Kinh Tiểu Bộ Tập Ii (Khuddhaka Nikàya)

27 Tháng Năm 201000:00(Xem: 48530)
blank
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TIỂU BỘ TẬP II
Khuddhaka Nikàya
GS. Trần Phương Lan dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999
MỤC LỤC TẬP II

2.1 Chuyện Thiên Cung

Phẩm I : Lâu Đài Nữ Giới
1. Lâu Đài Có Sàng Toạ (Pìtha - Vimàna).
2. Lâu Đài Có Sàng Tọa Thứ Hai (Dutiyapìthà - Vimàna)
3. Lâu Đài Có Sàng Toạ Thứ Ba (Tatiyapìyhà -Vimàna)
4. Lâu Đài Có Sàng Toạ Thứ Tư (Catutthapìthà -Vimàna)
5. Lâu Đài Có Con Voi (Kunjara-Vimàna)
6. Lâu Đài Có Chiếc Thuyền (Nàvà-Vimàna)
7. Lâu Đài Có Chiếc Thuyền Thứ Hai (Dutiyanàvà-Vimàna)
8. Lâu Đài Có Chiếc Thuyền Thứ Ba (Tatiyamàvà -Vimàna)
9. Lâu Đài Có Ngọn Đèn (Dipa -Vimàna)
10. Lâu Đài Do Cúng Mè (Tiladakkhina -Vimàna)
11. Lâu Đài Trinh Phụ (Patibbatà -Vimàna)
12. Lâu Đài Trinh Phụ Thứ Hai (Dutiyapatibbatà -Vimàna)
13. Lâu Đài Của Nàng Dâu (Sunisà -Vimàna)
14. Lâu Đài Nàng Dâu Thứ Hai (Dutiyasunisà -Vimàna)
15. Chuyện thứ mười lăm Lâu Đài Của Uttarà (Uttarà -Vimàna)
16. Chuyện thứ mười sáu Lâu Đài Của Sirimà (Sirimà -Vimàna)
17. Chuyện thứ mười bẩy Lâu Đài Của Kesakàri (Kesakàri-Vimàna)
Phẩm II - Cittalatà
1. (18) Lâu Đài Của Nữ Tỳ (Dàsi -Vimàna)
2. (19) Lâu Đài Của Lakhumà (Lakhumà -Vimàna)
3. (20) Lâu Đài Của Người Cho Cơm Cháy (Acàmàdàykà -Vimàna)
4. (21) Lâu Đài Của Nàng Chiên Đà La (Candàlì -Vimàna)
5. (22) Lâu Đài Của Phu Nhân Khả Ái (Bhaddhitthi -Vimàna)
6. (23) Lâu Đài Của Sonadinnà (Sonadinnà -Vimàna)
7. (24) Lâu Đài Của Uposatha (Uposatha -Vimàna)
8. - 9. (25-26) Lâu Đài Của Niddà và Suniddà (Niddà- Suniddà -Vimàna)
10. (27) Lâu Đài Của Người Nử Thí Chủ (Bhìkkhàdàyikà -Vimàna)
11. (28) Lâu Đài Của Nữ Thí Chủ Thứ Hai (Dutiyabhikkhàdàyikà -Vimàna)
Phẩm III - Pàricchattaka
1. (29) Lâu Đài Huy Hoàng (Ulàra -Vimàna)
2. (30) Lâu Đài Do Cúng Mía (Ucchu -Vimàna)
3. (31) Lâu Đài Có Chiếc Trường Kỷ (Pallanka -Vimàna)
4. (32) Lâu Đài Của Latà (Latà -Vimàna)
5. (33) Lâu Đài Của Guttila (Guttila -Vimàna)
6. (34) Lâu Đài Rực Rỡ (Daddlha -Vimàna)
7. (35) Lâu Đài Của Sesavati (Sesavati -Vimàna)
8. (36) Lâu Đài Của Mallikà (Mallikà -Vimàna)
9. (37) Lâu Đài Của Visàlakkhì (Visàlakkhì -Vimàna)
10. (38) Lâu Đài Cây San Hô (Paricchattaka -Vimàna)
Phẩm IV - Đỏ Sẫm
1. (39) Lâu Đài Đỏ Sẫm (Manjetthaka -Vimàna)
2. (40) Lâu Đài Sáng Chói (Pabhassara -Vimàna)
3. (41) Lâu Đài Trên Con Voi (Nàga -Vimàna)
4. (42) Lâu Đài Alomà (Alomà -Vimàna)
