- Phật Thuyết Vô Thường Kinh (Âm & Nghĩa)

27 Tháng Hai 201100:00(Xem: 27749)


TÂM NHƯ - TRÍ THỦ TOÀN TẬP

Hoà Thượng Thích Trí Thủ


PHẬT THUYẾT VÔ THƯỜNG KINH

Đường Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh dịch.

 

Như thị ngã văn, nhứt thời Bạc già phạm tại Thất la phiệt thành, Thệ đa lâm, Cấp cô độc viên.

Nhĩ thời Phật cáo chư bí sô hữu tam chủng pháp, ư chư thế gian thị bất khả ái, thị bất quang trạch, thị bất khả niệm, thị bất xứng ý. Hà giả vi tam? Vị lão, bệnh, tử. Nhữ chư bậc sô thử lão bệnh tử thế gian vô giả, Như Lai ứng chánh đẳng giác bất xuất ư thế vị chư chúng sanh thuyết sở chứng pháp cập điều phục sự. Thị cố ưng tri thử lão bệnh tử ư chư thế gian thị bất khả ái, thị bất quang trạch, thị bất khả niệm, thị bất xứng ý. Do thử tam sự Như Lai ứng chánh đẳng giác xuất hiện ư thế vị chư chúng sanh thuyết sở chứng pháp cập điều phục sự. Nhĩ thời Thế Tôn trùng thuyết tụng viết:

Ngoại sự trang thể hàm quy hoại

Nội thân lý biến diệc đồng nhiên.

Duy hữu thắng pháp bất diệt vong, 

Tri hữu trí nhân ưng thiện sát,

Thử lão bệnh tử giai cộng hiền

Hình nghi xú ác cực khả yếm

Thiếu niên dung mạo tạm thời đình,

Bất cửu hàm tất thành khô toái.

Giả sử thọ mạng mãn bách niên,

Chung quy bất miễn vô thường bức,

Lão bệnh tử khổ thường tùy trục, 

Hằng dữ chúng sanh tác vô lợi.

Nhĩ thời Thế Tôn thuyết thị kinh dĩ chư bậc sô chúng, thiên, long, dược xoa càn thát bà, a tu la đẳng giai đại hoan hỷ tín thọ, phụng hành.

PHẬT NÓI KINH VÔ THƯỜNG
Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh dịch ra chữ Hán.

Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì? Là già, bệnh, chết. Này các Tỳ kheo, nếu trong thế gian không già, bệnh, chết thì Như Lai ứng chánh đẳng giác không xuất hiện ra đời vì các chúng sanh nói pháp đã chứng và cách điều phục. Vậy nên biết rằng trong các thế gian, già bệnh chết này là không thể yêu, là không trong sạch, là không thể muốn, là không vừa ý. Vì ba việc này Như Lai ứng chánh đẳng giác xuất hiện ra đời vì các chúng sanh nói pháp đã chứng và cách điều phục. Bấy giờ Thế Tôn lặp lại bài tụng rằng:

Bề ngoài trang điểm đều hư hoại,

Trong thân biến đổi cũng vậy thôi.

Chỉ có thắng pháp thường chẳng mất,

Các người có trí hãy xét coi!

Đây già bệnh chết đều đáng chán,

Hình nghi xấu xí thật khó ưa

Tuổi trẻ dung nhan tạm thời đó,

Nào có lâu chi, đều héo khô.

Dẫu cho tuổi thọ trăm năm đủ,

Chẳng khỏi vô thường não bức thân.

Già bệnh chết, khổ thường theo đuổi.

Chẳng lợi gì cho thân chúng sanh.

Bấy giờ Thế Tôn nói kinh này xong, các chúng tỳ kheo, thiên, long, dược xoa, càn thát bà, a tu la đều rất hoan hỷ tín thọ, phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6596)
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6691)
06 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6366)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau. Khoa học nhận thức nói đến sự nghiên cứu này một cách chính yếu trên căn bản của những cấu trúc thần kinh sinh học và những chức năng hóa sinh của não bộ, trong khi sự khảo sát của Phật giáo về thức hoạt động một cách chính yếu từ những gì được gọi là nhận thức ngôi thứ nhất. Đối thoại giữa những trường phái này có thể mở ra một cung cách mới trong việc khảo sát [tâm] thức. Sự tiếp cận cốt lõi của tâm lý học Phật giáo liên hệ một sự phối hợp của thiền quán chiếu, vốn có thể được diễn tả như một sự thẩm tra phương pháp học; một sự quán sát thực nghiệm của động cơ, như được biểu hiện qua các cảm xúc, những mô thức suy nghĩ, và thái độ, và sự phân tích bình luận triết lý.
04 Tháng Mười Một 2017(Xem: 5705)
01 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6085)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 6382)
28 Tháng Mười 2017(Xem: 5789)