Căn Bản Pháp Hành Thiền

16 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 78729)

THERAVĀDA - PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
CĂN BẢN PHÁP HÀNH THIỀN
Nguyên tác: The Basic Method of Meditation
Tác giả: Thiền sư Ajahn Brahmavamso
Dịch giả: Thiện Nhựt & Bình Anson
PL. 2548 - TL. 2004


Biên tập từ các bài pháp thoại của ngài Thiền sư Ajahn Brahmavamso trong khóa thiền tích cực 9 ngày, vào tháng 12-1997, tại North Perth, Tây Úc. Nguyên tác Anh ngữ được ấn tống lần đầu tiên năm 1998, đến năm 2003 đã được tái bản 7 lần, tổng cộng 60 ngàn quyển. Ngoài ra, tập sách này cũng đã được dịch sang tiếng Sinhala và ấn tống ở Sri Lanka.

---- *----

 

Mục lục

Vài nét về tiểu sử Thiền sư Ajahn Brahmavamso
Cảm tạ

Phần 1:
1) Chú tâm vững bền vào thời khắc hiện tại.
Phần 2:
2) Giác niệm tĩnh lặng về thời khắc hiện tại.
3) Giác niệm tĩnh lặng trong hiện tại về hơi thở.
4) Hoàn toàn chú tâm vững bền vào hơi thở.
Phần 3:
5) Hoàn toàn chú tâm vững bền vào hơi thở tuyệt đẹp.
6) Thể nghiệm định tướng mỹ lệ.
7) Sơ Thiền.
Đối chiếu thuật ngữ Anh-Việt

 

ajahn_brahmavamsoVài nét về tiểu sử Thiền sư Ajahn Brahmavamso

Thiền sư Ajahn Brahmavamso sinh năm 1951 tại London, Anh quốc. Ngài tự xem mình là một Phật tử ngay vào lứa tuổi mười bảy, sau khi tự tìm hiểu và đọc các sách Phật giáo, trong lúc vẫn còn là một học sinh trung học. Sự chú tâm của ngài về đạo Phật và Thiền càng nảy nở thêm khi ngài theo học tại Đại học Cambridge, ngành Vật lý Lý thuyết. Sau khi tốt nghiệp, ngài dạy học trong một năm, rồi sang Thái Lan để xuất gia.

Ngài thọ giới Tỳ kheo năm hai mươi ba tuổi, vị thầy truyền giới là ngài Hòa thượng trụ trì chùa Wat Saket. Sau đó, ngài tu học chín năm trong truyền thống Sơn Lâm (Forest Tradition), dưới sự hướng dẫn của ngài Thiền Sư Ajahn Chah.

Năm 1983, ngài được thỉnh mời sang Tây Úc, giúp thiết lập tu viện theo truyền thống Sơn Lâm ở một khu rừng gần thành phố Perth. Hiện nay, Thiền sư Ajahn Brahmavamso là vị trụ trì Tu viện Bodhinyana (Giác Minh) và là vị lãnh đạo tinh thần của Hội Phật Giáo Tây Úc (The Buddhist Society of Western Australia).

 

Chân thành cám ơn Sư cô Liễu Pháp và quý đạo hữu AHT, NĐQ, NKS, PMN, PTH, TTL đã đóng góp các ý kiến quý báu để giúp chúng tôi chỉnh sửa bản dịch.

Thiện Nhựt và Bình Anson

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 2015(Xem: 8100)
Có người hỏi thầy về “sắc và không” trong câu thơ: “Cuộc đời sắc sắc không không. Thôi thì ta hãy hết lòng với nhau!” rồi tiếp rằng, sắc và không ấy có phải là “sắc, không” trong Bát-nhã tâm kinh chăng?
07 Tháng Mười 2015(Xem: 8468)
Vì công việc cấp tập xây dựng chùa, các sư, chúng điệu quá vất vả nên thay vì hai hay ba pháp thoại, tập thiền, bây giờ chúng ta chỉ còn một. Vậy mỗi người hãy cố gắng lắng nghe, đôi khi là tinh yếu giáo pháp, đôi khi là những trạng thái phát sanh liên hệ lúc tập thiền để sự tu tập của mọi người có kết quả tốt hơn.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 12418)
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và vận dụng đó như một phương tiện trong thực tập giáo pháp.
06 Tháng Mười 2015(Xem: 4368)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng, vị tỳ kheo an trú trong nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm và quán Thân trên thân, quán Thọ trên các cảm thọ, quán Tâm trên tâm, quán Pháp trên pháp » t
05 Tháng Mười 2015(Xem: 8790)
Người học Phật chơn chánh không nên đi vào các thuật luyện Yoga, nó chỉ là phương pháp luyện thân thôi, thân càng tinh luyện thì càng tăng trưởng dục vọng, chẳng hay ho gì! Mở luân xa cũng vậy, đều là của ngoại đạo.Thuật Kundalini cũng thế, là bí thuật cổ xưa của Bà-la-môn giáo, rất nguy hiểm, là của tà giáo đó!
03 Tháng Mười 2015(Xem: 7725)
Chúng ta bị gián đoạn trong một thời gian dài. Nghĩ cũng lạ! Pháp quả thật là thường xẩy ra “bất như ý”. Khi chúng ta “lập trình” cái gì theo “tư ý” thì pháp nó xen vào nó phá. Tư ý là ý kiến riêng tư, chủ quan, phù hợp với tình cảm và nhận thức của mình. Và đấy là có sự hiện diện của bản ngã, nói đúng hơn là do bản ngã điều động. Đây là bài học thứ nhất để giác ngộ: Cái gì muốn làm theo ý mình, theo bản ngã thì “bất như ý, bất toại nguyện” sẽ phát sanh, dù là thiện pháp.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8152)
Giác ngộ có nghĩa là thấy rõ ràng, sáng suốt, không còn mê si, ngu ngốc để làm chuyện điên đảo, sai lầm nữa; cũng có nghĩa là không còn để cho vô minh chi phối nữa. Giác ngộ ấy đi liền với giải thoát nên nói giác ngộ, giải thoát. Giải thoát là giải thoát tham sân si, phiền não ngay tại đây và bây giờ.
02 Tháng Mười 2015(Xem: 9032)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01 Tháng Mười 2015(Xem: 6182)
Như Phật đã nói trong các kinh, ‘Chánh niệm’ là phương pháp quan trọng nhất trong sự tu tập theo đạo Phật để đi tới giải thoát. Việc tu tập chánh niệm về đối tượng thuộc bốn nhóm (nền tảng) đối tượng được coi là con đường trực chỉ để đi đạt đến sự giác ngộ.