Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (21)

12 Tháng Mười 201503:42(Xem: 8629)
blank

50- Ngày Thứ 50 (Bài thứ 21)

- Tối ngày 6/8/ÂL

Đã hai hôm rồi chúng ta đã quan sát “sắc, không” qua Bát-nhã và qua Abhidhamma, cái gốc của nó là ngũ uẩn, chúng đều là Không. Bây giờ, cũng là sắc, không ấy, cũng ngũ uẩn ấy, nhưng ta sẽ thấy cái Không ấy ra sao và tu tập qua tuệ minh sát như thế nào?

Chúng ta đã đi qua phần 3, bây giờ là phần 4.

4- “Sắc, không”, ngũ uẩn qua tu tập tuệ minh sát
Như các con đã biết đó, từ đầu, chúng ta phải để tâm rỗng rang, không dính mắc gì cả để sổ tức, tuỳ tức. Phái an trú hơi thở trước đã để thân nó an, tâm nó an. Thân tâm an trú được rồi mới nói đến định, mới nói đến tuệ.

Thầy nhắc lại, thiền định thì phải làm lắng dịu 5 triền cái. 5 triền cái lắng dịu rồi, không cần đi sâu vào định, mà chỉ cần cận hành để quay sang minh sát.

Minh sát thì nhẹ nhàng thôi. Như hít thở tự nhiên, như mặc áo ăn cơm tự nhiên vậy. Để ý chữ “tự nhiên!” Chẳng có gì phải chú tâm thái quá và căng thẳng thái quá. Những chướng ngại đó đa phần mọi người đã qua rồi, bây giờ ta đang yên ổn ngồi đây, hơi thở cũng đang ở đây và tâm cũng đang ở đây, có phải thế chăng? Cái đó quan trọng nhất. Tại sao? Quá khứ qua rồi, ta không sống với quá khứ được. Tương lai chưa đến, ta không sống với tương lai được. Chỉ có hiện tại là ta đang sống, mà sống thì đâu có sống với cái “hiện tại đứng yên”, vì hiện tại thì đang chảy trôi. Xung quanh chúng ta, 6 căn, 6 trần, 6 thức cũng đang chảy trôi. Hơi thở cũng đang chảy trôi, may ra ta ý thức được từng hơi thở, từng hơi thở là ta đang sống! Dễ sợ chưa? Vậy ta chỉ thật sự sống với từng hơi thở! Cứ ngồi thư thái, rỗng rang như thế này mà thở thôi. Và rồi từ hơi thở đã được an trú ấy, ta lắng nghe toàn bộ thân tâm. Cái gì tác động lên mắt, tai, mũi, lưỡi, thân chúng ta phải ghi nhận như thực. Tiếng động qua tai, chỉ là tiếng động. Một mùi hương qua mũi, ghi nhận nó chỉ là mùi hương. Một ý nghĩ phát sanh thì chỉ ghi nhận “ý nghĩ à, ý nghĩa à!”. Mình đang suy nghĩ cái gì đó, đừng cho nó chạy đi xa, mình ghi nhận ngay “đang suy nghĩ à!” Và chỉ có vậy thôi, gọi là minh sát. Và ngày cả phóng tâm thì mình cũng ghi nhận “phóng tâm à, phóng tâm à” thì tức khắc nó trở về với tỉnh niệm, giác niệm! Ngay cả khi nóng nảy, bực bội cái gì đó, mình cũng chỉ ghi nhận “nóng nảy à”, “bực bội à!” Tham sân, thiện ác, tốt xấu gì cũng được ghi nhận như chơn, như thực, đừng chế biến thêm, đừng đẻ ra thêm vấn đề gì nữa cả. Chế biến thêm, đẻ ra là uẩn đó! Cuộc đời này con người si mê, vô minh đã đẻ ra không biết bao nhiêu là chuyện rồi, đã tự giết nhau, đã tự làm khổ nhau vô lượng cách, vô lượng kiếu nhiều như cát sông Hằng! Đừng đẻ ra, đừng chế biến thêm chính là tinh yếu của tuệ minh sát đó.

Trở lại với chủ đề. 

