Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

22 Tháng Năm 201000:00(Xem: 54926)

 

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TIỂU BỘ TẬP I
Khuddhaka Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999

Mục Lục Tập I
Kinh Tiểu Tụng (Việt-Anh)

Kinh Pháp Cú (Việt-Anh) [Mục Lục]
Phẩm 01-10
Phẩm 11-20
Phẩm 21-26

Kinh Phật Tự Thuyết [Mục Lục]
Chương 01-03
Chương 04-05
Chương 06-08

Kinh Phật Thuyết Như Vậy
Chương 01
Chương 02
Chương 02
Chương 04

Kinh Tập [Mục Lục]
Chương 01 - Phẩm Rắn
Chương 02 - Tiểu Phẩm
Chương 03 - Đại Phẩm
Chương 04 - Phẩm Tám
Chương 05 - Trên Đường Đến Bờ Bên Kia

 

Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya)
Giáo sư Trần Phương Lan

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:

1) Khuddaka Pàtha (Tiểu tụng): gồm 9 kinh và kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết về Tam quy, Thập giới, Các điềm lành, Phật bảo, Lòng từ v.v. cho các đệ tử mới học đạo.

2) Dhammapada (Pháp cú): gồm 423 bài kệ do Đức Phật thuyết được sắp theo các chủ đề trong 26 phẩm, là tập kinh phổ biến nhất trong các nước theo đạo Phật Nam truyền vì tính cách cô đọng phần cốt tủy của giáo lý qua các bài kệ ngắn gọn làm nền tảng của nếp sống đạo, từ đó nhiều bộ kinh lớn được phát triển về sau.

3) Udàna (Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết): gồm 80 chuyện gợi niềm cảm hứng để Đức Phật phát biểu những vấn đề hoan hỉ có tính cách giáo dục và khích lệ hội chúng, được chia làm 8 phẩm.

4) Itivuttaka (Phật thuyết như vậy): gồm 112 kinh chia ra 4 chương theo lối văn xuôi pha lẫn thơ kệ. Tập này cũng trích dẫn những cảm hứng ngữ trang nghiêm của Đức Phật nhưng bắt đầu bằng câu "Đây là điều được Đức Thế Tôn thuyết và tôi nghe như vậy".

5) Suttanipàta (Kinh tập): gồm 71 kinh trong 5 chương viết theo thể kệ, miêu tả hoàn cảnh xã hội cổ Ấn Độ và bàn luận những lời dạy đầy tính cách triết học và đạo đức của Đức Phật, cùng lý tưởng trong nếp sống thanh tịnh của các Tỳ kheo.

6) Vimanavatthu (Chuyện Thiên cung): gồm 85 chuyện chia ra 7 chương, miêu tả mọi cảnh huy hoàng của các lâu đài Thiên giới ở đời sau dành cho những người sống theo chánh đạo và làm thiện sự ở đời này.

7) Petavatthu (Chuyện Ngạ quỷ): gồm 51 chuyện trong 4 chương miêu tả cảnh giới khổ đau của các loài quỷ do ác nghiệp của chúng tạo ra ở đời này. Cả hai tập chuyện Thiên cung và Ngạ quỷ này nhằm nói lên tương quan giữa Nghiệp và Quả, cùng khích lệ sự tu tập của giới tại gia.

8) Theragàthà (Trưởng lão Tăng kệ): gồm 1,360 bài thơ kệ do 264 vị Tỷ kheo cảm tác từ đời sống tu tập của chư vị.

9) Therigàthà (Trưởng lão Ni kệ): gồm 524 bài kệ do 73 Tỷ kheo ni cảm tác. Cả hai tập thi kệ Theragàthà và Therigàthà được đánh giá là những tác phẩm đẹp nhất trong văn học Ấn Độ vì tính cách mang nặng tình người hòa lẫn thiền vị của các đệ tử Phật. Đây là những khúc hoan ca phản ánh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát giác ngộ, chân hạnh phúc.

10) Jàtaka (Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật): gồm 547 chuyện ngắn và dài theo thể văn xuôi xen kẽ thi kệ trong 22 chương, theo thứ tự các bài kệ tăng dần từ chương một với một bài kệ cho đến chương 22, chấm dứt với tiền thân Vessantara nổi tiếng qua cả ngàn bài kệ. Các chuyện tiền thân có mục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà la môn cho đến các giới bình dân cùng khổ. Đối với các học giả, các chuyện tiền thân có tầm quan trọng lịch sử vì chúng được xây dựng trong khung cảnh Ấn Độ cổ đại.

11) Nidesa (Nghĩa tích): là một luận thư trình bày sự phân tích bình giải các vấn đề giáo lý của tập kinh Sutta Nipata. Sách này gồm hai phần: Đại nghĩa tích và Tiểu nghĩa tích.

12) Patisambhidàmagga (Vô ngại giải đạo): một luận thư trình bày các vấn đề phân tích giáo lý theo hình thức hỏi đáp như trong bộ A Tì Đàm. Hai tập kinh này được đánh giá là các tác phẩm tiền phong của văn học A Tì Đàm và được xem là do Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) thuyết giảng và bình luận 32 vấn đề giáo lý trong 3 phẩm.

13) Apadana (Sự nghiệp anh hùng): kể theo thể thơ kệ cuộc đời Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Tập kinh gồm 4 phần: cuộc đời Đức Phật Gotama (Thích Ca), 41 vị Độc giác Phật, và 559 vị Tỷ kheo và Tỷ kheo ni đã trải qua những cuộc chiến đấu anh hùng cao thượng để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ.

14) Buddhavamsa (Phật sử): tập kinh theo thể thơ kệ nói về sự tích 24 vị cổ Phật từ Đức Phật Dipankara (Nhiên Đăng) đến Đức Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Đức Phật chuyển Pháp luân. Tất cả đều do Đức Phật Gotama kể lại từ khi Ngài còn là Bồ tát được Đức Phật Dipankara thọ ký cho đến khi Ngài diệt độ trong Niết bàn Vô dư y.

15) Cariyà Pitaka (Sở hạnh tạng): gồm 35 chuyện tiền thân Đức Phật được kể theo lời thỉnh cầu của Tôn giả Sariputta, với mục đích nêu rõ ý chí tầm cầu giải thoát với nỗ lực cao độ và sự hy sinh vô thượng mà Bồ tát đã thực hiện qua mười công hạnh Ba la mật (viên mãn) của Ngài.

(Trích Nguyệt san Giác Ngộ, 01-1999)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7055)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5714)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6708)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5637)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6795)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7505)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7880)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7803)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6514)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.