PHÁP THOẠI 17

13 Tháng Mười Hai 201503:42(Xem: 8015)

Minh Đức Triều Tâm Ảnh 
(Sīlaguṇa-Mahāthera)
NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)

Nhà xuất bản Văn Học

PHÁP THOẠI 17 (Tối ngày 28/6/ÂL)

 

Có một số người muốn nghe về 10 bức tranh chăn trâu của Thiền tông để có thêm kiến thức về thiền học Đông độ mà thầy đã hứa hôm trước; cũng được, thầy sẽ nói bây giờ.

Nếu tranh của Đại thừa là bắt đầu chưa chăn (chưa tu), mới chăn (mới tu), chịu phép (quy, giới)... thì tranh của Thiền tông thì bắt đầu tìm trâu, thấy dấu chân trâu, thấy con trâu... Bây giờ tuần tự như thế này, hãy nghe đây.

Như lần trước đã nói, tất cả chúng sanh thường có cái tâm hoang dã, tương tự con trâu hoang dã nên ai cũng phải bắt đầu đi tìm trâu. Có người thì con trâu lạc chỗ bán buôn dối trá lật lường, có người lạc giữa chốn quan trường cân đai hệ luỵ, có người lạc giữa cõi thị phi điên đảo, có người lạc giữa dặm bụi mịt mù tầm cầu lợi danh phù phiếm, có người lạc giữa nghĩa tình trần ai bạc bẽo... Đủ thứ, lạc khắp mọi nơi; và chưa bao giờ biết được cái tâm mình ở đâu.

Đi tìm trâu, bức tranh thứ nhất, có nghĩa là đi tìm cái tâm của mình xem nó rong ruổi phương nào?

Tìm trâu thì phải tìm cho ra cái dấu chân trâu, phải không? Đây là bức tranh thứ 2: Dấu con trâu để lại. Lần theo dấu chân trâu là tìm được trâu. Cũng vậy, từ khi tâm ta không biết lang thang về đâu, bây giờ khi tập thiền, kéo tâm trở về với hơi thở, cũng tương tợ thấy dấu chân trâu vậy. Tâm là cái biết, lấy cái biết thường trực để nắm bắt hơi thở là tìm ra dấu chân trâu, rồi thấy trâu - bức tranh thứ 3! Và thấy được con trâu rồi, có nghĩa là được trâu - bức tranh thứ 4! Khi tìm được trâu rồi thì làm thế nào nữa, gã chăn trâu làm sao? Là phải chăn trâu - bức tranh thứ 5! Chăn trâu thì phải xỏ mũi, buộc giàm cho chắc ăn, nếu không nó xổng mất. Từ đây, gã chăn trâu phải cận thận dẫn nó đi, vì nó có thể quay bên này, quay bên kia để ăn lúa mạ xanh non hai bên vệ đường. Cái xanh non mơn mởn của sắc thanh hương vị xúc đó! Đây là giai đoạn trì giới, ngăn giữ những hành vi xấu ác bản năng có từ thân khẩu. Cũng tương tự vậy, khi tập thiền, bắt được hơi thở rồi thì phải thường xuyên chăn giữ, nó sẽ nhảy bậy không biết lúc nào! Chỗ này Thiền tông nói là đôi khi con trâu phải bị đập đánh, canh chừng luôn khi với quyết tâm dõng mãnh để điều phục nó.

Giữ giới một thời gian thì nó yên, nó không quấy quá nữa. Con trâu đã một bề ngoan ngoãn rồi, đi theo gã chăn trâu như bóng không lìa hình. Nắm bắt hơi thở cũng yên rồi, chính là giai đoạn tứ đã thuần thục. Tứ đối trị với nghi, với phân vân, lưỡng lự, do dự, bất quyết... nên thân, tâm đều đã ổn định, con trâu đã chịu phép, đã thuận thảo đi theo người chăn rồi. Bây giờ gã chăn trâu bắt đầu cỡi trâu về nhà; và cỡi trâu về nhà là bức tranh thứ 6 của Thiền tông: Hình ảnh gã mục đồng ngồi vắt vẻo thổi sáo trên lưng trâu. Và Thiền tông bảo “cỡi trâu về nhà là đem tâm về chỗ ban sơ” nên gã mục đồng có vẻ vui vẻ lắm, khi thì thổi sáo, khi thì ca hát líu lo...

