Năng Lực Của Thiền Định Và Từ Bi

01 Tháng Mười Một 201503:19(Xem: 7224)

 

NĂNG LỰC
CỦA THIỀN ĐỊNH VÀ TỪ BI[1]
****
Tác giả: Kathy Gilsinan
Dịch Việt: Phước nguyên
What compassion does to the brain
“Từ bi ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?”


blankVào năm 1992, nhà thần kinh học Richard Davidson được đức Đạt-lai-lạt-ma thách thức. Cho tới thời điểm đó, nhà khoa học này đã dành trọn sự nghiệp của mình vào việc nghiên cứu rằng: tại sao người ta phản ứng với, theo lời của ông là: “những viên đạn và mũi tên của cuộc sống” trong những cách khác nhau. Vì sao một số người lại kiên nhẫn hơn những người khác khi đối diện với bi kịch? Và sự kiên nhẫn mạnh mẽ có thể đạt được thông qua sự thực tập hay không?

Đức Đạt Lai Lạt Ma có một câu hỏi khác cho Davidson, khi ông (Davidson) đến thăm vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng tại trú xứ (của ngài) ở Dharamsala, Ấn Độ. Ngài nói: “Bạn trước giờ đã sử dụng các công cụ của khoa học thần kinh hiện đại để nghiên cứu về bệnh trầm cảm, sự lo âu và sợ hãi. Tại sao bạn không sử dụng cùng những công cụ đó để nghiên cứu sự tử tế và từ bi”. Tôi lúc đó đã không có một câu trả lời thật hoàn hảo.  Tôi nói, như thế là nan giải đấy.

Đức Đạt Lai Lạt Ma quan tâm về những điều mà các công cụ của khoa học thần kinh hiện đại có thể tiết lộ về bộ não của những người đã trải qua nhiều năm, theo cách nói trong câu chữ của Davidson để: " Để trưởng dưỡng các phẩm tính của của tâm, và phẩm tính tâm này quảng bá những nhãn quan tích cực." Không lâu sau đó, kết quả là, Davidson đã mời hàng loạt các nhà sư Phật giáo vào phòng thí nghiệm của ông, và gắn các điện cực vào đầu của họ hoặc tiếp đãi họ một vài giờ đồng hồ trong máy MRI.

"Cách tốt nhất để kích hoạt các mạch điện xúc cảm tích cực trong não bộ là thông qua tâm rộng lượng" – theo lời Davidson, người sáng lập Trung tâm nghiên về bộ não lành mạnh  tại Đại học Wisconsin, ở thành phố Madison, trình bày trong một cuộc diễn thuyết tại Aspen Ideas Festival.  "Đây thực sự là một kiểu kích thích tìm hiểu khoa học thần kinh, vì đã có những viên ngọc trí tuệ trong truyền thống thiền định - Đức Đạt Lai Lạt Ma thường xuyên nói về điều này – rằng cách tốt nhất để chúng ta có được hạnh phúc là hãy độ lượng với những người khác. Và sự thực, bằng chứng khoa học cho thấy trong nhiều chân lý ấy, và cho thấy rằng có sự biến đổi có cấu trúc hệ thống trong não bộ có liên hệ tới các hành vi rộng lượng”.

Davidson cùng với các nhà khoa học đồng nghiệp chạy một thí nghiệm đơn giản trên tám vị hành giả Phật giáo thuần thành, đã dành trung bình khoảng 34.000 giờ luyện tập tâm (thiền). Các nhà khoa học họ yêu cầu các vị được thí nghiệm này, hãy thay đổi luân phiên từ giữa trạng thái tâm thiền định và một trạng thái tâm trung tính, nhằm có thể quan sát bộ não biến đổi ra sao. Một vị sư mô tả việc thiền định của ông là khởi sinh: "một trạng thái trong đó tình yêu và từ bi[2], tràn ngập toàn bộ tâm, cùng với không có ý niệm khác, không luận lý gì khác, hoặc suy nghĩ lan man khác".

- Davidson nói: "Khi chúng tôi thí nghiệm như vậy, chúng tôi nhận thấy một số điều đáng kể. Những điều chúng tôi thấy là các hình sóng gamma biên độ cao ở trong não bộ, đó là biểu hiện của tâm nhu hòa", có nghĩa là những bộ não dễ hơn trong việc biến đổi; ví dụ, trên phương diện lý thuyết, để trở thành kiên nhẫn hơn. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy trong các cuộc đo máy MRI trên các vị sư rằng, một vùng của não được gọi là  anterior insula[3]  đã được kích hoạt.

“Tất cả các nhà thần kinh học sẽ có một phần quan tâm ưa thích của họ trong não bộ" -  Davidson nói. Các  anterior insula là một phần trong đó, bởi vì đó là nơi mà rất nhiều sự phối hợp giữa thân và tâm xảy ra. "Chỉnh thể hệ thống trong não bộ, hỗ trợ tác động cho sự lành mạnh của chúng ta được kết nối mật thiết với các hệ thống cơ quan khác nhau trong thân thể chúng ta, và cũng kết nối với các hệ thống miễn dịch cùng hệ kích thích tố trong những phương cách ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta”. Những bản chụp hình ảnh não bộ cho thấy rằng : "từ bi là một loại trạng thái có liên hệ đến thân thể một cách trọng yếu".

