- Lời Giới Thiệu Tập San Công Đức Nhẫn Nhục Của Ni Chúng Diệu Đức

27 Tháng Hai 201100:00(Xem: 24450)


TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP

Hoà Thượng Thích Trí Thủ


LỜI GIỚI THIỆU 

CHO TẬP SAN CÔNG ĐỨC NHẪN NHỤC CỦA NI CHÚNG DIỆU ĐỨC

Muốn đánh dấu một trình độ tu tập, muốn ghi lại một vài quan điểm, kinh nghiệm lợi ích thiết thực đã điêu luyện trong những ngày tịnh tu theo giáo lý vô thượng, và cũng để kỷ niệm ba tháng an cư vừa qua; các cô tu học tại trường Sư nữ Diệu Đức đã viết tập Công đức nhẫn nhục này.

Trong tập sách, các đạo hữu muốn tìm một áng văn tuyệt tác hay một giáo lý thâm huyền, chắc chắn khó có thể làm thỏa mãn được. Nhưng nếu các đạo hữu muốn có một phương châm để lập thân xử thế, muốn đạt mục đích thành công theo chí hướng của mình bất cứ trường hợp nào, tôi thấy tập sách này không phải là vô bổ. Vì nhẫn nhục là nền tảng cho cả hàng muôn ý nghĩ lành mạnh, lời nói lành mạnh và việc làm lành mạnh.

Và chỉ có con người lành mạnh mới tạo nên một thế giới an vui kiện toàn.

Vậy tôi xin chân thành giới thiệu cùng toàn thể Phật tử và những ai là người có chí muốn xây dựng cái sống cho tự thân, cho gia đình và cho xã hội.

 

THÍCH TRÍ THỦ 

1.10.1954

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6560)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6672)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6344)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5668)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6041)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6364)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5758)