5. (43) Lâu Đài Người Cúng Cháo Gạo (Kanjikadàyika -Vimàna)
6. (44) Lâu Đài Tinh Xá (Vihàra -Vimàna)
7. (45) Lâu Đài Bốn Nữ Nhân (Caturitthi -Vimàna)
8. (46) Lâu Đài Vườn Xoài (Amba -Vimàna)
9. (47) Lâu Đài Hoàng Kim (Pita -Vimàna)
10. (48) Lâu Đài Do Cúng Mía (Ucchu -Vimàna)
11. (49) Lâu Đài Do Sự Đảnh Lễ (Vandana -Vimàna)
12. (50) Lâu Đài Của Rajjumàlà (Rajjumàlà-Vimàna)
Phẩm V - Đại Xa
1. (51) Lâu Đài Tiên Nhái (Mandukadevaputta -Vimàna)
2. (52) Lâu Đài Của Revatì (Revatì -Vimàna)
3. (53) Lâu Đài Của Chatta, Nam tử Bà-la-môn (Chattamànava -Vimàna)
4. (54) Lâu Đài Của Người Cúng Cháo (Kakkatakarasadàyaka -Vimàma)
5. (55) Lâu Đài Của Người Giữ Cửa (Dvàrapàlaka -Vimàna)
6. (56) Lâu Đài Do Công Đức Thiện Sự (Karanìya -Vimàna)
7. (57) Lâu Đài Thứ Hai Do Công Đúc Thiện Sự (Dutiyakaraniya -Vimàna)
8. (58) Lâu Đài Do Cúng Cây Kim (Sùci -Vimàna)
9. (59) Lâu Đài Thứ Hai Do Cúng Cây Kim (Dutiyasùci -Vimàna)
10. (60) Lâu Đài Con Voi (Nàga -Vimàna)
11. (61) Lâu Đài Con Voi Thứ Hai (Dutiyanàga -Vimàna)
12. (62) Lâu Đài Con Voi Thứ Ba (Tatiyanàga -Vimàna)
13. (63) Lâu Đài Có Cỗ Xe Nhỏ (Cùlaratha -Vimàna)
14. (64) Lâu Đài Có Cỗ Xe Lớn (Mahàratha -Vimàna)
Phẩm VI - Pàyasi
1. (65) Lâu Đài Gia Chủ (Agàriya -Vimàna)
2. (66) Lâu Đài Gia Chủ Thứ Hai (Dutiya-Agàriya -Vimàna)
3. (67) Lâu Đài Của Người Cúng Trái Cây (Phaladàya-Vimàna)
4. (68) Lâu Đài Của Người Cúng Chỗ Cư Trú (Upassayadàya-Vimàna)
5. (69) Lâu Đài Của Người Cúng Chỗ Cư Trú Thứ Hai (Dutiya- Upassayadàyaka -Vimàna)
6. (70) Lâu Đài Của Người Cúng Món Khất Thực (Bhikkhàdàyaka -Vimàna)
7. (71) Lâu Đài Của Người Giữ Lúa Mạch (Yavapàlaka -Vimàna)
8. (72) Lâu Đài Của Vị Thiên Tử Đeo Vòng Tai (Kundalì -Vimàna)
9. (73) Lâu Đài Của Vị Thiên Tử Thứ Hai Đeo Vòng Tai (Dutiyakundalì -Vimàna)
10. (74) Lâu Đài Của Uttara (Uttara -Vimàna)
Phẩm VII - Sunikkhitta
1. (75) Lâu Đài Cittalatà (Cittalatà -Vimàna)
2. (76) Lâu Đài Nandana (Nandana-Vimàna)
3. (77) Lâu Đài Có Trụ Ngọc Bích (Manithùna -Vimàna)
4. (78) Lâu Đài Bằng Vàng (Suvanna -Vimàna)
5. (79) Lâu Đài Vườn Xòai (Amba -Vimàna)
6. (80) Lâu Đài Của Người Chăn Bò (Gopàla -Vimàna)
7. (81) Lâu Đài Của Kanthaka (Ngựa Kiền Trắc) (Kanthaka -Vimàna)
8. (82) Lâu Đài Có Nhiều Màu Sắc (Anekavanna -Vimàna)
9. (83) Lâu Đài Của Vị Thiên Tử Đeo Vòng Tai Sáng Chói (Mattakundalì -Vimàna)
10. (84) Lâu Đài Của Serissaka (Serissaka -Vimàna)
11. (85) Lâu Đài Của Sunikkhitta (Sunikkhitta -Vimàna)

2.2 Chuyện Ngạ Quỷ

Phẩm I - Phẩm Con Rắn
1. Chuyện - Thí Dụ Phước Điền (Khettùpamà)
2. Chuyện - Con Lợn Rừng (Sùkara)
3. Chuyện Ngạ Quỷ Có Mồm Hôi Thối (Pùtimukkha)
4. Chuyện Hình Nhân Bằng Bột (Pitthadhìtalika)
5. Chuyện Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường (Tirokuddapeta)
6. Chuyện Ngạ Quỷ Ăn Thịt Năm Đứa Bé (Pàncaputtakhadaka)
7. Chuyện Ngạ Quỷ Ăn Thịt Bẩy Đứa Bé (Sattaputtakhadaka)
8. Chuyện Con Bò (Gona)
9. Chuyện Ông Chủ Thợ Dệt (Mahàpesakàra)
10. Chuyện Nữ Nhân Sói Đầu (Khallàtiya)
11. Chuyện Con Voi (Nàga)
12. Chuyện Con Rắn (Uraga).
Phẩm II - Phẩm Ubbarì
1. (13) Chuyện Người Tìm Giải Thát Vòng Luân Hồi (Samsàramocaka)
2. (14) Chuyện Mẹ Của Trưởng Lão Sàriputta (Sàriputtatheramàtu)
3. (15) Chuyện Nữ Ngạ Quỷ Mattà (Mattàpetì)
4. (16) Chuyện Nữ Ngã Quỷ Nandà (Nandàpetì)
5. (17) Chuyện Mattakundalì (Mattakundalì)
6. (18) Chuyện Đại Vương Kanha (Kanha)
7. (19) Chuyện Ngạ Quỷ Dhanapàla (Dhanapàlapeta)
8. (20) Chuyện Tiểu Chủ Ngân Khố (Cùlasetthi)
9. (21) Chuyện Ankura (Ankura)
10. (22) Chuyện Mẹ Của Uttara (Uttaramatù)
11. (23) Chuyện Cuốn Chỉ (Sutta)
12. (24) Chuyện Nữ Quỷ Ở Hồ Kannamunda (Kannamundapetì)
13. (25) Chuyện Hoàng Hậu Ubbarìi (Ubbarì)
Phẩm III -Tiểu Phẩm
1. (26) Chuyện Không Chìm Trong Nước (Abhijjamana)
2. (27) Chuyện Ngạ Quỷ Núi Sànuvàsin (Sànuvàsinpeta)
3. (28) Chuyện Nữ Quỷ Hồ Ràthakàrà (Ràthakàràpetì)
4. (29) Chuyện Rơm Trấu (Bhusa)
5. (30) Chuyện Chàng Trai (Kumàra)
6. (31) Chuyện Nữ Ngạ Quỷ Serinì (Serinì)
7. (32) Chuyện Người Săn Nai (Migaludda)
8. (33) Chuyện Người Săn Nai Thứ Hai (Dutiyamigaludda)
9. (34) Chuyện Những Phán Quyết Gian Dối (Kùtavinicchayika)
10. (35) Chuyện Khinh Xá Lợi (Dhàtuvivanna)
Phẩm IV - Đại Phẩm
1. (36) Chuyện Vua Ambasakkhara (Ambasakkhara)
2. (37) Chuyện Serìsaka (Serìsaka)
3. (38) Chuyện Quỷ Thần Nandaka (Nandakapeta)
4. (39) Chuyện Ngạ Quỷ Revatì
5. (40) Chuyện Cây Mía (Ucchu)
6. (41) Chuyện Các Vương Tử (Kumara)
7. (42) Chuyện Vị Vương Tử (Rajaputta)
8. (43) Chuyện Những Ngạ Quỷ Ăn Phân (Gùthakhadaka)
9. (44) Chuyện Thứ Hai Về Các Ngạ Quỷ Ăn Phân (Gùthakhadaka)
10. (45) Chuyện Bầy Ngạ Quỷ (Ganapeta)
11. (46) Chuyện Ngạ Quỷ Thành Pàtaliputta (Pataliputtapeta)
12. (47) Chuyện Các Trái Xoài (Amba)
13. (48) Chuyện Trục Xe và Cây Gỗ (Akkharukkha)
14. (49) Chuyện Thu Góp Tài Sản (Bhogasamharan)
15. (50) Chuyện Các Nam Tử Của Nhà Triệu Phú (Setthiputta)
16. (51) Chuyện Sáu Vạn Cái Búa (Satthikùtasahassa)

