Cang nghĩ càng xấu hổ

29 Tháng Bảy 201520:17(Xem: 4330)
ảnh sưu tầm
ảnh sưu tầm

Tôi nay tuổi đã cao lại có những chứng bịnh cao máu và đau tim vì vậy khi đọc một số tin có liên quan đến GHPGVNTN vào những ngày cuối năm 2013 và đầu năm 2014 tôi cảm thấy mình đang bị ngã gục thật sự. Cái đau của thể xác thì ít nhưng niềm đau của tâm hồn thì lại quá lớn lao.

Tôi là người lính, vì có duyên với Phật giáo nên bị tù và bị trù dập nhiều năm ở thập niên 60. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cùng với nhiều anh em sỹ quan khác, tôi phải sống cảnh tù tội nhục nhã trong những trại tù ở miền Bắc trên 12 năm và sau đó thì được đến định cư ở Hoa Kỳ theo diện HO.

Gần 20 năm nay, tôi và gia đình con cháu thường về các chùa để sinh hoạt, tu tập; trải qua những điều nghe thấy trong đó có Giáo chỉ số 9, v.v… Đã có những lúc tôi bàng hoàng đến sửng sờ nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh và khuyên bảo các con cháu của tôi là hãy vững tin nơi ba ngôi Tam bảo. Thời gian qua mau, mọi việc đã tạm yên lắng, tôi những tưởng như thế là nghiệp vận của Phật giáo đã qua rồi, không ngờ Giáo chỉ số 10 lại xuất hiện!

Đọc kỹ từng chữ, tra chiếu từng điều khoảng, tôi không ngờ cả một Giáo Hội có truyền thống ai cũng kính trọng trong đó có tấm lòng và sự đóng góp bằng những năm tháng tù tội của chúng tôi ở thời trai trẻ bây giờ chỉ là một trò đùa không hơn không kém.

Những lý do được nêu trong Giáo chỉ đều hoàn toàn sai sự thật, những điều khoảng căn cứ đều vi phạm Hiến Chương. Một Giáo Hội mà làm việc như thế là xem thường sự hiểu biết của quần chúng, là phản bội lại sự hy sinh của những tổ chức đấu tranh trong đó có rất nhiều Phật tử trẻ tuổi, là tự vả vào mặt của mình và cố tình dìm sinh mạng của Giáo Hội vào mộ huyệt.

Ba nhân vật trong GHPGVNTN mà tôi thường âm thầm quan sát lâu nay đó là:

(1). Đại lão HT Thích Thiện Hạnh, người có trình độ và kinh nghiệm hành chánh vững vàng, người đã từng làm phụ tá và Chánh Thư Ký cho ba đời Tăng Thống, một cao tăng được toàn thể tăng ni, Phật tử kính ngưỡng vậy mà bị những nhân vật bất chính trong Giáo hội lên án, bôi nhọ đủ thứ.

(2). Hoà thượng Thích Viên Định, một người hết lòng xây dựng Giáo hội, đã từng giữ những nhiệm vụ quan trọng như Tổng Thư ký, Phó Viện trưởng rồi sau cùng là Viện trưởng Viện Hoá Đạo, được Tăng ni, Phật tử kính ngưỡng lại bị những phần tử nội trùng quy chụp cho những tội danh vu vơ mà con nít cũng hiểu là do kỳ thị, ganh tỵ và nghi ngờ.

(3). Hoà thượng Thích Viên Lý, người đã hy sinh nhiều chục năm qua cho Giáo Hội đã giữ các chức vụ Phó Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Tổng thư ký VPIIVHĐ và Tổng Thư Ký của GHPGVNTNHN/HK, Chủ tịch Giáo Hội Hoa Kỳ và Chủ tịch VPIIVHĐ được quần chúng Phật tử kính trọng vì thầy vừa là một học giả tu hành đạo đức, vừa là một người có nhiều kinh nghiệm hành chánh, tranh đấu cho tự do nhân quyền và dân chủ lại bị nội trùng quy chụp những chiếc mũ buồn cười đến rỏ lệ. Tôi sẽ có dịp viết về Hoà thượng Thích Không Tánh, một người có lòng từ bi quảng đại, chịu khó chịu khổ cho Giáo hội trong một thời gian khá dài cũng như nhiều vị Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức rất đáng trân trọng khác.

Những người có tâm, có tầm và có tài thì bị đánh đuổi, chưởi mắng thậm tệ, còn những kẻ bất tài vô hạnh thì lại trèo cao chui sâu!

Ôi sự đời gẫm mà đau, đau cho bản thân và gia đình thì ít mà đau cho tiền đồ của đạo pháp và dân tộc thì nhiều, không bút mực nào có thể viết hết được.

Ngày hôm qua, đứa con út của tôi đã hỏi tôi về tình hình của Giáo hội, tôi chỉ biết cúi đầu thở dài và bất chợt hai giòng lệ nóng đã âm thầm lã chã trên đôi má.

Ở cái tuổi gần đất xa trời như tôi, như phần lớn những người đã hy sinh cả đời cho đất nước, và là một người phật tử, tôi chỉ có mỗi một mơ ước duy nhất đó là muốn thấy đạo pháp và dân tộc được huy hoàng, GHPGVNTN được vững mạnh, nào ngờ đâu, cái ước mơ ở cuối đời của tôi không những không thành tựu được mà ngược lại chỉ thấy toàn bóng đêm tối tăm trước mắt.

Giáo Hội hết việc tan nát này đến những đổ vỡ khác, việc nào cũng toàn là phi lý, cũng thật rất đáng trách. Một Giáo hội mà cách xử sự, giải quyết vấn đề nhỏ trong nội bộ còn thua một tổ chức ngoài đời, thậm chí còn tệ hơn cách giải quyết của một gia đình thì thử hỏi ai là người Phật tử mà lại không cảm thấy xấu xa, tủi hổ.

Đọc lại lịch sử cổ kim, tôi thấy thời đại nào cũng có nịnh thần và gian thần cả, nhưng nịnh thần hay gian thần chỉ thao túng được triều đình khi không có minh quân lãnh đạo. Câu hỏi mà tôi đặt ra ở đây là, phải chăng GHPGVNTN đang thiếu vị lãnh đạo tối cao có đủ tài đức và kinh nghiệm?

Nguyễn Văn Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Năm 2023(Xem: 3762)
Mùa Phật đản chính là lúc tất cả chúng ta nhớ nghĩ và cảm niệm ân đức cao dày của Đức Từ Phụ Thế Tôn, đồng thời cũng là lúc để quán chiếu tự tâm, phát huy thiện căn, hiển lộ Phật tính để an trú với “vị Phật” trong chính mình, mỗi người là một Pháp thân trang nghiêm pháp giới; nhất là giữa bối cảnh lịch sử có nhiều khủng hoảng, hận thù, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, nhân hoạ… như ngày nay.
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1906)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2294)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 1962)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2091)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1264)