Cũng vậy, nhưng theo cách nói của Theravāda thì về nhà là theo lộ trình thiền định: Tứ thuần thục thì phỉ phát sanh. 5 cái phỉ hay hỷ mà có rồi thì nóng nảy, khó chịu, bực bội – nguyên nhân phát sanh sân - sẽ yên lặng. Hỷ có mặt thì sân không có mặt. Và hỷ chính là vui vẻ, vui sướng nhưng không thổi sáo, không ca hót líu lo như Thiền tông; mà hành giả dù dễ chịu, thích thú nhưng không dính mắc nó, hãy để cho nó tự ra đi.

Sau giai đoạn cỡi trâu về nhàquên trâu còn người, bức tranh thứ 7. Ý Thiền tông nói đây là giai đoạn thấy tâm không thật cho nên nói “quên trâu”; và tiếp theo đó, bức tranh thứ 8, thấy người không thật nên người cũng quên luôn: “Trâu, người cùng quên!”. Tuy nhiên, theo tôi, đây vẫn là lộ trình thiền định. Khi hỷ đã thuần thục rồi thì lạc phát sanh, thấm đẫm trong nội tâm sự an bình vững chắc, tâm không còn buông lung phóng dật, chạy nhảy leo chuyền, vọng tưởng chuyện quá khứ, vị lai nữa. Sau lạc cận hành định, rồi an chỉ định, yên lặng các dục. Đây mới là “trâu, người cùng quên!” Lúc ấy chỉ còn là dòng chảy bhavaṇga, như một giấc ngủ ngon 2, 3 tiếng hoặc cả đêm mà không mộng mị!

Bức tranh thứ 9 là “Trở về nguồn cội”, ý nói là tâm đã trở về cõi ban sơ, với trăng nước, cây cối, hoa lá, muôn chim, muôn bướm tự nhiên như nhiên giữa thế giới con người cùng vạn vật. Theo tôi, đây lại là giai đoạn bước sang tuệ giác. Và đây là tuệ minh sát, tuệ như chơn như thực trong thế giới duyên sanh đang là. Cũng trăng, cũng nước, cũng cây cối, hoa lá, muôn chim, muôn bướm, tự nhiên như nhiên giữa thế giới con người cùng vạn hữu. Nó bước qua tư duy lý tính, biện biệt, phân tích nhĩ ngã. Nó nhìn mọi sự mọi vật với tuệ trong sáng, khách quan, không đan xen quan niệm, quan điểm, sở tri cùng nhận thức chủ quan, cục bộ. Bản giác đã trở về với tánh giác, tánh giác đã trở về với bản giác cội nguồn. Nói sao cũng được.

Bức tranh thứ 10 là hình ảnh một nhà sư đi vào chợ trộn lẫn với thế tục với một đứa trẻ treo con cá sau vai – nên gọi là “Thõng tay vào chợ”, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đây là hình ảnh, theo cái nhìn của Phật giáo Theravāda thì nó rất “phản cảm”. Vì theo Nam tạng, các vị sư xuống đời hoằng pháp độ sinh, như đức Phật và chư thánh phàm tăng từ quá khứ, hiện tại hay vị lai, họ không dám vào chợ một cách trần trụi, trộn lẫn với đời như thế được. Họ thường có giới, có định, có tuệ trên mọi lộ trình du hoá...

Thầy kể chuyện 10 bức tranh ấy cho các con nghe để tăng kiến thức Thiền học Đông độ, nhưng tuyệt đối đừng có “hành trạng” theo nó, nguy hiểm lắm. Như họ nói: “Mang bầu vào chợ, chống gậy về  nhà, hàng rượu hàng cá, dạy cho thành Phật hết!” Biết bao nhiêu tu sĩ thời bộ Thiền Luận vừa ra đời, đã bắt chước “thõng tay vào chợ”, vào chợ buông tay như thế mà sinh ra nhiều loại thiền sư rất bụi bặm, rất không giống ai!

Hôm nay thầy nói chuyện hơi dài nhưng thời lượng thiền vẫn không thay đổi. Bây giờ ngồi thở đi, xem con trâu hồi nãy giờ nó chạy đi đâu rồi, giàm nó lại, bắt nó lại!

14- Ngày thứ 14

- Ngày 29/6/ÂL

(Ngày này, buổi sáng chư vị tỳ-khưu tập trung tụng giới bổn Pāṭimokkha tại chùa Thiền Lâm. Chiều tối sám hối tại chùa, cho giới đến sa-di, sa-di-ni và giới tử học tu).

