01 Lời đầu sách của HT Thanh Từ 02 Đề Tựa của Tỳ Kheo Huệ Nguyên (1763) 03 Hành Trạng Thượng Sĩ 04 Đối Cơ (trả Lời Người Hỏi) 05 Tụng Cổ 06 Thi Ca: 06-1 Bài ca Tâm Phật 06-2 Bài ngâm phóng cuồng Sống chết nhàn mà thôi 06-3 Phàm Thánh không hai Mê ngộ không khác Ngâm bĩu môi 06-4 Bài văn Trứ Từ tự răn Thời tiết an định Dương chân Vào cát bụi 06-5 Muôn việc về như Thói đời hư dối Họa thơ quan Huyện Cảnh vật Tịnh Bang Họa Thơ Hưng Trí Thượng Vị Hầu 06-6 Tụng đạo học Trần Thánh Tông Chăn trâu đất Vui thích giang hồ Vật không tuỳ người Viếng Đại Sư Tăng Điền Thăm bệnh Đại Sư Phước Đường 06-7 Lễ Thiền sư Tiêu Dao ở Phước Đường Cảnh vật Phước Đường Tăng Pháp sư Thuần Nhất Đùa Thiền Sư Trí Viễn xem kinh giải nghĩa Điệu Tiên Sư Khuyên đời vào đạo Bảo chúng Bảo chúng Bảo học giả Chợt hứng 06-8 Cội tùng đáy khe Xuất trần Đạo lớn không khó Tâm vương Thả trâu Đề tịnh xá Chợt hứng Cây gậy Chiếu thân Tự đề Chợt tỉnh Tự tại Bảo học trò Bảo tu nghiệp Tây phương Thoát đời Vui thú giang hồ. 07 Lời Bạt Phụ Lục chữ Hán
LỜI ĐẦU SÁCH
Đạo Phật lấy giác ngộ làm cội gốc, Thái tử Tất-đạt-đa (Siddhàrtha) tọa thiền dưới cội bồ-đề được giác ngộ gọi là thành đạo hay thành Phật. Thành Phật có nghĩa là hoàn toàn giác ngộ, nói gọn là toàn giác. Những người tu hành được giác ngộ từng phần gọi là Bồ-tát (Bodhisattva) hay phần giác. Bồ-tát định nghĩa là Hữu tình giác và Giác hữu tình, tức là mình giác ngộ và chỉ dạy cho người cùng được giác ngộ. Từ Phật đến Bồ-tát đều căn cứ trên giác ngộ mà thành quả vị sai khác. Do đó, nói đến đạo Phật là nói đến giác ngộ, không giác ngộ là không phải đạo Phật.
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính. Hiện thời đức Phật có cư sĩ Duy-ma-cật (Vimalakirti), mặc dù là cư sĩ mà giác ngộ cũng được chư vị Bồ-tát và A-la-hán quí trọng. Hay tin ông bệnh, Phật sai các vị Bồ-tát và La-hán đến thăm, nhân đối đáp đạo lý các ngài bị ông khuất phục. Do đó bộ kinh Duy-ma-cật được ra đời. Ở Trung Hoa đời Đường có ông cư sĩ Bàng Long Uẩn ngộ đạo nơi hai Thiền sư Thạch Đầu Hy Thiên và Mã Tổ Đạo Nhất, các Thiền khách xuất gia mỗi khi ứng cơ đối đáp đều nể trọng ông. Nước Việt Nam đời Trần có Tuệ Trung Thượng Sĩ là cư sĩ tại gia do ngộ đạo, được cả cư sĩ cùng Tăng sĩ tìm đến tham học. Người học đạo chỉ quí trọng vấn đề giác ngộ, chớ không quan tâm bởi những vấn đề khác. Đây là chứng minh cụ thể Phật giáo Bắc tông cũng như Thiền tông đặt giác ngộ lên trên tất cả.
