Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển

16 Tháng Chín 201100:00(Xem: 29162)

HƯỚNG DẪN ĐỌC TAM TẠNG KINH ĐIỂN
Gs. U KO LAY (Yangon, Miến Điện)
Phật Lịch: 2546 - Dương Lịch: 2003 - Miến Lịch: 1365
Nguyên tác: "Guide to Tipitaka" Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch


Namo Tassa Bhagavato Sammā Sambuddhassa
Cúi đầu Đảnh Lễ Đấng Từ Tôn, Bậc Chánh Biến Tri Đáng Cúng Dường.

Đức Phật là Bậc A La Hán và ngài là Bậc Đáng Tôn Kính Nhất. Tất cả chúng sanh kể cả chư thiên và Phạm Thiên đều tôn kính Đức Phật bởi vì Đức Phật là Bậc Tối Thượng, Ngài đã tận diệt tất cả mọi phiền não, Ngài là Bậc Toàn Giác nhờ tự chứng ngộ Tứ Diệu Đế, và có sáu ân đức hào quang cao cả, đó là, Issariya (Tối Thượng), Dhamma (Trí Tuệ dẫn đến Niết Bàn), Yasa ( Danh tiếng và Đệ Tử), Sirī (Vẻ Uy Nghiêm Cao Thượng), Kāma (Lực Thành Đạt) và Payatta (Tinh Cần Chánh Niệm).

-ooOoo-

LỜI NÓI ĐẦU

Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.

Pháp của Đức Phật bao quát một lãnh vực rộng về nhiều chủ đề và được làm thành từ những lời sách tấn, giải thích và pháp lệnh.

Một cách phân loại và hệ thống hoá nào đó đã được sử dụng từ lâu đời giúp ghi nhớ kỹ, bởi vì Giáo Pháp của Đức Phật chỉ được truyền miệng từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Ba tháng sau khi Đức Phật Niết Bàn, Chư vị Đại Đệ Tử Phật tụng lại tất cả Giáo Pháp của Đức Từ Phụ, sau khi sưu tập chúng một cách có hệ thống và xếp loại chúng cẩn thận dưới những tiêu đề khác nhau thành những phần đặc biệt.

Những bài pháp và bài kinh nhằm cho cả tu sĩ lẫn cư sĩ, được Đức Phật giảng vào nhiều cơ hội khác nhau (cùng với một ít bài kinh được các đệ tử xuất sắc của ngài thuyết), được sưu tập và xếp loại thành những phần lớn được biết như Tạng Kinh.

Tạng lớn trong đó gồm những pháp lệnh và những lời sách tấn của Đức Phật về các phẩm hạnh, và thu thúc cả hai hoạt động thân và khẩu của tỳ khưu và tỳ khưu ni, hình thành giới luật cho họ được gọi là Tạng Luật.

Phương diện triết lý của Giáo Pháp Đức Thế Tôn sâu sắc hơn và trừu tượng hơn những bài pháp của Tạng Kinh, được xếp loại dưới tạng lớn gọi là Tạng Thắng Pháp. Thắng Pháp liên quan đến Chân Lý Tuyệt Đối, giải thích Những Chân Lý tuyệt đối và khám phá Tâm và Vật Chất và mối liên quan giữa chúng.

Tất cả những lời Phật dạy hình thành chủ đề và bản chất của Pali Canon, được chia thành ba phần gọi là Piṭaka- nghĩa đen là cái giỏ. Từ đó Tipiṭaka có nghĩa là ba cái giỏ hay ba tạng riêng biệt tàng chứa Giáo Lý của Đức Phật. Ở đây ẩn dụ 'cái giỏ' không có ý nghĩa nhiều như chức năng 'cất chứa' bất cứ thứ gì được đặt vào trong đó nhưng nó được sử dụng như một vật có thể chấp nhận được trong đó những pháp được trao truyền từ người nầy sang người khác như mang đất từ nơi khai thác bằng một đoàn công nhân làm việc theo dây chuyền.

