47. Thân Phận Bọt Bèo

31 Tháng Tám 201719:51(Xem: 7003)

Giọt Sương Huyễn Hóa                                    Viên Lý



THÂN PHẬN BỌT BÈO


Bấy nhiêu năm hồn tôi vẫn thế      
Y nguyên xưa dường bị lãng quên      
Thời gian hỡi hằn sâu tất thảy      
Quên riêng tôi bờ bến vẫn mênh mang      
Chiều Paris mưa phùn đan kín lối      
Tôi một mình thả bộ mơ về xưa      
Bạn bè cũ chừng như xa lạ hết      
Năm tháng dài heo hút con đường xa      
Nay Paris, chiều London, mai Đan Mạch      
Mốt Na Uy rồi lại Hòa Lan      
Úc châu, Nhật Bản, New York, Washington      
Rồi Thụy Điển, Belgium và Bangkok      
Philippines, từng chặng kêu cầu      
Khàn cả cổ chẳng ai hoài đoái tới      
Đau buốt nào gặm nhấm trái tim côi!      
Nhân loại hỡi cớ sao hồn gỗ đá      
Đau buốt nào vẫn gõ nhịp liên hồi      
Nghe trong tôi tan tành từng tín niệm      
Nhân đạo, quyền làm người lưỡi hái rập rình luôn
Khoa học văn minh tình người meo mốc      
Cạn hết rồi bác ái lẫn từ bi      
Con số đồng tiền kè lên sự sống      
Bèo bọt thay phận Việt Nam nghèo.    


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Bảy 202500:06(Xem: 217)
Trong cơn mộng dài của kiếp người, ta thường nắm chặt những bóng hình thoáng qua – danh vọng, tình yêu, hay chính cái “tôi” mà ta gọi là bản thân – như thể chúng là chân lý vĩnh cửu. Nhưng nếu tất cả chỉ là bọt nước vỡ tan trên dòng sông, là ánh chớp lóe lên rồi tắt, ta còn lại gì giữa hư không? Kinh Kim Cương, như lưỡi gươm vàng rực rỡ, cắt đứt màn sương của ảo tưởng, để lộ ra thực tại sáng trong: không có “ta”, không có “người”, không có gì để nắm giữ, cũng chẳng có gì để buông bỏ.
08 Tháng Bảy 202523:41(Xem: 216)
Mục tiêu sau cùng là giải thoát khỏi sinh tử, thành tựu trí tuệ viên mãn – nơi không còn bị che lấp bởi phân biệt và vọng tưởng. Duy Thức và Trung Quán – Hai hướng đi lớn trong Đại thừa.Trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, có hai hệ thống tư tưởng nổi bật, mỗi hệ đều sâu sắc và dẫnđến giải thoát: Trung Quán Tông và Duy Thức Tông. Cả hai đều dựa trên tinh thần vô ngã – vô pháp, phủ nhận bản thể độc lập và hướng tới Niết-bàn, nhưng phương tiện tiếp cận và lập luận triếtlý lại hoàn toàn khác nhau. Trung Quán (Mādhyamika), do tổ Long Thọ khai sáng, chủ trương rằng tất cả pháp đều không có tự tính (śūnyatā), là “tánh không, duyên khởi”.
08 Tháng Bảy 202523:06(Xem: 252)
Có một tiếng hét từng xé toạc màn vô minh của kẻ học đạo. Có một bàn tay từng nâng lên mà không chỉ để chỉ, mà để đánh bật mọi vọng tưởng chấp thủ. Và, cũng có một bậc Thầy – không ban cho điều gì, chỉ lặng lẽ chỉ thẳng vào nơi không thể nắm bắt, nơi chẳng còn pháp nào để nương tựa: Đó là Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền.
08 Tháng Bảy 202522:46(Xem: 219)
Không có cùng định hướng về tinh thần thủ chấp được xuất phát từ cái tôi; nền giáo dục Phật Giáo đưa ra một khuôn mẫu khác. Trong hệ thống giáo dục này, cả kiến thức hữu hình và quan trọng hơn nữa, kiến thức vô hình được truyền từ vị thầy đến học trò của mình. Người thầy đóng vai trò như là cha mẹ, nuôi dưỡng và hướng dẫn người học trò để người ấy có thể đạt đến khả năng tối đa của họ và, dùng khả năng ấy để giúp ích cho xã hội và thế giới muôn loại. Kiến thức này, kết hợp với sự thực hành đường lối Trung Đạo, sẽ giúp cho cá nhân người ấy làm chủ được tâm thức, kiềm chế được hành vi của mình, tránh xung đột với người khác và giải quyết mọi vấn đề mà cả hai phía đều thật sự lợi lạc qua sự đồng thuận, hoan hỷ.
12 Tháng Mười 202401:05(Xem: 2341)
Ấn Độ là một trong những cái nôi tâm linh của thế giới, nơi đây được biết đến là lãnh địa của hàng loạt các tôn giáo lớn nhỏ và vô số hệ tư tưởng triết học. Từ thời cổ đại, con người của Đại Lục Tâm Linh này đã luôn đặt ra câu hỏi làm sao chấm dứt khổ đau, đạt được hạnh phúc vĩnh cửu cũng như không ngại thực hành những phương pháp tu luyện cực đoan đến cùng cực.
11 Tháng Mười 202405:58(Xem: 2988)
Chúng tôi tin rằng "Giới Luật Phật Giáo" sẽ trở thành một ngọn đuốc sáng dẫn lối, một nguồn động viên mạnh mẽ cho tất cả những ai đang trên hành trình hướng thiện và hướng thượng, lập nên Tăng cách quý hơn vàng ngọc của đệ tử Như Lai, là anh lạc vô giá trang nghiêm giáo lý vô thượng Phật đà.
15 Tháng Sáu 202310:51(Xem: 6534)
Phật pháp tại thế gian thời kỳ mạt pháp xuất hiện nhiều dị giáo làm cho hành giả sơ tâm tu tập dễ vướng các chướng do không biện được chánh, tà. Bởi thiếu phân định nên dễ đi vào con đường thành kiến sai lầm khiến một đời nỗ lực tu tập nhưng cứ mãi lẫn quẩn trong vòng luân chuyển của khổ đau, sanh tử. Với xuất phát điểm nơi tâm hướng đến con đường giải thoát, hành giả tu tập cần nương nhờ vào đoàn thể Tăng già - là những người thừa tự pháp của Phật, chọn đúng đường hướng hầu mong thoát khỏi cái khổ trần thế, thoát khỏi sự thiêu đốt của nhà lửa đang bốc cháy hừng hực nơi Ta Bà uế trược.
12 Tháng Sáu 202316:26(Xem: 5407)
Đức Phật đã từng dạy, trong mỗi chúng sanh đều có Phật tính và đều là những vị lai Phật. Hy vọng rằng mùa Phật đản về cũng là lúc chúng ta trở về với Phật tính, lắng nghe Pháp âm trong chính mình, để mỗi thời khắc đều là Phật thị hiện và, mỗi tấc đất trong cõi Ta Bà này đều là y báo trang nghiêm của chư Phật Thế Tôn. Có như vậy chúng ta mới thật sự đón mừng một mùa Phật Đản với tất cả tâm thành và ý nghĩa.
13 Tháng Ba 202315:04(Xem: 6243)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
27 Tháng Chín 202222:32(Xem: 85805)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.