Quyển “TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ NGỮ LỤC” là một tác phẩm trác tuyệt, triết lý uyên thâm, văn chương thanh thoát. Thế mà, rất ít người Việt Nam chịu đọc, vì lẽ rất khó hiểu. Muốn cho đa số người Việt Nam hiểu được nhũng tác phẩm hay của tổ tiên mình, hàng Phật tử Việt Nam biết rõ đường lối tu hành của các bậc tiền bối, chúng tôi mạo muội giảng giải ra. Biết rằng làm như thế là trái tinh thần “đa nghi đa ngộ” của Thiền tông, song vì thương những người không biết của báu của ông cha mình, chúng tôi cam nhận sự chê trách của bậc tác gia mắt sáng, cốt cho độc giả đọc hiểu và ứng dụng được phần nào là thỏa nguyện của chúng tôi. Hơn nữa vì làm sống dậy Thiền học Việt Nam nên chúng tôi không ngại đức mỏng tài hèn cố gắng giảng giải.
Quyển sách này do ngài Điều Ngự (Trần Nhân Tông) ghi lời dạy của Thượng Sĩ, Thiền sư Pháp Loa lo khắc bản in. Trong phần chữ Hán có chia bốn phần: Đối cơ, Tụng cổ, Thi tụng, Tiểu sử. Chúng tôi dịch giảng đổi phần Tiểu sử lại trước để cho người đọc dễ lãnh hội hơn.
Trước đây, ông Trúc Thiên đã phiên dịch quyển sách này từ chữ Hán ra chữ Việt và xuất bản năm 1968. Sau này trong THƠ VĂN LÝ TRẦN tập II do Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội cũng dịch ra. Hai bản dịch trên khá hay, song thỉnh thoảng có đôi chỗ không thích hợp lý Thiền. Chúng tôi nương theo hai bản dịch này, dịch lại và giảng rõ ra, cốt giúp độc giả dễ cảm nhận và dễ lãnh hội. Chúng tôi chân thành tri ân những nhà dịch trước, đã đóng góp lớn lao cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam và cho công tác gây dựng lại “TỦ SÁCH PHẬT GIÁO VIỆT NAM” của chúng tôi. Chắc rằng việc giảng giải của chúng tôi có rất nhiều sai sót, mong những hàng thức giả cao minh lượng thứ cho và hoan hỉ chỉ những điểm sai lầm, để lần tái bản sau được chu toàn hơn.
Kính THÍCH THANH TỪ Thiền viện Thường Chiếu Mùa An Cư năm 1996
Quyển “Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục” này được xem là đình cao của tư tưởng Thiền học Việt Nam, do Tuệ Trung Thượng Sĩ trước tác, mà Thượng sĩ là một vị Bồ tát đời Trần, mang cốt cách của Duy Ma tái thế, Bàng Uẩn lai sinh. Người xưa nói: “Đồng thanh tương ứng, đồng khi tương cầu”, phàm những người cùng một tần số tư tưởng thường dễ gặp nhau và thông cảm với nhau thâm thiết.
Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục (gọi tắt là Thượng sĩ ngữ lục) là một tư liệu Thiền tông được biên soạn vào thời Trần. Sách do “Trúc Lâm đại đầu đà đệ nhất tổ Tịnh Huệ Điều Ngự Giác Hoàng khảo đính, Trúc Lâm hương đàn tự pháp đệ tử tiểu đầu đà Pháp Loa Phổ Tuệ biên” tức do Pháp Loa biên soạn
Truyền Tâm Pháp Yếu là một trong những bộ sách quan trọng nhất về Thiền tông, vì chứa đựng gần đầy đủ những giáo lý căn bản của phái này.
Nếu là người chưa quen với nền triết lý Thiền tông, rất khó mà hiểu sách. Vậy thiết tưởng, trước khi phân tách nội dung, nên nói sơ qua nguyên do và sự phát triển của Thiền na (Dhyyâna, tức là Thiền tông). Giáo lý của Tông này thường được coi như một lối giải thích riêng biệt của người Trung Hoa, đối với tinh yếu Phật giáo.
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.