Sống Trong Từng Sát Na

20 Tháng Hai 201100:00(Xem: 24819)


SỒNG TRONG TỪNG SÁT NA
Trường Đinh

Mục Lục

1. Quán Thân
- quán về hơi thở
- quán về bốn oai nghi
- quán về thân hành
- quán về thân bất tịnh
- quán về thân tứ đại
- quán về cửu tưởng
2. Quán Thọ
- cảm thọ khoái lạc
- cảm thọ đau khổ
- cảm thọ trung tính
3. Quán Tâm
- tâm ý tham dục
- tâm ý sân hận
- tâm ý si mê
- tâm ý thu nhiếp
- tâm ý tán loạn
- tâm ý trở thành rộng lớn
- tâm ý trở thành hạn hẹp
- tâm ý đạt đến trạng thái cao nhất
- tâm ý có định
- tâm ý giải thoát
4. Quán Pháp
- quán về ngũ triền cái
- quán về ngũ uẩn
- quán về sáu nội ngoại xứ
- quán về thất giác chi
- quán về tứ diệu đế
5. Quả Vị
6. Kinh Tứ Niệm Xứ

 

 

Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần kinh bốn lãnh vực quán niệm (four foundations of mindfulness).

Kinh bốn lãnh vực quán niệm (satipatthana sutta), còn gọi là kinh tứ niệm xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật lại lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang cư trú tại thành phố Kammasadamma, thủ phủ của xứ Kuru.

Con đường tu tập bốn lãnh vực quán niệm là con đường độc nhất một lối đi để đạt tới đích điểm, là con đường tu tập tỉnh thức mà bản thân mình tự nỗ lực hành trì. Đó là con đường thiền quán mà Đức Phật đã giác ngộ, là con đường đưa đến mục tiêu giải thoát tâm linh, đạt tới niết bàn thanh tịnh ngay trong giờ phút hiện tại.

Bốn lãnh vực quán niệm là phương pháp tu trì dùng trực giác để ghi nhận và quán sát về các sự kiện đang xảy ra liên quan đến thân thể, cảm thọ, tâm thức và đối tượng của tâm thức. Sự ghi nhận cần phải thật khách quan, nghĩa là ý thức về sự việc không dính mắc đến đề mục “ta” trong quá trình quán niệm.

Phương pháp tu tập tứ niệm xứ bao gồm 2 tiến trình là niệm và quán. Niệm là chú tâm ghi nhận. Ghi nhận để thấy rõ quá trình sinh và diệt của sự việc, để không bám víu vào năm uẩn. Quán là quán sát khách quan. Quán sát để trực nghiệm về tánh vô thường và bản chất vô ngã của mọi sự kiện. Như vậy, quán niệm là chú tâm ghi nhận và quán sát khách quan về các sự việc đang xảy ra liên quan đến thân thọ tâm pháp trong giờ phút hiện tại, còn được hiểu là “niệm xứ” hay “niệm trú”, nghĩa là an trú tâm trong ý thức giác tỉnh.

Lãnh vực đầu tiên là quán thân nơi thân. Quán niệm về hơi thở, các tư thế của thân thể, các cử động của thân thể, các bộ phận trong thân thể, bốn yếu tố cấu thành thân thể, chín giai đoạn tan rã của một tử thi.

Lãnh vực thứ nhì là quán thọ nơi thọ. Quán niệm về các cảm giác khoái lạc, cảm giác đau khổ, cảm giác trung tính không khoái lạc cũng không đau khổ.

Lãnh vực thứ ba là quán tâm nơi tâm. Quán niệm về các ý niệm tham dục, sân hận, si mê, tâm ý thu nhiếp, tán loạn, tâm ý trở thành rộng lớn, hạn hẹp, tâm ý đạt đến trạng thái cao nhất, tâm ý có định, tâm ý giải thoát.

Lãnh vực thứ tư là quán pháp nơi pháp. Quán niệm về năm hiện tượng ngăn che của sự giác ngộ, năm uẩn, sáu giác quan, sáu đối tượng của giác quan, bảy yếu tố của sự giác ngộ, bốn sự thật cao quý.

