Thiền Quán, Con Đường Hạnh Phúc

01 Tháng Mười 201000:00(Xem: 57387)

thienquan-conduonghanhphuc-biaTHIỀN QUÁN, CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC
Sylvia Boorstein - Việt dịch: Nguyễn Duy Nhiên
Nhà Xuất Bản Sinh Thức

Giới thiệu:

Thiền Quán, Con Đường Hạnh Phúc (It's Easier Than You Think) là một quyển sách vui tươi và rất dễ đọc. Tác giả trình bày giáo lý của đức Phật và phương pháp tu tập, bằng các mẩu chuyện về những kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Bà Sylvia Boorstein là một nhà tâm lý trị liệu (psychotherapist) và cũng là một giáo thọ nổi tiếng trong cộng đồng tu học của người Tây Phương. Trong quyển sách này, tác giả trình bày tuệ giác của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Ngũ Trần Cái... một cách rất cụ thể và dễ hiểu. Tác giả hướng dẫn ta bước từng bước một đi theo con đường của Phật, con đường của Thiền Quán, Chánh Niệm. Con đường hạnh phúc ấy, nó dễ dàng hơn là bạn nghĩ. Giữa những bận rộn, chật vật hằng ngày, chúng ta thường dễ đánh mất mình trong những nỗi lo lắng, buồn phiền. Chúng ta quên rằng ta có khả năng sống hạnh phúc giữa sóng gió của cuộc đời. Quyển sách này có thể được xem như một người bạn thân trong cuộc đời, hãy mở ra và đọc, bạn sẽ thấy con đường hạnh phúc, thảnh thơi bao giờ cũng vẫn nằm trước mặt bạn. Con đường hạnh phúc ấy có mặt khắp mọi nơi trong cuộc sống, ngay cả bây giờ và ở đây.

Mục Lục

Phần 1 - Dễ Hơn Là Bạn Nghĩ
Tu Tập là Bình Thường
Xoay Xở Khéo Léo
Giác Ngộ
Tỉnh Thức Không Phân Biệt Tôn Giáo
Phần 2 - Con Đường Hạnh Phúc: Giáo Lý Căn Bản của Phật
Tuệ Giác Căn Bản: Bác Ba và Ông Ngoại Tôi
Chân Đế Thứ Nhất: Nỗi Đau, Không Tránh Được - Nỗi Khổ, Không Cần Thiết.
Chân Đế Thứ Hai: Dính Mắc là Khổ Đau
Chân Đế Thứ Ba: Một Tin Vui Tuyệt Vời
Tam Tổ của Thiền Tông và Nhất Tổ của Berkeley
Chân Đế Thứ Ba Rưỡi
Tim Tôi Vẫn Còn Níu Kéo
Chân Đế Thứ Tư: Vòng Tròn Bát Chánh
Chánh Kiến: Bạn Tôi Alta và Vô Thường
Chánh Tư Duy: Thực Tập Sự Khác Biệt
Tha Thứ
Những Củ Hành Tây
Cháu Ngoại Tôi và Tu Viện
Chánh Nghiệp: Hành Động Chân Chánh
Ông Ngoại Tôi và Những Trái Cam
Chánh Nghiệp Tích Cực: Cứu Cấp Trên Phi Cơ
Cứu Cấp Trên Phi Cơ: I. Sự Sai Lầm
Cứu Cấp Trên Phi Cơ: II. Sửa Sai.
Chánh Ngữ: Một Lời Đã Nói Ra, Bốn Ngựa Không Theo Kịp
Luật Sáu Mươi Giây
Chánh Mạng: Chị Pearl và Công Việc Ủi Đồ
Chánh Tinh Tấn: "Nhớ, Hãy Vui Vẻ"
Chánh Định: Làm Nhẹ Đi Nỗi Đau
Chánh Niệm: Ba Tôi và Cuốn Phim Cuối
Phần 3- Những Chướng Ngại Cho Cái Nhìn Sáng Tỏ
Nhà Phỏng Vấn và Vị Đạo Sư
Tâm Thức và Thời Tiết
Những Tâm Thức Chướng Ngại Chỉ Có Bấy Nhiêu Thôi
Ăn Xúp Bằng Nĩa
Ái Dục
Ác Cảm
Nhưng, Chiếc Đòn Gỗ Ấy Là Của Tôi!
Lười Biếng và Hôn Trầm
Xao Động
Người Đàn Bà Trên Bãi Biển Guaymas
Bớt Sợ Hãi
Hoài Nghi
Khi Những Tâm Chướng Ngại Khởi Lên Cùng Một Lúc
Phần 4- Một Cái Nhìn Sáng Tỏ: Tuệ Giác và Từ Bi
Tự Tánh Của Tâm
Không Có Một Cây Tùng Rực Lửa
Ba Con Dấu Của Thực Tại
Như Bọt Nước, Sương Mai
Anicca: Vô Thường
Cái Này Rồi Cũng Sẽ Qua
Không Có Sự Dễ Chịu Nào là Lâu Dài
Dukkha: Bất Toại Nguyện
Dẫu Đời Có Là Vô Nghĩa, Món Nấm Vẫn Quan Trọng
Anatta: Vô Ngã
Cái Nhìn Xa Rộng, Cái Nhìn Nhỏ Gần
Bác Thợ Sửa Máy May: Quên Đi Câu Truyện Của Mình
Thiên Trú
Tâm Từ
Biết Thương Yêu là Biết Hạnh Phúc
Thương Yêu Mọi Người là Chuyện Dễ Nhất
Tâm Bi
Rộng Lượng là Một Hành Động Tự Nhiên
Tâm Hỷ: Niềm Vui Vị Tha
Tâm Xả: Trong Tĩnh Lặng Có Hết Tất Cả
Xong là Xong

