Các Kinh Nói Về Chánh-Niệm

01 Tháng Mười 201503:17(Xem: 6191)

CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM
Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha

 

Lời người dịch

Kính gửi quý đạo hữu:

Như Phật đã nói trong các kinh, ‘Chánh niệm’ là phương pháp quan trọng nhất trong sự tu tập theo đạo Phật để đi tới giải thoát. Việc tu tập chánh niệm về đối tượng thuộc bốn nhóm (nền tảng) đối tượng được coi là con đường trực chỉ để đi đạt đến sự giác ngộ.

Quyển sách này là từ bản dịch quyển sách ‘Trái Tim Của Thiền Phật Giáo’. Tuy nhiên, do ý nghĩa ‘sưu tập’ các lời kinh nói về chánh niệm, người dịch đã đưa thêm vào một số phần. Do vậy quyển sách này gồm các phần như sau:

PHẦN 1: là bản dịch toàn bộ PHẦN BA [NHỮNG BÔNG HOA GIẢI THOÁT] của quyển ‘Trái Tim Của Thiền Phật Giáo’ của trưởng lão Nyanaponika. Ngài đã công phu sưu tập các lời kinh nói về ‘Chánh niệm’.

PHẦN 2: là bản dịch của PHẦN HAI [BÀI KINH ‘CÁC NỀN TẢNG CHÁNH NIỆM] của quyển ‘Trái Tim Của Thiền Phật Giáo’ của trưởng lão Nyanaponika. Trong phần này, người dịch đưa thêm vào hai bản dịch của Tỳ kheo Tiến sĩ Analayo và Hòa thượng Tiến sĩ W. Rahula. Quý vị có thể so sánh. Hầu hết họ các bản đều giống nhau, chỉ có vài chữ khác nhau, tuỳ theo cách mỗi dịch giả cố diễn dịch ý nghĩa bao hàm của mấy chữ Pali đó ra ngôn ngữ phổ biến (tiếng Anh); cũng có dịch giả diễn dịch dựa vào ý nghĩa thực hành của những chữ đó.

PHẦN 3: là bản dịch của PHẦN I VÀ PHẦN IV của quyển sách nổi tiếng ‘Chánh Niệm Hơi Thở’ của Tỳ kheo Nanamoli: PHẦN I [BÀI KINH ‘CHÁNH NIỆM HƠI THỞ’] VÀ PHẦN II [Các trích đoạn khác về “Chánh Niệm Hơi Thở” trong các kinh Pali]. Ngài đã công phu sưu tập các lời kinh nói về ‘Chánh niệm Hơi Thở’.

Các chú thích cuối-trang và các chú thích trong ngoặc tròn (…) là của người dịch. Tất cả các chú thích cuối sách (cuối các Phần của sách) và các chú thích trong ngoặc vuông […] là của bản gốc. Hy vọng quý vị có thể đọc lại những lời kinh và càng thêm thấm nhuần lời lời dạy Đức Phật về phương pháp tu tập ‘Chánh niệm’. Mong mọi người mau tìm thấy cách tu đúng đắn.

Nhà Bè, Trung Thu 2015 (PL.2559)
Lê Kim Kha


pdf_download_2
Các Kinh nói về Chánh-Niệm





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8131)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?
07 Tháng Mười 2015(Xem: 8489)
Vì công việc cấp tập xây dựng chùa, các sư, chúng điệu quá vất vả nên thay vì hai hay ba pháp thoại, tập thiền, bây giờ chúng ta chỉ còn một. Vậy mỗi người hãy cố gắng lắng nghe, đôi khi là tinh yếu giáo pháp, đôi khi là những trạng thái phát sanh liên hệ lúc tập thiền để sự tu tập của mọi người có kết quả tốt hơn.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 12442)
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và vận dụng đó như một phương tiện trong thực tập giáo pháp.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 4378)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm và quán Thân trên thân, quán Thọ trên các cảm thọ, quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » t
05 Tháng Mười 2015(Xem: 8822)
Người học Phật chơn chánh không nên đi vào các thuật luyện Yoga, nó chỉ là phương pháp luyện thân thôi, thân càng tinh luyện thì càng tăng trưởng dục vọng, chẳng hay ho gì! Mở luân xa cũng vậy, đều là của ngoại đạo.Thuật Kundalini cũng thế, là bí thuật cổ xưa của Bà-la-môn giáo, rất nguy hiểm, là của tà giáo đó!
03 Tháng Mười 2015(Xem: 7738)
Chúng ta bị gián đoạn trong một thời gian dài. Nghĩ cũng lạ! Pháp quả thật là thường xẩy ra “bất như ý”. Khi chúng ta “lập trình” cái gì theo “tư ý” thì pháp nó xen vào nó phá. Tư ý là ý kiến riêng tư, chủ quan, phù hợp với tình cảm và nhận thức của mình. Và đấy là có sự hiện diện của bản ngã, nói đúng hơn là do bản ngã điều động. Đây là bài học thứ nhất để giác ngộ: Cái gì muốn làm theo ý mình, theo bản ngã thì “bất như ý, bất toại nguyện” sẽ phát sanh, dù là thiện pháp.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8176)
Giác ngộ có nghĩa là thấy rõ ràng, sáng suốt, không còn mê si, ngu ngốc để làm chuyện điên đảo, sai lầm nữa; cũng có nghĩa là không còn để cho vô minh chi phối nữa. Giác ngộ ấy đi liền với giải thoát nên nói giác ngộ, giải thoát. Giải thoát là giải thoát tham sân si, phiền não ngay tại đây và bây giờ.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 9065)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
27 Tháng Chín 2015(Xem: 10514)
Trước tiên con xin cảm ơn những chỉ dạy của Thầy. Con đến với thiền thật vô tình, sau khi tập được vài hôm thì cơ thể con phát sinh việc kỳ lạ là nếu không ngồi thiền thì người cứ ngây ngây bắt buộc con phải ngồi thì sẽ mất hiện tượng trên, từ đó đến nay con đã ngồi thiền được 3 năm chủ yếu chỉ là quán niệm hơi thở,