Một ví dụ: Davidson và các nhà khoa học (trong nghiên cứu này) đã tìm thấy trong một  cuộc nghiên cứu khác, rằng Thiền đã cải thiện phản ứng miễn dịch đối với một loại vắc-xin cúm; và các đối tượng được thí nghiệm này không phải là người thực tập Thiền Phật giáo "thuần thành", mà chỉ là những người vừa trải qua một chương trình trong tám tuần về thực tập thiền chánh niệm.

Davidson và các nhà nghiên cứu đồng nghiệp thấy trong một nghiên cứu năm 2013, rằng những người dự khóa "thiền tập từ bi" ngắn hạn này, cho thấy có thái độ  hy sinh – kiên nhẫn hơn  so với nhóm đối tượng khác...

Những nghiên cứu về não bộ các Phật tử đã phổ biến hơn kể từ khi Davidson lần đầu tiên gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng vẫn chưa biết chính xác làm thế nào về phương thức tâm từ bi làm biến đổi não bộ nhằm giúp sức khỏe tốt hơn hoặc có hành động ứng xử đẹp hơn.  Các làn sóng gamma và vùng insula bủa sáng, chỉ có thể cho biết có mối liên hệ giữa tâm và thân; và rồi, điều đó, làm cho bạn tự suy nghĩ về một tính cao thượng hơn...

* Davidson nói nghiên cứu cho thấy: "Tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm đối với bộ não của chúng ta" Trong trường hợp đó, trưởng dưỡng trách nhiệm bản thân có thể là bước đầu tiên[4].

[Nguồn Anh ngữ: http://www.theatlantic.com/health/archive/2015/07/dalai-lama-neuroscience-compassion/397706/]

 



[1] Tựa đề do người dịch đặt, nguyên đề The Buddhist and the Neuroscientist: What compassion does to the brain (Người Phật Tử và Nhà Thần Kinh học: Từ bi ảnh hưởng não bộ như thế nào), Kathy Gilsinan, đăng ở tạp chí the Atlantic 4.7.2015.

[2] Tg.: love and compassion…

[3] Phần thùy nhỏ ở não trước.

[4] Cf. Buddha's brain, Rick Hanson…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 7413)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác. Tuy ban đầu thì các kinh nghiệm mà mình thu thập được cũng chỉ liên quan đến cá nhân mình, thế nhưng sau cùng thì chúng cũng sẽ mang lại cho mình một sự cảm thông sâu rộng hơn đối với vạn loài chúng sinh.
05 Tháng Giêng 2015(Xem: 8550)
Trong giòng sống lịch sử, mọi sự thăng trầm, thạnh suy, bỉ thái đều có quy luật tất yếu liên quan đến Đạo lý Nhân Quả. Thiền giúp chúng ta không nhận thức sai lầm về Nhân Quả, mà phải thấu suốt Nhân quả thật rõ ràng, biết giữ vị trí đúng, quan hệ đúng và hành động đúng trong mọi tình huống, mọi thời đại, không bị các thế lực vô minh lôi cuốn, nhấn chìm.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14324)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
25 Tháng Chín 2014(Xem: 6833)
Thiền định, thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọn theo người xưa là Chỉ, Quán, và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt nền trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh Không, Chân như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…
08 Tháng Tám 2014(Xem: 7638)
Ở Tây phương có rất nhiều quan niệm sai lầm về Thiền quan hệ đến một số điểm cốt yếu mà bên Đông phương cho là dĩ nhiên, nhưng tâm thức Tây phương không hiểu và tán thưởng nổi. Trước hết, trong việc nghiên cứu Thiền, không phải chỉ học giáo lý là quan trọng, mà phải biết đôi chút về lối sống của các Thiền gia ở các nước Đông phương.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 14099)
Thực tại Thiền không phải là cái gì mới lạ. Đó là Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, là Tri Kiến Phật hay Thật tướng của các pháp trong kinh Pháp Hoa, là Như Lai Tạng trong kinh Lăng Nghiêm, Thắng Man, là Pháp Giới Tánh trong kinh Hoa Nghiêm, là Tánh Giác trong kinh Viên Giác, là Tánh Không trong kinh Đại Bát Nhã, là Thánh Trí Tự Giác trong kinh Lăng Già…
07 Tháng Bảy 2014(Xem: 13325)
Trước đây nhiều Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc Tông cho rằng thiền Phật giáo Nguyên Thủy và thiền Phật giáo Phát Triển là hai loại thiền hoàn toàn khác biệt và thậm chí bên nào cũng tự cho rằng thiền của tông môn mình hay hơn, đúng hơn. Tất nhiên điều này phát xuất từ sự nghiên cứu, học hỏi một chiều, nặng cảm tính hơn là sự đối chiếu, so sánh một cách nghiêm túc, khách quan.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 9775)
Khi nghe chữ “thiền” thì nhiều người có những ý niệm khác nhau. Đối với một số người thì thiền tạo ra hình ảnh của một số pháp tu huyền bí mà bằng cách nào đó, bạn đi đến một cõi giới khác hẳn trong tâm trí. Đối với một số người khác thì thiền có thể tạo ra ý tưởng về một loại kỷ luật nào đó mà chỉ có một số người áp dụng ở Á châu.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 9654)