15- Ngày thứ 15, 16 (công việc đột xuất), 17 (chủ nhật, trì bình), 18, 19, 20, 21 (công việc xây dựng).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7348)
Quyển sách rất nhỏ này gồm những trích chọn một số lời dạy riêng về sự thiền tập. Nó gồm những trích đoạn nói riêng về thiền tập được trích từ những cuộc nói chuyện (pháp thoại) dành cho các Phật tử xuất gia và tại gia.
14 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13282)
Trong ba tháng An Cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, tôi có hướng dẫn tập thiền cho đại chúng gồm Tăng Ni, chúng điệu cùng một số cư sĩ. Trước mỗi thời toạ thiền như thế, thường là 45 phút, tôi có một pháp thoại ngắn từ 15 đến 20 phút, đôi khi dài hơn một tí, chỉ để giúp cho “hành giả” đi từng bước sơ cơ vào thiền tập một cách vững chắc.
25 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9442)
Về Paritta: VTH dẫn một bài kệ (cả Pāḷi và Việt ngữ) có nguồn gốc Tích Lan rồi nhận xét: “Nội dung bài kệ cho thấy khắp thân thể và không gian xung quanh hành giả được bảo hộ bởi Phật, Pháp và Tăng. Do hình thức an vị giống như sự an vị các Tôn trong Mật tông Bắc truyền, một số học giả phương Tây xem đây như một thể loại “tantra” của Phật giáo Theravāda”. Sau đó hỏi tôi: “Người tu theo Pháp này có thực hành đúng theo tinh thần của Tứ Diệu Đế hay không?”
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9685)
Thưa thầy con thấy trong 37 trợ đạo phẩm có pháp tứ như ý túc, thầy có thể nói cho con về pháp Tứ Như Ý Túc được không ạ? Pháp này hành trì như thế nào ạ?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8728)
Thưa thầy, lúc trước thầy có hứa sẽ viết một bài về cách niệm Phật cho tới cận hành định rồi qua thiền minh sát, con và các bạn muốn học Phật chân truyền đang chờ mong (Mà làm sao biết mình niệm đã “tới bến” tức là đạt cận hành định, thưa thầy?)
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11778)
Chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến việc thực hành thiền. Để trả lời chung, chúng tôi giới thiệu đến quý đạo hữu bài pháp hành của Hoà thượng Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) giảng trong khóa An cư năm 2015 tại chùa Huyền Không Sơn Thượng Thừa Thiên Huế và bài hướng dẫn thiền tập của Thiền sư Thanissaro Bhikkhu (bản dịch của Cư sĩ Nguyên Giác):
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10258)
“- Cầu nguyện là một nhu cầu tâm linh rất phổ biến của loài người. Vì thế tất cả các tôn giáo như Ki tô giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và luôn cả Phật giáo Tịnh độ tông ... đều cầu nguyện và cầu xin. Họ cầu nguyện và cầu xin vì họ tin là có Thần quyền thiêng liêng có quyền năng phò trì, cứu khổ, cứu nạn. Xin thầy vui lòng chỉ dạy cho con Phật tử Theavāda không tin có tha lực lực siêu phàm và như vậy khi họ bị tại ương, tật ách thì họ cầu nguyện ai???
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6267)
Tôi xin được trình bày đến quý vị về kinh nghiệm của ba tháng thiền quán Vipassana, cũng như nêu lên một số vấn đề cho những bạn nào thích tìm hiểu, nghiên cứu về thiền quán.Thường thì mỗi khóa tu ba tháng như vậy có khoảng chừng một trăm người tham dự. Tất cả cùng phát nguyện giữ thinh lặng trong vòng ba tháng – chỉ được phép nói chuyện với vị thầy mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút trong giờ trình pháp.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9637)
Sau ba tháng an cư, tôi có 32 pháp thoại hướng dẫn cho Đại chúng HKST tập thiền với những kiến thức và những dụng công cần thiết về định cũng như về tuệ. Thư Viện Hoa Sen đã liên tiếp đăng được 25 pháp thoại cùng 4 bài trả lời những câu hỏi của độc giả.
29 Tháng Mười 2015(Xem: 16264)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân. Những câu hỏi của người mới bắt đầu hành thiền là: “Tôi phải ngồi như thế nào?” “Làm sao để không bị đau khi ngồi?”