-ooOoo-

Nhà Xuất Bản Sinh Thức
P.O. Box 1223, Herndon, VA 20172-1223, U.S.A.
Điện thoại: (703) 787-3377blank(703) 787-3377
Điện thư: sinhthuc@sinhthuc.org
Trang nhà: http://www.sinhthuc.org
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6256)
FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng? Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm...
14 Tháng Tư 2016(Xem: 6860)
Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành. Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó. ....
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5898)
FAQ: Mức độ khả tín của hiệu quả thực tập Chánh niệm? Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như nhãn, nhĩ , tỵ , thiệt, thân và ý (thức) Thuật ngữ Phật giáo gọi là năm căn hay bình dân hơn là lục tặc (đeo trên người Phật Di Lặc) Đó là sáu cửa ngõ để thế giới bên ngoài xâm nhập vào Tâm...
04 Tháng Tư 2016(Xem: 5716)
Bài viết này sẽ trình bày rằng Thiền Tông là pháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy. Nói nguyên thủy, vì Thiền Tông chính từ lời Đức Phật dạy. Nói cốt tủy, vì nhiều cách an tâm trong Thiền Tông là từ các kinh, khi chư tăng cao niên xin dạy pháp ngắn gọn để sẽ lui về một góc rừng ngồi trọn đời cho tới khi giải thoát.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5844)
Câu hỏi: Chánh Niệm là phương pháp thực hành tâm linh của Phật Giáo hay một phương pháp phổ quát khoa học? Chánh Niệm là chú ý theo dõi một đối tượng nào đó với chủ đích, trong khoảnh khắc hiện tại, bàng quan, không phán đoán. Có bốn yếu tố chính (1) chú ý theo dõi (2) trong khoảnh khắc hiện tại (3) có mục đích (4) không phán đoán tất cả những đối tượng hay trãi nghiệm hiện ra trong tầm ý thức.
02 Tháng Ba 2016(Xem: 5545)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Nó là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác. Đây là một trong các phương pháp “quán thân trên thân” (kàye kàyànupassanà)1 hay pháp môn “thân hành niệm”(kàyagatasati)2 được nói đến trong kinh điển đạo Phật, nghĩa là chú tâm nhận biết hay quán niệm về các hoạt động hàng ngày của thân thể, khiến cho tâm trí trở nên định tĩnh, thanh tịnh, sáng suốt, đạt đến giải thoát và giải thoát tri kiến. Kinh Sa-môn quả, Trường Bộ nêu định nghĩa:
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 9649)
Giống như trò chơi thể thao golf hay cả khi muốn luộc trứng tới mức hoàn hảo, mới đầu thực hành chánh niệm có vẻ dễ dàng. Nhưng lúc quý vị ngồi xuống tọa Thiền với đôi mắt nhắm hay mở – một chuyện không thể nào tránh được là quý vị không thể nào ngừng suy nghĩ
26 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10503)
Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin nhưng ta phải tự tìm ra sự thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6485)
Như Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, đây là con đường trực tiếp để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để chấm dứt sự khổ và phiền não, để đạt được con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn, được gọi là Bốn Nền Tảng Chánh Niệm.”
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10600)
Vào thời Đức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Đại Đức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Đại Đức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục.