Sơ lược: sự khác biệt giữa thiền chỉ và thiền quán

20 Tháng Bảy 201503:23(Xem: 7759)

Sơ lược:
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THIỀN CHỈ VÀ THIỀN QUÁN
Tác giả: Thiền sư Achaan Naeb
TK Thiện Minh dịch

Có hai loại tu tập, Chỉ và Quán:

Tu Thiền chỉ (Samatha bhavana)

thien chi va quan1. Bản chất thật là định tâm để tạo cho tâm an lạc.
2. Đối tượng của thiền chỉ là chế định, chẳng hạn như đề mục Kasiṇa. 
3. Đặc tính của thiền chỉ là an định
4. Nhiệm vụ của thiền chỉ là loại trừ 5 triền cái(Nivāraṇa) tham dục, sân hận, trạo hối, hôn trầm và nghi.
5. Kết quả của thiền chỉ là nhất tâm.
6. Hiệu quả của thiền chỉ là tâm không ham muốn dục lạc.
7. Lợi ích của thiền chỉ là trong đời sống này (samapatti - tám giai đoạn của thiền) là có thể chứng đắc. Tâm tham muốn và không ham muốn thì rất an lạc. Trong kiếp vị lai có thể hóa sanh (Brahmaloka) cõi Phạm thiên.
8. Trong thiền chỉ, chỉ có 1 đối tượng và 2 căn được dùng cùng 1 lúc, chẳng hạn như mắt và tâm (trong trường hợp đề mục Kasiṇa hoặc một đối tượng nhìn thấy) hoặc xúc chạm và tâm thức, trong trường hợp về niệm hơi thở (Ānāpānasati
9. Theo kinh điển, hành giả quyết định tu tập thiền chỉ, nên xác định cho mình một trong những đặc tính này (carita) làm nổi bật:
1) Bản chất tham (Raga carita)
2) Bản chất sân (Raga carita)
3) Bản chất si (Moha carita)
4) Bản chất Đức Tin (Saddha Carita)
5) Bản chất thông minh (Buddhi carita)
6) Bản chất suy tưởng (Vitakkha Carita).

Như vậy hành giả nên tham khảo trong Thanh Tịnh Đạo - Visudhimagga về loại thiền chỉ thích hợp với bản chất đặc biệt của hành giả. Ví dụ, đối với người có bản chất tham, nên áp dụng đề mục thiền về tử thi (asubha).

Tu tập Thiền quán (Vipassanā bhavana)

thien chi va thien quan
một buổi thiền tập tại Great Vow Zen Monastery Oregon

1. Bản chất thật là trí tuệ.
2. Đối tượng thiền quán là pháp chân đế -paramattha (pháp chân đế hay còn gọi là danh pháp và sắc pháp) tu tập Tứ niệm xứ thành tựu tuệ Minh sát.
3. Đặc tính của thiền quán là trí tuệ, cho thấy rõ trạng thái thật của vạn vật.
4. Nhiệm vụ của thiền quán là đoạn trừ vô minh.
5. Kết quả của thiền quán là có chánh kiến, (bản chất thật của danh pháp và sắc pháp).
6. Hiệu quả của thiền quán là định tâm trong một đề mục Tứ Niệm xứ (Khaṇika samādhi), như vậy tuệ Minh sát có thể phát sanh.
7. Lợi ích của thiền quán là đoạn trừ những phiền não (Āsavakkha-yanna). Không còn phiền não, không sinh tử sẽ xuất hiện (vivatta), là Nip bàn. Bởi vì Níp bàn không có tái sinh và đây là hạnh phúc tuyệt đối.
8. Trong thiền thiền quán, chúng ta sử dụng 6 căn và không cần đến các đối tượng đặc biệt. Đơn thuần chỉ quán sát danh pháp và sắc pháp là vô thường, khổ và vô ngã (Bản chất thật của vạn vật). Ngay cả những chướng ngại (Nivāraṇa) được dùng như một đề mục để suy niệm về các đối tượng tâm (dhamma-anupassanā).
9. Đức Phật dạy một người sẽ tu tập thiền quán nên xác định bốn đặc tính này giống như của mình. Một vị trí niệm xứ được đề nghị cho một trong 4 loại này (1a, 1b, v.v...) (Ví dụ, nếu đặc tính là tham ái với trí tuệ mạnh mẽ (1a) đặc tính được đề nghị là niệm thọ:
1) Bản chất tham ái (Taṇhā carita): a- Trí tuệ mạnh mẽ; b- Trí tuệ yếu kém
2) Bản chất tà kiến (Diṭṭhi Carita): a) Trí tuệ mạnh mẽ; b) Trí tuệ yếu kém

