Ta Không Tranh Luận Với Đời - Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, Sn 22.94)

29 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 18426)


TA KHÔNG TRANH LUẬN VỚI ĐỜI
Kinh Bông Hoa (Puppha Sutta, SN 22.94)

1) Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Thế Tôn ở thành Xá-vệ, vườn Kỳ-đà, tinh xá Cấp-cô-độc.
2) Đức Thế Tôn nói với các vị Tỳ-khưu:
3) – Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỳ-khưu, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời.
4) Này các Tỳ-khưu, cái gì người có trí ở đời không chấp nhận, Ta cũng không chấp nhận. Này các Tỳ-khưu, cái gì người có trí ở đời chấp nhận, Ta cũng chấp nhận.* 5) Và này các Tỳ-khưu, cái gì người có trí ở đời không chấp nhận, Ta cũng không chấp nhận?
6) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời không chấp nhận Sắc là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng không chấp nhận.
7) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời không chấp nhận Thọ là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng không chấp nhận.
8) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời không chấp nhận Tưởng là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng không chấp nhận.
9) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời không chấp nhận Hành là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng không chấp nhận.
10) Người có trí ở đời không chấp nhận Thức là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng không chấp nhận.
11) Này các Tỳ-khưu, đây là những gì ở đời người có trí không chấp nhận, Ta cũng không chấp nhận.*
12) Và này các Tỳ-khưu, cái gì người có trí ở đời chấp nhận, Ta cũng chấp nhận?
13) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời chấp nhận Sắc là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng chấp nhận.
14) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời chấp nhận Thọ là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng chấp nhận.
15) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời chấp nhận Tưởng là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng chấp nhận.
16) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời chấp nhận Hành là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng chấp nhận.
17) Này các Tỳ-khưu, người có trí ở đời chấp nhận Thức là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng chấp nhận.
18) Này các Tỳ-khưu, đây là những gì ở đời người có trí chấp nhận, Ta cũng chấp nhận.*
19) Này các Tỳ-khưu, đây là những pháp thế gian Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
20) Những pháp thế gian ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri; sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ, là gi?
21) Sắc, này các Tỳ-khưu, là pháp thế gian. Pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, vẫn không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
22) Thọ, này các Tỳ-khưu, là pháp thế gian. Pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, vẫn không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
23) Tưởng, này các Tỳ-khưu, là pháp thế gian. Pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, vẫn không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
24) Hành, này các Tỳ-khưu, là pháp thế gian. Pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, vẫn không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
25) Thức, này các Tỳ-khưu, là pháp thế gian. Pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, vẫn không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.*
26) Ví như, này các Tỳ-khưu, bông sen xanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt.
27) Cũng vậy, này các Tỳ-khưu, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm. (HT Thích Minh Châu dịch) * * *

Puppha Sutta - The Flower

1. I heard thus. At one time the Blessed One lived in the monastery offered by Anatiapindika in Jeta's grove in Sàvatthi.
2. From there the Blessed One addressed the monks.
3. – Monks, I do not dispute with the world. The world disputes with me. Monks saying it properly, there is no dispute with the world on account of anything.
4. If it is, there is no righteous wisdom in the world, I too say, it is so. If it is, there is righteous wisdom in the world, I too say, it is so.
5. Monks, how is there no righteous wisdom in the world, which I too say, is so?
6. Monks, there is no righteous wisdom in the world, as matter is permanent, stable, stands forever and does not change. I too say, it is so.
7-9. Monks, there is no righteous wisdom in the world, as feelings, perceptions, intentions are permanent, stable, stands forever and do not change. I too say, it is so.
10. Monks, there is no righteous wisdom in the world, as consciousness is permanent, stable, stands forever and does not change. I too say, it is so.
11. Monks, thus there is no righteous wisdom in the world, which I too say, is so.
12. Monks, how is there righteous wisdom in the world, which I too say, is so?
13. Monks, there is righteous wisdom in the world, as matter is impermanent, unstable, does not stand forever without a change. I too say, it is so.
14-16. Monks, there is righteous wisdom in the world, as feelings, perceptions, intentions are impermanent, unstable, not everlasting, changes. I too say, it is so.
17. Monks, there is righteous wisdom in the world, as consciousness is impermanent, unstable, does not stand forever without change. I too say, it is so.
18. Monks, thus there is righteous wisdom in the world, which I too say, is so.
19. Monks, these are worldly conditions which the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up.
20. Monks, what are the worldly conditions which the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tell, preach, make known, establish, explaining make threadbare and open?
21. Monks, this worldly condition of matter, the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up. When this is done the ordinary, foolish man does not have insight does not know it and see it, so what shall I do about it?
22. Monks, this worldly condition of feelings, the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up. When this is done the ordinary, foolish man does not have insight does not know it and see it, so what shall I do about it?
23. Monks, this worldly condition of perceptions, the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up. When this is done the ordinary, foolish man does not have insight does not know it and see it, so what shall I do about it?
24. Monks, this worldly condition of intentions, the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up. When this is done the ordinary, foolish man does not have insight does not know it and see it, so what shall I do about it?
25. Monks, this worldly condition of consciousness, the Thus Gone One realizing and thoroughly understanding, tells, preaches, makes known, establishes, explaining makes threadbare, and opens up. When this is done the ordinary, foolish man does not have insight does not know it and see it, so what shall I do about it?
26. Monks, the blue, red, or white lotus, born and nourished in the water, rises beyond the water and stands unsoiled by the water.
27. Monks in the same manner the Thus Gone One nourished in the world stands above it, not soiled by the world.

(Nguồn: http://budsas.blogspot.com/2010/12/ta-khong-tranh-luan-voi-oi.html)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6554)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6608)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6392)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8830)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25416)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9317)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên