Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật.

07 Tháng Hai 201503:00(Xem: 13327)

blank
KINH

BỒ TÁT DI LẶC

HẠ SANH THÀNH PHẬT.

Khóa Lễ Giao Thừa Mừng Xuân

dilacbotat20Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Hằng năm vào dịp Lễ Giao thừa, Đón Mừng Năm Mới, các chùa theo hệ phái Phật giáo Bắc tông thường trì tụng Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật, chúc tán thù ân. Mục đích cầu mong đất nước thanh bình, chúng sanh an lạc, và cũng để kết duyên lành với Bồ tát Từ Thị Di Lặc, vị Đại đệ tử của đức Thích-ca Mâu-ni đã được thọ ký sau này sẽ nối ngôi Phật, giáo hóa chúng sanh trong cõi Sa-bà.

Nhớ tích xưa, Bồ tát Di Lặc từng ứng thân tại huyện Phụng Hóa, châu Minh, thuộc đời nhà Lương, Trung Quốc. Ngài có thân hình mập mạp, bụng lớn tròn đầy, với nét mặt Từ bi và lúc nào cũng nở nụ cười hoan hỷ. Ngài có nhiều mật hạnh khác lạ, trên vai thường quảy một chiếc bị vải treo nơi đầu gậy, đi khắp đó đây khất thực. Ai cúng gì ngài cũng nhận, rồi bỏ vào bị nhưng không bao giờ đầy. Ngài đem những phẩm vật đó phân phát cho đám trẻ con, hoặc những người đói khổ. Ngài thường giáo hóa người đời nên lánh dữ làm lành. Không ai biết Ngài ở đâu và danh tánh là gì? Người đời chỉ gọi Ngài là Bố đại Hòa thượng có nghĩa là ông thầy tu mang chiếc bị lớn và đề tặng ngài câu đối:

“Đại đỗ năng dung, dung thế gian nan dung chi sự. Từ nhan thường tiếu, tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhân.”

Nghĩa là:

Bụng lớn hay dung, dung những việc thế gian khó dung chứa. Mặt Từ thường cười, cười những điều người đời thật đáng cười.

Có lần Ngài nói trước một số đông dân chúng: “Ta có vị Phật, vốn không hình tướng, mọi người không biết, không thể chạm trổ hoặc sơn phết vẽ tô, không dính cát bụi, khỏi phải lau chùi. Người vẽ không thành, kẻ trộm chẳng được. Bản tánh như nhiên, tuy có một thể nhưng phân thân muôn ức.”

Một hôm ngài dừng chân tại núi Nhạc Lâm, ngồi thiền trên tảng đá và tuyên đọc bài kệ:

“Ta vốn thật Di Lặc.

Phân thân ngàn muôn ức.

Thường hiện trước mọi người.

Mọi người tự không biết.”

Nói xong Ngài nhập diệt, rồi lại tái ứng hóa thân khắp đó đây, nhằm tiếp kẻ hữu duyên, dìu người ít phúc, lánh xa trần tục, nguyện sanh lên cõi trời Đâu Suất còn gọi là Hỷ Túc thiên, nơi Ngài đang an ngự giáo hóa chúng sanh, hẹn Long hoa Tam hội tương phùng.

Nay có Phật tử Chúc Hương đến chùa Bát Nhã, thành phố Santa Ana, gặp chúng tôi và nhờ soạn dịch bản Kinh này thành nghi thức tụng niệm văn Việt cho dễ hiểu, để gia đình hành trì và ấn tống vào dịp đầu Xuân Ất Dậu (2005). Không quản ngại trình độ học thuật còn non kém và không nỡ phụ người Phật tử có tâm thành, chúng tôi nhận lời, thực hiện công việc sưu tra từ điển để phiên âm và dịch lại theo nguyên tác bản Hán văn của ngài Nghĩa Tịnh đời Đường. Nơi trang sau cùng là lời khấn cúng gia tiên trong lễ Giao thừa vắn gọn để Phật tử tùy nghi sử dụng. Ngưỡng mong các bậc thiện hữu tri thức vui lòng bổ chính phẩm kinh này được hoàn thiện hơn.

