Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

05 Tháng Hai 201502:30(Xem: 7660)

Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

(Repaying One’s Parents, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source: www.bps.lk)

Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

 


Nầy các Tỳ Kheo, Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Hai người đó là hai người nào? Đó là bà mẹ và ông bố. Cho dù khi ta cõng bà mẹ trên một vai và cõng ông bố trên vai kia suốt một trăm năm, sống cho đến khi một trăm tuổi; cho dù khi ta săn sóc bố mẹ, xoa bóp dầu nóng để bố mẹ khỏi đau nhức, đấm bóp, tắm rửa, chà rửa tay chân, ngay cả lau dọn phân và nước tiểu do bố mẹ phóng uế, như thế cũng vẫn chưa làm tròn bổn phận để trả công ơn bố mẹ. Giả dụ ta có thể đưa bố mẹ lên làm vua chúa, hay là làm người lãnh đạo cầm quyền giầu có với bẩy loại báu vật, như thế cũng vẫn chưa làm tròn bổn phận để trả công ơn bố mẹ. L‎ý do tại sao như thế? bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời. ‎

Nầy các Tỳ Kheo, tuy nhiên, đối với những bố mẹ không có niềm tin, người con có thể khuyến khích bố mẹ bằng cách tạo cơ hội và gây dựng cho bố mẹ có niềm tin vững chắc vào Tam Bảo; đối với những bố mẹ không sống theo đạo đức, người con có thể khuyến khích bố mẹ bằng cách tạo cơ hội và gây dựng cho bố mẹ sống đời đức hạnh; đối với những bố mẹ sống keo kiệt, người con có thể khuyến khích bố mẹ bằng cách tạo cơ hội và gây dựng cho bố mẹ sống đời rộng lượng; đối với những bố mẹ sống thiếu hiểu biết, người con có thể khuyến khích bố mẹ bằng cách tạo cơ hội và gây dựng cho bố mẹ sống đời hiểu biết và khôn ngoan - nầy các Tỳ Kheo, được như thế, những người con nầy đã làm đầy đủ bổn phận: họ đã hoàn toàn trả hiếu, bởi vì công ơn của những người con nầy nay đã hơn hẳn công ơn của bố mẹ họ đã làm.

Repaying One’s Parents, Anguttara Nikaya Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

 

I declare, O monks, that there are two persons one can never repay. What two? One’s mother and father. Even if one should carry about one’s mother on one shoulder and one’s father on the other, and while doing so should live a hundred years, reach the age of a hundred years; and if one should attend to them by anointing them with salves, by massaging, bathing and rubbing their limbs, and they should even void their excrements there - even by that would one not do enough for one’s parents, one would not repay them. Even if one were to establish one’s parents as the supreme lords and rulers over this earth so rich in the seven treasures, one would not do enough for them, one would not repay them. What is the reason for this? Parents do much for their children: they bring them up, feed them, and guide them through this world.

 

But, O monks, one who encourages his unbelieving parents, settles and establishes them in faith; who encourages his immoral parents, settles and establishes them in virtue; who encourages his stingy parents, settles and establishes them in generosity; who encourages his ignorant parents, settles and establishes them in wisdom - such a one, O monks, does enough for his parents: he repays them and more than repays them for what they have done.

Source: 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S12

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6537)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6603)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6371)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8818)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25388)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9293)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6309)