Như ta biết, Bát-nhã chỉ nói “ngũ uẩn” mà không nói thế nào là uẩn, và uẩn đó nó phát sanh ra sao. “Uẩn”, khandha, chính là cái mà mình chế biến, mình đẻ ra thêm như nói ở trên. Ví dụ khi nói sắc, nếu là sắc như thực, sắc của paramattha thì sắc ấy chưa có uẩn. Và nếu ta chồng chất sắc ấy qua tình cảm và nhận thức chủ quan của ta, thì ta đã biến “sắc như thực” ấy thành “sắc uẩn”. Cái uẩn này mới sinh khổ, mới là vấn đề để chúng ta hiện quán minh sát. Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn đều như vậy.

Khandha được ngài Huyền Tráng dịch là uẩn có nghĩa là tụ tập, tích tập theo từng loại, từng nhóm cùng một tính chất giống nhau. Ví dụ: Sắc, có nhiều sắc tích tụ lại, kết hợp lại. Thọ, có nhiều loại thọ tích tụ lại, kết hợp lại... Do uẩn với nghĩa này, nên đôi chỗ trong kinh, đức Phật hoặc các vị kết tập sư còn gọi giới, định, tuệ là giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn.

Khandha được ngài Cưu Ma La Thập dịch là ấm”, có nghĩa là ngăn che, ngăn lại, che đậy cái thực, cái sự thực. Dịch như thế có nghĩa là năm cái ấm ấy ngăn che, che đậy làm cho chúng sanh không thấy rõ thực tánh của pháp.

Với nghĩa nào cũng đúng. Tuy nhiên, theo Nikāya, đức Phật dạy rất là rõ ràng: “Sắc tập khởi là sắc uẩn, thọ tập khởi là thọ uẩn, tưởng tập khởi là tưởng uẩn, hành tập khởi là hành uẩn, thức tập khởi là thức uẩn". Rồi đức Phật còn dạy như sau: "Hãy như thật liễu tri (3) sắc tập khởi và sắc đoạn diệt. Hãy như thật liễu tri thọ tập khởi và thọ đoạn diệt... thức tập khởi và thức đoạn diệt”.

Đã nắm bắt được chưa? Thầy xin lặp lại. Có một loại sắc chưa được gọi là uẩn, có một loại sắc khi tập khởi được gọi là sắc uẩn. Có một loại thọ chưa được gọi là uẩn, có một loại thọ khi tập khởi được gọi là thọ uẩn... Nói cách khác, nếu sắc được như thật liễu tri thì sắc ấy là sắc như thật, sắc của thế giới chân đế, như chơn như thực (paramattha). Đây chính là sắc khi chưa tập khởi, là thọ khi chưa tập khởi, là tưởng khi chưa tập khởi, là hành khi chưa tập khởi, là thức khi chưa tập khởi vì “có tập khởi mới có uẩn”. Sắc tập khởi là sắc được nhìn bởi thế giới khái niệm (paññatti), tức là đã được chế biến qua tư tưởng, tình cảm chủ quan của người nhìn ngắm (Duy Thức gọi là biến kế sở chấp) thì chính sắc này chồng chất lên sắc kia mà tạo nên uẩn: Cái tập khởi, cái ngăn che, cái rối ren, cái rối loạn, cái phức tạp đó. Rồi, càng tập khởi, càng chồng chất chừng nào thì bản ngã càng được củng cố, càng dày sâu thêm chừng ấy; và theo đó, sai lầm chồng chất sai lầm, che mờ thực tại, phủ lấp cái như chơn như thực.

Như vậy sắc tập khởi chính là sắc sanh, sắc đoạn diệt chính là sắc diệt; thọ tập khởi là thọ sanh, thọ đoạn diệt chính là thọ diệt... Cái sắc bình thường của xác thân ta nó sinh diệt theo định luật tự nhiên của thế giới sinh vật lý; cái thọ bình thường của cảm giác chúng ta nó sinh diệt theo định luật tự nhiên của tâm sinh lý... Sắc và thọ bình thường ấy vốn vô thường, không có tự tính, là vô ngã theo định luật tự nhiên của trời đất nên không phải là vấn đề, vì không đưa đến khổ. Chính cái sắc tập khởi do ta tự chồng chất lên, tự chế biến, tự đẻ ra, sắc ấy mới bị hành (saṅkhāra) chi phối, mới tạo ra bản ngã, cái ấy mới đưa đến khổ. Do thế, người tu tuệ quán phải thấy rõ cái uẩn ấy, uẩn ấy có sanh thì uẩn ấy có diệt. Chính ta tạo ra uẩn ấy, và chúng tạo ra như thế nào? Hãy xem:

Khi mắt ta nhìn một bông hoa, ta không bao giờ nhìn bông hoa như là bông hoa (sắc như thực), mà luôn chất chồng vào cái hoa ấy không biết bao nhiêu là khái niệm: Hoa đỏ, hoa vàng, hoa này đẹp, hoa kia xấu, hoa này có giá trị, hoa kia không có giá trị. Chính những khái niệm đỏ, vàng, đẹp, xấu, có giá trị, không có giá trị đã phủ chụp, đã chồng chất lên cái hoa thực nên gọi là sắc tập khởi. Cái phủ chụp, chồng chất ấy chính là uẩn, tạo thành sắc uẩn.

Khi tai nghe âm thanh, ta không bao giờ nghe âm thanh như chỉ là âm thanh (sắc như thực – âm thanh là vật chất, là sắc) mà luôn chất chồng lên cái âm thanh ấy, nào cao, nào thấp, nào trầm, nào bổng, nào réo rắc, nào thê lương... Chính những khái niệm chủ quan, do tình cảm hay lý trí này chế biến, đẻ ra nó đã phủ chụp, chồng chất lên cái âm thanh thực nên được gọi là sắc tập khởi. Cái phủ chụp, chồng chất ấy chính là uẩn, tạo thành sắc (thanh) uẩn.

Mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm đều tương tự như trên; nghĩa là nếu ta không được thấy rõ như thực mà để cho tình cảm, lý trí của mình xen vào thì đều bị biến thành sắc uẩn, nói theo thuật ngữ Duy Thức là do “biến kế sở chấp” mà thành uẩn.

Uẩn, theo nghĩa này, chúng ta phải thấy rõ, hiện quán và thực chứng mới mong giải thoát sinh tử khổ đau. Ta chỉ có việc phá các uẩn ấy. Phá mà không phá gì cả. Chỉ cần “thấy rõ” là uẩn không thể chất chồng. Đơn giản quá mà. Tu tập minh sát tuệ là trả sắc lại cho sắc, trả thọ lại cho thọ... hành, thức đều như vậy. Tất thảy đều được trả về nguyên trạng.

Bát-nhã nói ngũ uẩn giai không, nhưng minh sát tuệ thì cái “ngũ” ấy để yên, để nguyên, chỉ “gỡ cái uẩn” thôi. Nó khác nhau quan trọng là ở chỗ đó!

Thôi, hôm nay nói vậy là quá nhiều rồi. Mọi người ghi nhớ chữ uẩn nghe. Uẩn là quan trọng nhất đó. Tánh Không có thể quên nhưng uẩn thì phải nhớ. Mỗi ngày nhìn mọi sự mọi vật, chúng ta không bao giờ nhìn chúng như chúng đang là, mà chúng ta chồng chất lên mọi vật không biết bao nhiêu kinh nghiệm, tư kiến, quan điểm của ta. Uẩn là đó, uẩn là kinh nghiệm, tư kiến, quan điểm đó. Nó là bản ngã. Cái bản ngã nó hắt bóng lên thực tại, nó “hiếp” thực tại. Khủng chưa?

Buổi pháp thoại sau thầy nói thêm về uẩn ấy cùng cách tu tập để diệt “vi khuẩn” uẩn này!


MỤC LỤC


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6198)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...
14 Tháng Tư 2016(Xem: 6813)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành. Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó. ....
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5845)
FAQ: Mức độ khả tín của hiệu quả thực tập Chánh niệm? Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như nhãn, nhĩ , tỵ , thiệt, thân và ý (thức) Thuật ngữ Phật giáo gọi là năm căn hay bình dân hơn là lục tặc (đeo trên người Phật Di Lặc) Đó là sáu cửa ngõ để thế giới bên ngoài xâm nhập vào Tâm...
04 Tháng Tư 2016(Xem: 5650)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5781)
Câu hỏi: Chánh Niệm là phương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo hay một phương pháp phổ quát khoa học? Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.
02 Tháng Ba 2016(Xem: 5481)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoát và giải thoát tri kiến. Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ nêu định nghĩa:
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 9571)
Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10446)
Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6459)
Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10547)
Vào thời Đức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Đại Đức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Đại Đức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục.