Năng Lực Của Thiền Định Và Từ Bi

01 Tháng Mười Một 201503:19(Xem: 7276)

 

NĂNG LỰC
CỦA THIỀN ĐỊNH VÀ TỪ BI[1]
****
Tác giả: Kathy Gilsinan
Dịch Việt: Phước nguyên
What compassion does to the brain
“Từ bi ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?”


blankVào năm 1992, nhà thần kinh học Richard Davidson được đức Đạt-lai-lạt-ma thách thức. Cho tới thời điểm đó, nhà khoa học này đã dành trọn sự nghiệp của mình vào việc nghiên cứu rằng: tại sao người ta phản ứng với, theo lời của ông là: “những viên đạn và mũi tên của cuộc sống” trong những cách khác nhau. Vì sao một số người lại kiên nhẫn hơn những người khác khi đối diện với bi kịch? Và sự kiên nhẫn mạnh mẽ có thể đạt được thông qua sự thực tập hay không?

Đức Đạt Lai Lạt Ma có một câu hỏi khác cho Davidson, khi ông (Davidson) đến thăm vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng tại trú xứ (của ngài) ở Dharamsala, Ấn Độ. Ngài nói: “Bạn trước giờ đã sử dụng các công cụ của khoa học thần kinh hiện đại để nghiên cứu về bệnh trầm cảm, sự lo âu và sợ hãi. Tại sao bạn không sử dụng cùng những công cụ đó để nghiên cứu sự tử tế và từ bi”. Tôi lúc đó đã không có một câu trả lời thật hoàn hảo.  Tôi nói, như thế là nan giải đấy.

Đức Đạt Lai Lạt Ma quan tâm về những điều mà các công cụ của khoa học thần kinh hiện đại có thể tiết lộ về bộ não của những người đã trải qua nhiều năm, theo cách nói trong câu chữ của Davidson để: " Để trưởng dưỡng các phẩm tính của của tâm, và phẩm tính tâm này quảng bá những nhãn quan tích cực." Không lâu sau đó, kết quả là, Davidson đã mời hàng loạt các nhà sư Phật giáo vào phòng thí nghiệm của ông, và gắn các điện cực vào đầu của họ hoặc tiếp đãi họ một vài giờ đồng hồ trong máy MRI.

"Cách tốt nhất để kích hoạt các mạch điện xúc cảm tích cực trong não bộ là thông qua tâm rộng lượng" – theo lời Davidson, người sáng lập Trung tâm nghiên về bộ não lành mạnh  tại Đại học Wisconsin, ở thành phố Madison, trình bày trong một cuộc diễn thuyết tại Aspen Ideas Festival.  "Đây thực sự là một kiểu kích thích tìm hiểu khoa học thần kinh, vì đã có những viên ngọc trí tuệ trong truyền thống thiền định - Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này – rằng cách tốt nhất để chúng ta có được hạnh phúc là hãy độ lượng với những người khác. Và sự thực, bằng chứng khoa học cho thấy trong nhiều chân lý ấy, và cho thấy rằng có sự biến đổi có cấu trúc hệ thống trong não bộ có liên hệ tới các hành vi rộng lượng”.

Davidson cùng với các nhà khoa học đồng nghiệp chạy một thí nghiệm đơn giản trên tám vị hành giả Phật giáo thuần thành, đã dành trung bình khoảng 34.000 giờ luyện tập tâm (thiền). Các nhà khoa học họ yêu cầu các vị được thí nghiệm này, hãy thay đổi luân phiên từ giữa trạng thái tâm thiền định và một trạng thái tâm trung tính, nhằm có thể quan sát bộ não biến đổi ra sao. Một vị sư mô tả việc thiền định của ông là khởi sinh: "một trạng thái trong đó tình yêu và từ bi[2], tràn ngập toàn bộ tâm, cùng với không có ý niệm khác, không luận lý gì khác, hoặc suy nghĩ lan man khác".

- Davidson nói: "Khi chúng tôi thí nghiệm như vậy, chúng tôi nhận thấy một số điều đáng kể. Những điều chúng tôi thấy là các hình sóng gamma biên độ cao ở trong não bộ, đó là biểu hiện của tâm nhu hòa", có nghĩa là những bộ não dễ hơn trong việc biến đổi; ví dụ, trên phương diện lý thuyết, để trở thành kiên nhẫn hơn. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy trong các cuộc đo máy MRI trên các vị sư rằng, một vùng của não được gọi là  anterior insula[3]  đã được kích hoạt.

“Tất cả các nhà thần kinh học sẽ có một phần quan tâm ưa thích của họ trong não bộ" -  Davidson nói. Các  anterior insula là một phần trong đó, bởi vì đó là nơi mà rất nhiều sự phối hợp giữa thân và tâm xảy ra. "Chỉnh thể hệ thống trong não bộ, hỗ trợ tác động cho sự lành mạnh của chúng ta được kết nối mật thiết với các hệ thống cơ quan khác nhau trong thân thể chúng ta, và cũng kết nối với các hệ thống miễn dịch cùng hệ kích thích tố trong những phương cách ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta”. Những bản chụp hình ảnh não bộ cho thấy rằng : "từ bi là một loại trạng thái có liên hệ đến thân thể một cách trọng yếu".

Một ví dụ: Davidson và các nhà khoa học (trong nghiên cứu này) đã tìm thấy trong một  cuộc nghiên cứu khác, rằng Thiền đã cải thiện phản ứng miễn dịch đối với một loại vắc-xin cúm; và các đối tượng được thí nghiệm này không phải là người thực tập Thiền Phật giáo "thuần thành", mà chỉ là những người vừa trải qua một chương trình trong tám tuần về thực tập thiền chánh niệm.

Davidson và các nhà nghiên cứu đồng nghiệp thấy trong một nghiên cứu năm 2013, rằng những người dự khóa "thiền tập từ bi" ngắn hạn này, cho thấy có thái độ  hy sinh – kiên nhẫn hơn  so với nhóm đối tượng khác...

Những nghiên cứu về não bộ các Phật tử đã phổ biến hơn kể từ khi Davidson lần đầu tiên gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng vẫn chưa biết chính xác làm thế nào về phương thức tâm từ bi làm biến đổi não bộ nhằm giúp sức khỏe tốt hơn hoặc có hành động ứng xử đẹp hơn.  Các làn sóng gamma và vùng insula bủa sáng, chỉ có thể cho biết có mối liên hệ giữa tâm và thân; và rồi, điều đó, làm cho bạn tự suy nghĩ về một tính cao thượng hơn...

* Davidson nói nghiên cứu cho thấy: "Tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm đối với bộ não của chúng ta" Trong trường hợp đó, trưởng dưỡng trách nhiệm bản thân có thể là bước đầu tiên[4].

[Nguồn Anh ngữ: http://www.theatlantic.com/health/archive/2015/07/dalai-lama-neuroscience-compassion/397706/]

 



[1] Tựa đề do người dịch đặt, nguyên đề The Buddhist and the Neuroscientist: What compassion does to the brain (Người Phật Tử và Nhà Thần Kinh học: Từ bi ảnh hưởng não bộ như thế nào), Kathy Gilsinan, đăng ở tạp chí the Atlantic 4.7.2015.

[2] Tg.: love and compassion…

[3] Phần thùy nhỏ ở não trước.

[4] Cf. Buddha's brain, Rick Hanson…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười 2015(Xem: 12246)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở. Vậy thì có gì là khó đâu? Cái khó nằm trong việc người ta không toàn tâm toàn trí chuẩn bị cho nó. Tâm ta, các giác quan, các cảm thọ chỉ quen ở nơi thị tứ, trong thế giới ta đang sống.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 5892)
Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9890)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm… Cá nhân quý thầy kinh nghiệm, sổ tức là một pháp quán căn bản rất cần thiết cho một người bắt đầu tập ngồi thiền.
28 Tháng Chín 2015(Xem: 9998)
Lối vào đạo thì nhiều, nhưng đường vào thiền thì không cửa, miễn sao nhận ra và sống về tự tánh vốn tự sáng tịnh nơi chính mình thì khế hợp thiền. Bởi nhắm thẳng tự tánh mà không câu nệ kẹt trên phương tiện, nên thiền tuy có phương pháp mà không thành phương một phương pháp cố định.
11 Tháng Tám 2015(Xem: 7972)
Thiền là pháp môn tu tập chủ yếu của Hệ phái Khất Sĩ. Tổ sư Minh Đăng Quang nhờ thiền tập mà thành tựu được đạo nghiệp. Các bậc thầy đều là những hành giả tu thiền thượng thừa, là những tấm gương mẫu mực về đạo hạnh. Nhân
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 7373)
Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết. Nhưng, từ ngữ nầy có ý nghĩa gì đối với bạn? Đối với nhiều người, có lẽ, đây là sự-công-nhận những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh của thiền định, sự-nhận-biết có ý nghĩa là "sự thức dậy",
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 12660)
Trước sự bế tắc của xã hội hiện nay để giải quyết nổi thống khổ của con người, nhiều người đã tìm đến con đường thiền định. Có người nhắm mắt đưa chân, có người dè dặt đi quanh để nhìn, có người cẩn thận nghiên cứu tìm thầy.
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 12870)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật. Ở phương Tây, người ta có khuynh hướng chú ý rất nhiều đến phần "công nghệ", nghĩa là phần "kỹ thuật" của thiền định. Tuy nhiên