Tại sao gọi là quán thân nơi thân, quán thọ nơi thọ, quán tâm nơi tâm, quán pháp nơi pháp? Có nghĩa là ghi nhận và ý thức về thân thể ở nơi thân thể của chính mình, về cảm thọ ở nơi cảm thọ của chính mình, về tâm thức ở nơi tâm thức của chính mình, về đối tượng tâm thức ở nơi đối tượng tâm thức của chính mình. Ta chú tâm quán sát và ghi nhận, thân thể chỉ là thân thể, cảm thọ chỉ là cảm thọ, ý niệm chỉ là ý niệm, các pháp chỉ là các pháp. Không dựa vào nghĩ suy luận lý của tâm thức để phân tích về cảm thọ, cũng không dùng cảm thọ để phân tích về thân thể hay tâm thức hay đối tượng của tâm thức, cũng không dính mắc vào đề mục “ta” “thuộc về ta” trong quá trình quán niệm.

Yếu tố cần yếu trong quá trình tu tập là sự tinh tấn. Bản thân nỗ lực tinh chuyên hành trì trong mọi phút giây. Thực tập sống tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Tu tập bốn lãnh vực quán niệm mà thiếu sự tinh tấn thì không thể nào gặt hái được thành quả của sự tỉnh thức.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8129)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?
07 Tháng Mười 2015(Xem: 8487)
Vì công việc cấp tập xây dựng chùa, các sư, chúng điệu quá vất vả nên thay vì hai hay ba pháp thoại, tập thiền, bây giờ chúng ta chỉ còn một. Vậy mỗi người hãy cố gắng lắng nghe, đôi khi là tinh yếu giáo pháp, đôi khi là những trạng thái phát sanh liên hệ lúc tập thiền để sự tu tập của mọi người có kết quả tốt hơn.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 12436)
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và vận dụng đó như một phương tiện trong thực tập giáo pháp.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 4377)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm và quán Thân trên thân, quán Thọ trên các cảm thọ, quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » t
05 Tháng Mười 2015(Xem: 8819)
Người học Phật chơn chánh không nên đi vào các thuật luyện Yoga, nó chỉ là phương pháp luyện thân thôi, thân càng tinh luyện thì càng tăng trưởng dục vọng, chẳng hay ho gì! Mở luân xa cũng vậy, đều là của ngoại đạo.Thuật Kundalini cũng thế, là bí thuật cổ xưa của Bà-la-môn giáo, rất nguy hiểm, là của tà giáo đó!
03 Tháng Mười 2015(Xem: 7737)
Chúng ta bị gián đoạn trong một thời gian dài. Nghĩ cũng lạ! Pháp quả thật là thường xẩy ra “bất như ý”. Khi chúng ta “lập trình” cái gì theo “tư ý” thì pháp nó xen vào nó phá. Tư ý là ý kiến riêng tư, chủ quan, phù hợp với tình cảm và nhận thức của mình. Và đấy là có sự hiện diện của bản ngã, nói đúng hơn là do bản ngã điều động. Đây là bài học thứ nhất để giác ngộ: Cái gì muốn làm theo ý mình, theo bản ngã thì “bất như ý, bất toại nguyện” sẽ phát sanh, dù là thiện pháp.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8175)
Giác ngộ có nghĩa là thấy rõ ràng, sáng suốt, không còn mê si, ngu ngốc để làm chuyện điên đảo, sai lầm nữa; cũng có nghĩa là không còn để cho vô minh chi phối nữa. Giác ngộ ấy đi liền với giải thoát nên nói giác ngộ, giải thoát. Giải thoát là giải thoát tham sân si, phiền não ngay tại đây và bây giờ.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 9064)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01 Tháng Mười 2015(Xem: 6191)
Như Phật đã nói trong các kinh, ‘Chánh niệm’ là phương pháp quan trọng nhất trong sự tu tập theo đạo Phật để đi tới giải thoát. Việc tu tập chánh niệm về đối tượng thuộc bốn nhóm (nền tảng) đối tượng được coi là con đường trực chỉ để đi đạt đến sự giác ngộ.