Tuy vậy, vào thời điểm này, người ta đã xác định mọi người có tâm tham ái với trí tuệ yếu ớt, và như vậy trong sự tu tập, niệm thân được sử dụng lúc ban đầu. Theo đức Phật, đạo A la hán vào thời điểm này sẽ đạt nhờ quán niệm thân.

-Tu tập thiền chỉ là thiện pháp và vẫn còn sinh tử luân hồi. Nó có trước thời Đức Phật. 
-Tu tập thiền quán là thiện pháp nhưng nó vượt khỏi Luân hồi sanh tử do đức Phật khám phá.
Cảm giác khi thiền định đạt được là người ta đạt đến một hạnh phúc thường còn với bản ngã (si mê vẫn còn). Cảm giác khi Tuệ minh sát đạt được, đó là vô thường, khổ và vô ngã.

(Trích trong Thiền Minh Sát Tuệ củaThiền sư Achaan Naeb do Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8091)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?
07 Tháng Mười 2015(Xem: 8466)
Vì công việc cấp tập xây dựng chùa, các sư, chúng điệu quá vất vả nên thay vì hai hay ba pháp thoại, tập thiền, bây giờ chúng ta chỉ còn một. Vậy mỗi người hãy cố gắng lắng nghe, đôi khi là tinh yếu giáo pháp, đôi khi là những trạng thái phát sanh liên hệ lúc tập thiền để sự tu tập của mọi người có kết quả tốt hơn.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 12416)
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và vận dụng đó như một phương tiện trong thực tập giáo pháp.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 4357)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm và quán Thân trên thân, quán Thọ trên các cảm thọ, quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » t
05 Tháng Mười 2015(Xem: 8783)
Người học Phật chơn chánh không nên đi vào các thuật luyện Yoga, nó chỉ là phương pháp luyện thân thôi, thân càng tinh luyện thì càng tăng trưởng dục vọng, chẳng hay ho gì! Mở luân xa cũng vậy, đều là của ngoại đạo.Thuật Kundalini cũng thế, là bí thuật cổ xưa của Bà-la-môn giáo, rất nguy hiểm, là của tà giáo đó!
03 Tháng Mười 2015(Xem: 7722)
Chúng ta bị gián đoạn trong một thời gian dài. Nghĩ cũng lạ! Pháp quả thật là thường xẩy ra “bất như ý”. Khi chúng ta “lập trình” cái gì theo “tư ý” thì pháp nó xen vào nó phá. Tư ý là ý kiến riêng tư, chủ quan, phù hợp với tình cảm và nhận thức của mình. Và đấy là có sự hiện diện của bản ngã, nói đúng hơn là do bản ngã điều động. Đây là bài học thứ nhất để giác ngộ: Cái gì muốn làm theo ý mình, theo bản ngã thì “bất như ý, bất toại nguyện” sẽ phát sanh, dù là thiện pháp.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8149)
Giác ngộ có nghĩa là thấy rõ ràng, sáng suốt, không còn mê si, ngu ngốc để làm chuyện điên đảo, sai lầm nữa; cũng có nghĩa là không còn để cho vô minh chi phối nữa. Giác ngộ ấy đi liền với giải thoát nên nói giác ngộ, giải thoát. Giải thoát là giải thoát tham sân si, phiền não ngay tại đây và bây giờ.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 9025)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01 Tháng Mười 2015(Xem: 6179)
Như Phật đã nói trong các kinh, ‘Chánh niệm’ là phương pháp quan trọng nhất trong sự tu tập theo đạo Phật để đi tới giải thoát. Việc tu tập chánh niệm về đối tượng thuộc bốn nhóm (nền tảng) đối tượng được coi là con đường trực chỉ để đi đạt đến sự giác ngộ.