, hoà bình... không có khẩu tranh, khẩu chiến, không có xích mích, chọc ghẹo nhau, không có những cử chỉ, ngôn lời vô ích, phù phiếm... Còn nữa, có Định, có tâm lắng yên thì tuệ minh sát mới phát huy tác dụng. Như tay cầm mặt kính vững vàng, không nghiêng chao (Định) thì mặt kính mới phản ánh sự vật một cách rõ ràng, chân xác (Tuệ) được.

Có người nói không cần Định. Họ nói có lý khi Định ấy là sở đắc, bản ngã, là bát định của bà-la-môn. Còn đi vào định của Phật là định ly dục, hoàn toàn khác nhau. Và khi mà định tuệ song tu hoặc định tuệ trong ngũ lực – thì phải nói là chúng xuất hiện đồng thời, không trước, không sau, trong mọi sinh hoạt của đời sống, trong khi ứng xử, giao tiếp, nói năng, ngồi nằm, kinh hành, đọc sách và cả khi đại tiểu tiện... nữa vậy.

Tuệ là tối thượng, nhưng phải cần có Định làm nền tảng. Tuy nhiên ở đây, thầy chỉ muốn chư tăng ni có cái định với nghĩa tâm không loạn, có chú tâm, chú niệm khi sổ tức, tuỳ tức và trong mọi sinh hoạt hằng ngày, vậy là quý hoá lắm rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7339)
Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia.
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13268)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9435)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9671)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8716)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11770)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10246)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6256)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9634)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 16262)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”