Trước thềm năm mới, xin quý Phật tử hãy cố gắng trì tụng phẩm Kinh này, để gieo trồng duyên phước với Ngài Di Lặc trong ngày tái tạo trùng hưng Chánh pháp của Như lai. Kính chúc chư tôn Thiền đức: Pháp tánh viên minh, Đạo thọ miên truờng. Quý Phật tử và toàn thể quý bạn đọc trọn hưởng mùa Xuân Vạn hạnh.

Nam mô Long Hoa GIáo chủ Đương lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.

California, cuối Đông năm Giáp Thân, 2004

Thích Giác Nguyên

cẩn bút 

pdf_download_2
Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười 2014(Xem: 11877)
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh (phiên latinh từ Phạn ngữ: Prajñā Pāramitā Hridaya Sūtra,Prajnaparamitahridaya Sutra; Anh ngữ: Heart of Perfect Wisdom Sutra, tiếng Hoa: 般若波羅蜜多心經; âmHán Việt: Bát nhã ba la mật đa tâm kinh) còn được gọi là Bát-nhã tâm kinh, hay Tâm Kinh. Đây là kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Đại thừa và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn. Dưới đây là sáu bản dịch Việt từ sáu bản dịch tiếng Trung khác nhau:
10 Tháng Mười 2014(Xem: 12382)
Viên giác là nói về tuệ giác viên mãn của Phật. Nên kinh này rõ ràng duyệt xét khá kỹ về trí thức con người. Điều kỳ dị trong việc này là đối với trí thức ấy không công nhận mà có vẻ công nhận. Thí dụ chương Tịnh chư nghiệp chướng nói về sự tự ý thức tự ngã: tự biết mới hiện ra tự ngã, vậy là không công nhận, nhưng tự hiểu như vậy nên cũng hiểu tự ngã ấy không đáng nhận, vậy là có vẻ công nhận.
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12065)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
14 Tháng Chín 2014(Xem: 12045)
(Bản dịch Tâm Kinh mới của Sư Ông Làng Mai)....Tâm kinh Bát-nhã có chủ ý muốn giúp cho Hữu Bộ (Sarvāstivāda) buông bỏ chủ trương ngã không pháp hữu (không có ngã, mà chỉ có pháp). Chủ trương sâu sắc của Bát-nhã thật ra là để xiển dương tuệ giác ngã không (ātma sūnyatā) và pháp không (dharma sūnyatā) chứ không phải là ngã vô và pháp vô. Bụt đã dạy trong kinh Kātyāyana rằng phần lớn người đời đều bị kẹt vào ý niệm hữu hoặc vô. ...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 7928)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 8500)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9115)
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 10129)
Dhammapada là giáo nghĩa thiết yếu của các kinh. Dhamma là pháp, Pada là câu, là cú, là kệ. Pháp Cú có nhiều bộ khác nhau: có bộ có 900 câu kệ, có bộ 700 câu, và có bộ 500 câu. Kệ là những lời ngắn gọn, như bài thơ, bài tụng. Những câu ấy do Bụt nói ra, không phải một lần tất cả các câu, mà chỉ khi nào xúc sự thì mới nói lên một câu. Tất cả các câu ấy đều có gốc gác rải rác trong các kinh.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 8002)
Lợi dưỡng ở đây là sự hưởng thụ tiện nghi. Người tu phải để hết thì giờ và tâm lực để tìm cầu giải thoát, chứ không phải để chạy theo lợi dưỡng. Hai mươi bài kệ trong kinh này là hai mươi tiếng chuông chánh niệm cho người xuất gia. Bài kệ thứ 20 dạy: thà nuốt viên sắt cháy, thà uống nước đồng sôi, còn hơn là phá giới mà cứ tiếp tục tiếp nhận của tín thí cúng dường.