Giới thiệu Thiên cung sự và Ngạ quỷ sự
Gs. Trần Phương Lan

Thiên cung sự (Vimanavatthu) và Ngạ quỷ sự (Petavatthu) là hai tập 6 và 7 của Tiểu Bộ kinh (Khuddàka Nikàya). Hai tập kinh này được xếp thành một đôi vì cách trình bày hình thức lẫn nội dung đều tương tự. Cả hai tập kinh đều đề cập đến sự tương quan giữa nghiệp và quả (Kamma - Vipàka) giữa đời này và đời sau.

* Chuyện Thiên cung (Vimanavatthu) gồm bảy chương, trong đó có 4 chương miêu tả các lâu đài trên Thiên giới dành cho các nữ nhân và 3 chương dành cho nam nhân. Tất cả các vị này đều đã sống đời đạo hạnh, hành trì Ngũ giới và Bát quan trai giới cùng các việc thiện khác, tùy theo phương tiện khả năng của mình.

Tất cả các chuyện này đã do Tôn giả Maha Moggallana (Đại Mục-kiền-liên) tường trình lên Đức Phật sau khi Tôn giả nhập định và nhờ thần lực đi lên cõi Thiên để gặp chư Thiên và hỏi chuyện. Về sau Đức Phật dùng các đề tài này để thuyết pháp.

Ở tập kinh này, chúng ta được dịp thưởng thức các vần thi kệ miêu tả đầy đủ mọi chi tiết về các kỳ quan trên thiên giới mà ta chưa từng gặp trong các tập kinh trước đây của 5 bộ Nikàya. Các vần kệ đầy thi vị hòa lẫn đạo vị ấy nói lên tính cách phong phú trữ tình của văn học Pàli được chư Tỷ kheo sáng tác với mục đích khuyến giáo sự tu tập của giới Phật tử tại gia.

* Chuyện Ngạ quỷ (Petavatthu) là tập kinh song hành với tập chuyện Thiên cung, miêu tả cảnh giới đau khổ của những người đã tạo ác nghiệp từ Tăng chúng cho đến giới cư sĩ tại gia. Các loài quỷ (Peta) trong các chuyện này gồm hai loại: một loại Ngạ quỷ hoàn toàn chịu khổ đau mọi mặt, và một loại quỷ thần được hưởng một phần hạnh phúc do một số thiện nghiệp đã làm và một phần khổ đau do ác nghiệp đời trước.

Tuy nhiên một số quỷ này được hưởng phước báo khi may mắn gặp thân nhân hay một vị Tỷ kheo thương xót nhận làm các thiện sự, bố thí, cúng dường v.v... rồi hồi hướng công đức về chúng để mong chúng được thoát khổ cảnh. Ở đây ta gặp những vần kệ miêu tả sự tương phản giữa hai cảnh giới ngạ quỷ và thần tiên của các loài quỷ.

Qua hai tác phẩm trên, tôi hy vọng chư vị Phật tử và độc giả thưởng thức những công trình văn học Pàli đầy tính cách đạo đức khuyến dụ mọi giới Phật tử một nếp sống đạo hạnh chân chánh để được hưởng hạnh phúc ở đời sau, nếu chưa được giác ngộ giải thoát hoàn toàn theo lý tưởng Phật giáo.

(Trích Nguyệt san Giác Ngộ, 01-1999)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo2/tb2-00.htm

01-04-2002

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7053)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5711)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6704)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5636)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6793)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7502)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7879)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7803)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6511)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.