Tam Tạng Thánh Điển được chia một cách có hệ thống và truyền từ đời nầy sang đời khác cùng với Chú Giải hình thành bộ sưu tập lớn về những tác phẩm văn học mà chư tu sĩ Phật Giáo phải học, nghiên cứu và ghi nhớ trong việc hoàn thành bổn phận học tập nghiên cứu.

CẢM TẠ

Thật là một đặc ân lớn cho tôi đã được tin cậy giao nhiệm vụ biên soạn cuốn sách nầy ' Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Thánh Điển' Theo như nó được biết, không phải một việc đơn giản, như trong đề cương, với toàn bộ Tam Tạng Thánh Điển. Thành thật hy vọng rằng bộ sưu tập nầy sẽ được nhận thấy hữu ích và sẳn sàng cho hầu hết độc giả muốn được cung cấp một cái nhìn toàn cảnh bao la và huy hoàng của Tam Tạng với đôi mắt chim đại diện cho tất cả lời Phật (và của vài vị đệ tử ngài) dạy và tất cả đều được tàng trữ trong Tam Tạng Thánh Điển.

Trong lúc biên soạn tác phẩm nầy, văn bản Pali được Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế Lần Thứ Sáu công nhận.cùng với những bản dịch Miến Ngữ đã được kế thừa trung thành nhất Chân thành cảm tạ đến Dagon U San Ngwe và ông U Myo Myint đã cho lời chú thích ở vài chương. Những tin tức và những sự kiện phụ thêm từ nhiều nguồn khác nhau. Một Bộ hoàn chính "Hỏi và Đáp" được báo cáo ở Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế Lần Thứ Sáu chứng minh là một nguồn khai thác tin tức trong nội dung của Tam Tạng Thánh Điển.

1. Tạng Luật- Hỏi và Đáp, Tập I
2. Tạng Luật - Hỏi và Đáp, Tập II
3. Tạng Kinh - 'Trường Bộ Kinh' Hỏi và Đáp.
4. Tạng Kinh - 'Trung Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập.I
5. Tạng Kinh -' Trung Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập.II
6. Tạng Kinh - 'Tương Ưng Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập. I
7. Tạng Kinh - 'Tương Ưng Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập. II
8. Tạng Kinh - 'Tăng Chi Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập. I
9. Tạng Kinh - 'Tăng Chi Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập.II
10. Tạng Thắng Pháp - 'Tập Bộ Kinh' Hỏi và Đáp.

Số đoạn được ghi trong tác phẩm nầy là từ những văn bản được ấn hành đã được Hội Nghị Phật Giáo Lần Thứ Sáu công nhận.

Cuối cùng tôi xin chân thành tri ân những thành viên trong Hội Đồng Biên Tập, Hội Tam Tạng Miến Điện, những người đã mất nhiều thời gian đọc lại hết bản thảo với sự cân nhắc tỉ mỉ và những người làm việc không mệt mỏi và cố vấn uyên bác cho bộ sưu tập nầy mang lại nhiều lợi ích.

Tháng Hai,1984
U Ko La

(Nguồn: http://www.viet.net/anson/uni/index.htm)





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2020(Xem: 9098)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 8099)
Đối nghịch, mâu thuẫn là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống. Khi không thể giải quyết, nó đưa đến thù ghét và chiến tranh. Từ ngày có con người trên trái đất cho đến ngày nay, chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 9719)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20. Đây là một bộ Đại Tạng Kinh của Bắc truyền được tổng hợp cũng như sự giảo chánh của các nhà học giả Phật Giáo Nhật Bản lúc đương thời qua các bộ Minh Đại Tạng, Càn Long Đại Tạng v.v… Tổng cộng gồm 100 quyển, dày mỏng khác nhau, mỗi quyển độ 1.000 đến 1.500 trang khổ lớn. Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt tại Đài Loan thành 203 cuốn(đã in được 93 cuốn), mỗi cuốn từ 800 đến 1.500 trang. Tổng cộng các bản dịch về Kinh, Luật, Luận của Đại Thừa không dưới 250.000 trang sách.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9245)
BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn..