Việt Nam chỉ giả vờ thông qua những biện pháp bảo vệ Nhân quyền của LHQ

30 Tháng Bảy 201500:56(Xem: 5294)
Trụ sở Liên Hợp Quốc (ảnh sưu tầm)
Trụ sở Liên Hợp Quốc (ảnh sưu tầm)

Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn, việc này được ca ngợi bởi Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền tại Bangkok là “một bước đi quan trọng nhằm bảo đảm việc phòng ngừa và ngăn cấm việc tra tấn.”

Nhưng bất chấp bao nhiêu điều ước quốc tế chế độ này đã ký kết, điều kiện nhân quyền trong nước vẫn không thay đổi và trong thực tế, việc phê chuẩn này chỉ được sử dụng như nước cờ tuyên truyền. Việt Nam đã ký kết gần như tất cả các công ước bảo vệ nhân quyền mà thế giới đã từng ban hành. Trong thực tế, việc hăng hái phê chuẩn các công ước của Liên Hợp Quốc không phải là điều gì mới. Khoảng năm 1982, Việt Nam trở thành thành viên của Công ước LHQ về các quyền Dân sự và Chính trị.

Điều đó đã không thể dừng việc chà đạp nhân quyền của chính quyền này. Theo Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế, Việt Nam có số lượng tù nhân chính trị  cao nhất – 212 – ở khu vực Đông Nam Á. Báo cáo Nhân quyền gần đây nhất của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu ra thực trạng đáng quan ngại, rằng “những vi phạm nhân quyền cụ thể bao gồm sự ngược đãi  liên tục của công an đối với nghi phạm trong thời gian bắt giữ bao gồm cả việc sử dụng vũ lực gây chết người cũng như điều kiện nhà tù khắc khổ; bắt bớ và giam giữ tùy tiện vì các hoạt động chính trị; và từ chối quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng. Bản chất chính trị, nạn tham nhũng trầm kha, và sự quản lý kém hiệu quả tiếp tục bóp méo đáng kể hệ thống tư pháp.

“Chính quyền này giới hạn tự do ngôn luận và báo chí và đàn áp các nhà bất đồng chính kiến; ngày càng hạn chế tự do internet; tiếp tục dính líu vào các cuộc tấn công các website chỉ trích theo như các báo cáo; duy trì giám sát các nhà bất đồng chính kiến; và tiếp tục hạn chế các quyền riêng tư và các quyền tự do hội họp, lập hội và đi lại”.

Từ năm 1982 đến nay, không có con số chính thức những người tìm cách chạy trốn khỏi đất nước nhưng bị bắt, bị đánh đập, bỏ tù và thậm chí bị giết. Không có con số chính thức và chính xác của các nạn nhân đã bị bức hại vì đã bày tỏ sự bất mãn với chính quyền. Chúng tôi càng mù tịt về những vụ việc chính quyền và công an tra tấn người dân thường. Chỉ biết rằng một bầu không khí vô cùng ngột ngạt đối với đa số người dân Việt Nam vẫn còn tồn tại ngay cả sau khi Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị đã có hiệu lực.

Không phải hoàn cảnh khốn cùng đẩy hàng trăm ngàn người dân vượt biển mà chính là chế độ áp bức và chà đạp Nhân quyền trắng trợn của những kẻ say men chiến thắng sau mùa xuân năm 1975.

Không ngạc nhiên khi tổ chức  Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam là kẻ thù của Internet. Gần đây, Freedom House, một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố bản Báo cáo “Tự do trên thế giới 2015″, trong đó Việt Nam vẫn được xếp hạng là một đất nước không có tự do, điều này hiển nhiên đặt ra sự nghi ngờ là Việt Nam ký các công ước bảo vệ nhân quyền để làm gì?

Mặc dù chính quyền tiếp tục vi phạm các công ước mà họ đã ký kết, Liên Hợp Quốc và các định chế nhân quyền của nó không có biện pháp thích hợp để đối phó, cho phép Việt Nam tiếp tục ký kết và vi phạm chúng. Không ai có lợi, ngoại trừ chế độ độc tài.

Bằng chứng là, từ cuối năm 2013, khi Việt Nam đã trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, cho đến nay những người lên tiếng phản đối đã bị bắt và bị kết án, Facebook bị chặn, các trang web truyền thông tự do bị đặt tường lửa, các địa chỉ email bị hack và các blogger nổi tiếng từng người một bị bắt giữ.

Rõ ràng, Cao ủy Nhân quyền LHQ đóng một vai trò rất khiêm tốn trong việc bảo vệ nhân quyền trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Ngày 23 tháng 10 năm 2014 khi ông Trương Tấn Sang gửi Công ước chống Tra tấn để Quốc hội phê chuẩn, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước chống tra tấn tại Việt Nam.”

Và Quốc hội bù nhìn đã không có việc gì để làm ngoài việc ủng hộ chính phủ, đó là truyền thống lâu đời của cái định chế lập pháp này. Như vậy, sau lưng của Liên Hợp Quốc, chính quyền Việt Nam đã tìm cách để vô hiệu hóa Công ước. Việc thực hiện Công ước một cách đầy đủ đòi hỏi sự hiện diện và sự kết hợp hoạt động của nhiều định chế: Công an, viện kiểm sát, tòa án, truyền thông tự do và xã hội dân sự. Dưới hệ thống độc đảng hiện nay, các định chế này được quản lý bởi Đảng Cộng sản. Công an phạm tội mà không bị trừng phạt.

Đối với những người bất đồng chính kiến, công an luôn được lệnh phải theo dõi, bắt giữ, đánh đập và khủng bố tinh thần. Viện kiểm sát và tòa án chỉ là hai bông hoa giả để trang trí cho chế độ. Nếu không có một nền pháp trị và các cơ chế để ngăn chặn và trừng phạt những kẻ tra tấn không tồn tại, thử hỏi, lấy nền tảng nào để thực hiện Công ước chống Tra tấn.

Đất nước này có tất cả các định chế mà một xã hội dân chủ có thể có, đặc biệt là xã hội dân sự. Nhưng tất cả đều là giả tạo, điều này gây khó khăn cho người dân để nhận thấy được sự cần thiết phải xây dựng những định chế thực sự. Nhà cầm quyền sử dụng những định chế giả để chuyển hướng sự chú ý quốc tế và tước đoạt của người dân  sự tài trợ từ quốc tế.

Theo nguyên tắc, khi tham gia vào sân chơi quốc tế, chấp nhận sự ràng buộc của các Công ước quốc tế, nước kí kết phải có những biện pháp minh bạch, công khai và có thể kiểm chứng được để tạo ra các định chế mới nhằm nâng đỡ cho việc thực hiện bản Công ước, đồng thời sửa đổi các văn bản luật pháp quốc gia sao cho phù hợp với nguyên tắc và quy chuẩn luật pháp quốc tế. 

Quyết định của chính phủ “không áp dụng trực tiếp quy định của Công ước chống tra tấn tại Việt Nam” không là gì khác ngoài một luận điệu mập mờ, nước đôi nhằm mở ra con đường khác tạo điều kiện cho họ tiếp tục sử dụng tra tấn như một công cụ đàn áp đối lập và ngăn chặn phong trào đòi dân chủ tự do tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, Hiến pháp không bằng các bộ luật, các bộ luật không bằng các sắc lệnh dưới luật…

Một luật gia Việt Nam từng tuyên bố rằng: “Ở Việt Nam có cả một rừng luật nhưng chỉ sử dụng luật rừng” xuất phát từ bối cảnh đó. Ấy vậy thì một Công ước như Công ước chống Tra tấn liệu có nghĩa lý gì?! Không lẽ Liên hiệp quốc đổ tiền của, nhân lực và thời gian ra để soạn thảo một văn bản luật quốc tế công phu như vậy chỉ để làm vật trang trí cho các chế độ độc tài như Việt Nam ?!

Việt Nam là quê hương của hơn 90 triệu con người. Chúng tôi, những người hoạt động nhân quyền vẫn sẽ tiếp tục dấn thân tranh đấu cho Nhân quyền , Nhân phẩm và Tự do cho người dân chúng tôi bất chấp có các công ước bảo vệ nhân quyền hay không, bất chấp có nhận được sự quan tâm của Liên hiệp quốc và các định chế nhân quyền của nó hay không.

Thế nhưng, tại sao Liên Hiệp Quốc lại chỉ đóng một vai trò mờ nhạt như thế trong lịch sử nhân loại? Phải chăng, nó không là gì hơn ngoài việc là một định chế bảo tồn cái nguyên trạng thế giới hậu đệ nhị thế chiến?

Huỳnh Thục Vy

Buôn Hô, tháng 2 năm 2015

Xem bản tiếng Anh:

http://www.asiasentinel.com/society/vietnam-passes-sham-un-rights-protection/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6700)
Như vậy, thời điểm “tháng Tám” mà một số công an nói với phật tử, cùng lời đe dọa “sẽ xúc chùa Liên Trì” rất có thể xuất phát từ thông tin nội bộ của các cơ quan trung ương về dự báo kết thúc đàm phán TPP, và kèm một chủ trương - âm mưu của chính quyền TP.HCM về thời điểm diễn ra cuộc cưỡng chế không khoan nhượng đối với chùa Liên Trì.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7348)
Theo các Công ước quốc tế về quyền con người và ngay cả Hiến pháp Việt Nam cũng thừa nhận quyền tư tôn giáo, tự do thờ phượng phải được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy chúng tôi yêu cầu UBND quận 2 tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của chúng tôi mà không di dời, giải tỏa Chùa Liên Trì.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6921)
Vào lúc 15 giờ chiều ngày 12/05/2015, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ David Saperstein dẫn đầu cùng phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ đã có cuộc thăm gặp và tiếp xúc với Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam (HĐLTVN) tại Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) số 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7249)
Cho đến nay, chính quyền vẫn tiếp tục phong tỏa các hoạt động ở khu vực xóm Khuôi Vin. Những nạn nhân bị thương nặng bị ép buộc phải cấp cứu ở bệnh viện tỉnh Hà Giang, nhân viên công an ngăn cản, không cho chở xuống bệnh viện ở Hà Nội để chữa trị. Có hơn 7 nạn nhân khác cùng bị thương trong vụ việc vẫn đang bị chính quyền bí mật theo dõi.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 5197)
Trong tư cách những lãnh đạo tinh thần đang đấu tranh cho tự do độc lập của tôn giáo cũng như cho nhân quyền và dân quyền của đồng bào, chúng tôi hoàn toàn bác bỏ toàn văn và mọi điều khoản LTNTG mà nhà cầm quyền Việt Nam đã soạn thảo bất chấp ý kiến của các tôn giáo, nhằm mục đích dùng bạo lực hành chánh tiêu diệt tôn giáo, ngõ hầu củng cố quyền lực độc tài toàn trị của đảng CS.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 5726)
Chúng tôi yêu cầu chính quyền chấm dứt ngay các hành động trấn áp các cuộc biểu tình ôn hoà của những người yêu cây xanh và yêu sự minh bạch. Nhiều cuộc biểu tình nữa sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới, chúng tôi kêu gọi cộng đồng các tổ chức XHDS ASEAN hãy theo dõi và ủng hộ người dân chúng tôi.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 4983)
Tổng vụ Từ thiện Xã hội Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất Hải Ngoại do Thượng Tọa THÍCH VIÊN HUY làm Tổng Vụ Trưởng được sự thống nhất của Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn Hải Ngoại đã tổ chức BUỔI TIỆC CHAY GIÚP TRẺ MỒ CÔI, NGƯỜI GIÀ KHUYẾT TẬT VÀ THƯƠNG PHẾ BINH VIỆT NAM CÔNG HÒA tại nhà hàng Seafood Wordl thành phố Westminster, Cali. Vào lúc 5:00 chiều ngày Chủ nhật 19 tháng 4 năm 2015.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6320)
Khóa Hội Thảo Kỳ I Trại Vạn Hạnh I & Tu Học Bậc Lực và phiên họp Thường Niên III nhiệm kỳ IX của Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN Tại Hoa Kỳ diễn ra tại Chùa Hoa Nghiêm, Fort Belvoir, Virginia, vào các ngày 26, 27, 28 & 29 tháng 3 năm 2015 vừa qua cũng đầy ấp bao hình ảnh thân thương đáng ghi nhớ.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 5511)
Tuyên bố chung này được đưa ra bởi các tổ chức kí tên dưới đây mà cũng là thành phần bị loại ra khỏi cái gọi là “Tiến trình quốc gia” của Việt Nam về ACSC/ APF 2015.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 6262)
Thầy Thích Không Tánh dù đã 72 tuổi những vẫn bị 4-5 viên côn an thường phục xông vào tấn công khiến rách cả áo cà sa. Bọn chúng thậm chí còn lớn tiếng đe dọa sẽ 'chém đầu' Hòa thượng.