Tiểu sử huynh trưởng cấp dũng Quảng Thừa – Tôn Thất Phú (1973 – 2013)

28 Tháng Bảy 201520:19(Xem: 5943)
Ý nghĩa Hoa Sen GĐPT
Ý nghĩa Hoa Sen GĐPT
TIỂU SỬ CỐ HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG

QUẢNG THỪA – TÔN THẤT PHÚ

(1937 – 2013)

—–š›&š›—–

Anh Tôn Thất Phú, sinh năm Mậu Dần (1937), tại thôn Lương Quán, xã Thủy Điều, huyện Hương Thủy, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên trong một gia đình truyền thống Phật giáo. Khi tuổi còn nhỏ, anh đã quy y Tam bảo với pháp danh Quảng Thừa. Anh lập gia đình cùng Chị Trần Thị Sáu, chung sống hạnh phúc. Anh có được 10 người con (2 trai, 8 gái) và  2 cháu Nội cùng 9 cháu ngoại, đều sống trong môi trường đạo đức.        

Năm 1950, anh gia nhập GĐPT Dương Biều, Huế với tư cách đoàn sinh; đến năm 1953, anh được làm Huynh trưởng, giữ chức vụ Đoàn trưởng Thiếu Nam. Năm 1955, anh làm giáo viên tiểu học ở Đà Nẵng, BHD Tỉnh nhà giao cho anh chức vụ Liên Đoàn trưởng nhằm xây dựng 03 đơn vị GĐPT: Vĩnh An, Thuận Thành và Tâm Minh. Sau một thời gian, các đơn vị này đã sinh hoạt tốt đẹp, nề nếp ổn định.

Năm 1960, anh được thuyên chuyển trở lại Huế. BHT.GĐPT Dương Biều mời anh đảm nhiệm vai trò Liên Đoàn trưởng. Đến năm 1962, anh được bầu vào BHD.GĐPT Thừa Thiên, Huế, làm Đại diện GĐPT tại Quận. Năm 1963, nhận sự chỉ đạo của BHD, anh tích cực điều động các đơn vị GĐPT Quận Hương Thủy – đồng hành với GĐPT Thừa Thiên, Huế tham gia công cuộc vận động “Bình đẳng Tôn giáo” do Tổng Hội PGVN lãnh đạo. Công cuộc này thành công như ý nguyện.

Đến năm 1966, trong cuộc biến động Phật giáo tại miền Trung. Các chùa tại cố đô Huế có thể bị tấn công, đàn áp… Anh được Giáo Hội giao phó trọng trách Tổng chỉ huy – điều động các lực lượng sẵn sàng hy sinh vì đạo, nhằm bảo vệ chùa Từ Đàm và chờ lệnh tiếp ứng cho các đơn vị bạn trong các chùa ở Đà Nẵng. Với quyết tâm dũng cảm hộ pháp của số Huynh trưởng này, các thế lực ngoại nhân không thể xâm nhập được.

Vì tích cực tham gia phong trào vận động bảo vệ Phật giáo nên chính quyền địa phương chụp mũ số Huynh trưởng này là “Việt cộng”, lợi dụng Phật giáo mà sách động quần chúng chống Chính phủ; họ ra Cáo thị truy bắt, nên anh trốn thoát, vào trú ngụ trong một ngôi chùa tại Cam Ranh. Đau khổ nhất cho anh là thân phụ từ trần mà anh không dám về cư tang, anh đã tổ chức Lễ cầu siêu và thọ tang cha mình ngay trong chùa trú xứ. Tuy đang sống trong tình cảnh bất an và thiếu thốn mọi thứ nhưng anh sẵn sàng nhận nhiệm vụ Liên Đoàn trưởng GĐPT Cam Linh (tức Từ Vân bây giờ) do nhu cầu cần thiết, kể từ tháng 6/1966 và liên tục qua 13 năm dài.

Tại đây, anh đã cộng tác cùng Huynh trưởng địa phương thành lập Ban Chấp hành GĐPT Thị xã Cam Ranh, rồi phát triển thêm nhiều đơn vị GĐPT tân lập: từ 02 đơn vị chính thức sinh hoạt vào năm 1952, nay có thêm 08 đơn vị mới.

Đầu năm 1967, Đại hội Huynh trưởng GĐPT Thị xã Cam Ranh lần thứ I, anh được bầu vào chức vụ Ủy viên Thiếu Nam. Nhiệm kỳ kế tiếp (1968 – 1970), anh giữ chức vụ Ủy viên Nội vụ. Các nhiệm kỳ từ năm 1970 trở về sau, anh nhiều lần XLTV hoặc Quyền Trưởng BHD Cam Ranh (do anh Trưởng Ban bận công vụ hoặc gặp khó khăn). Đầu năm 2011, anh làm Trưởng BHD.GĐPT Cam Ranh.

Suốt thời gian từ năm 1966 đến 1975, anh làm Thư ký và Giám thị Trường Trung, Tiểu học Bồ Đề của Thị GHPG Cam Ranh; đồng thời giữ chức vụ Liên Đoàn trưởng GĐPT Cam Linh và là thành viên cốt cán của BHD.GĐPT địa phương.

Nói chung, nhiệm vụ nào anh cũng hoàn thành, bổn trách gì anh cũng chu toàn. Sở dĩ được như vậy là nhờ bản thân anh có được những cơ duyên:

- Xuất thân từ cái nôi hình thành tổ chức GĐPTVN.

- Được huấn luyện tuần tự qua các Trại: Lộc Uyển năm 1953, A Dục năm 1957 và Huyền Trang năm 1960 tại Quảng Trị; Trại Vạn Hạnh I năm 1973 – 74.

- Đã thọ cấp Tập năm 1960, cấp Tín năm 1967, cấp Tấn năm 1973 và cấp Dũng năm 2013.

Cũng cần nêu rõ thêm về cuộc đời Huynh trưởng của anh Quảng Thừa Tôn Thất Phú:

- Tại Cam Ranh, anh đã  07 lần làm Trại trưởng Liên Trại Lộc Uyến – A Dục đào tạo 660 Huynh trưởng Sơ cấp; và 03 lần làm Trại trưởng Huyền Trang (từ năm 1992 đến 2007) tại Cam Ranh và Khánh Hòa, đào tạo 120 Huynh trưởng cấp II.

- Sau năm 1975, trước tình hình sinh hoạt khó khăn, anh đề nghị với thầy Thích Giác Hạnh (Chánh Đại diện Thị GHPG.CR) tập hợp các thành viên trong BHD.CR để có kế hoạch hành động hộ trì Chánh pháp. Nhờ thế mà các cơ sở vật chất của Phật giáo địa phương được duy trì – bảo quản.

- Bức xúc trước tình cảnh Phật giáo và GĐPT bị bức hại, phong toả Chùa TV có trụ sở BHD và Đoàn quán GĐPT, cầm tù thầy tu và Huynh trưởng chẳng có tội gì. Anh đã tìm mọi cách giải trừ ách nạn và phục hồi sinh hoạt GĐPT tại Cam Ranh.

- Việc anh sang Nhật Bản chỉ nhằm mục đích chữa bệnh cho bản thân và ổn định đời sống cho các con, chứ tâm ý của anh lúc nào cũng ưu tư về vấn đề sinh hoạt GĐPT. Chứng tỏ là anh đã hồi hương – thường trú tại Cam Ranh để tiếp tục tham gia phụng sự Tổ chức, Đạo pháp và Dân tộc.

- Trong công cuộc giải trừ Pháp nạn, anh đã có nhiều ưu tư, thao thức, trăn trở… nên anh đã vào Ban Đại diện GHPGVNTN với chức vụ Đặc Ủy Cư sĩ và Cố vấn BHD. GĐPT tỉnh Khánh Hòa.

- Anh chủ trương: “Thiệt vàng thì sợ chi lửa” với tinh thần Vô úy – vị tha; kết hợp với câu nói của thầy Trí Quang mà anh tâm đắc nhất là “Thà chết vì chân lý, chứ không chết vì bạo lực” nên bản thân anh tuy gặp nhiều việc gây khó khăn, oan trái, phá rối, nói xấu, hăm dọa, đủ thứ; nhưng tâm tư của anh vẫn không hề dao động – thối chuyển, anh vẫn kiên định với quan điểm, lập trường và lý tưởng của người huynh trưởng Áo Lam chân chính; anh vẫn  dấn thân phụng sự – bảo vệ sự trường tồn của Phật giáo và GĐPT; anh vẫn sống hạnh phúc gia đình, trong ấm ngoài êm.

Suốt thời gian trên 50 năm anh đã gắn bó sinh hoạt tổ chức GĐPT, đã từng đứng trước “đầu sóng ngọn gió”, dám chấp nhận hy sinh vì mục đích lý tưởng Áo Lam, đã vượt qua bao gian nan – nguy hiểm với một thái độ bất khuất, trung kiên để phụng sự Đạo pháp và Dân tộc.

Tuy nhiên, theo quy luật Vô thường – sự việc gì cũng có giới hạn nhất định! Mặc dù thân nhân của anh đã hết lòng chăm sóc sức khỏe, lo lắng chạy chữa nhưng qua những lần điều trị, bệnh tình của anh chỉ thuyên giảm để rồi ngày càng nghiêm trọng. Anh đã từ giã cõi dương trần – đến miền Tịnh cảnh vào lúc 21g15, ngày 25/12/2013 tại tư gia– số 438, đường 3/4, Cam Ranh; hưởng thọ 76 tuổi.

Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT chân thành tưởng niệm và cảm tạ công đức lớn lao của anh qua sự nghiệp nêu trên. Nguyện cầu chơn linh anh Quảng Thừa Tôn Thất Phú sớm vãng sanh Tịnh độ.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

Thay mặt GĐPT.Cam Ranh và Hiếu quyến cung soạn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 2022(Xem: 2795)
thiền Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất để chấm dứt hoàn toàn khổ đau. Pháp môn này giúp hành giả có thể khiến tâm an trú trong chánh niệm, tỉnh giác, xả ly tham ái, đạt tâm vô ngã, không thủ chấp, giải thoát toàn bộ lậu hoặc có đầy đủ từ bi và trí tuệ và, từ bi và trí tuệ chính là động lực khiến hành giả đồng cảm với những nỗi khổ của tha nhân. Trên căn bản của đại bi tâm hành giả sẽ không ngừng vận dụng mọi thiện phương tiện để cứu độ chúng sinh giải thoát vòng luân hối sanh tử. Do đó, hãy tinh tấn thực hành thiền Tứ Niệm Xứ để giải thoát khổ đau cho mình và muôn loài...
22 Tháng Tám 2022(Xem: 2039)
08 Tháng Tám 2022(Xem: 2384)
Ngày lễ Vu Lan không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa báo hiếu mà nó còn mang ý nghĩa tổng quát về mối liên hệ mật thiết giữa con người với con người và giữa con người với xã hội. Theo thông lệ, ngày lễ Vu Lan - Tự Tứ được tổ chức sau khi chư Tăng kết thúc mùa an cư kiết hạ với mục đích nương tựa vào sức mạnh thanh tịnh hòa hợp của Tăng Đoàn để nâng cao khả tính báo ân và dụng lực cứu khổ.
19 Tháng Bảy 2022(Xem: 4129)
Sáng nay, ngày 19/07/2022 vào lúc 12 giờ trưa. Trong đạo tình linh sơn cốt nhục HT Thích Viên Lý-Chủ Tịch Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại đã quan lâm đến Chùa Việt Nam-Los Angeles để hộ niệm và cung tiễn nhục thân của Cố Hòa Thượng thượng Như hạ Minh. Kính ngưỡng nguyện Giác Linh Người Cao Đăng Phật Quốc, Hội Nhập Ta Bà Phân Thân Hoá Độ.
19 Tháng Bảy 2022(Xem: 2864)
Vu lan là ngày đại lễ thiêng liêng của Phật giáo. Nhưng ngày nay, lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ riêng của Phật giáo, mà do tính khế cơ, khế lý nên đã nghiễm nhiên trở thành ngày lễ truyền thống văn hóa, mang đậm tính nhân văn của nhiều dân tộc văn minh trên toàn thế giới. Nhất là dân tộc Việt Nam thân yêu, một dân tộc vốn có nếp sống tâm linh cao đẹp từ thuở cha ông chúng ta dựng cờ mở nước. Điều nầy, cho thấy ý nghĩa ngày lễ Vu lan đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tâm linh của dân tộc và nhân loại biết chừng nào!
14 Tháng Sáu 2022(Xem: 5118)
Nhằm góp phần vào việc hoằng dương chánh pháp trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả mọi việc làm và ý nghĩ đều hướng đến thực dụng. Để giúp cho mọi người dễ dàng tiếp xúc với kho tàng giáo lý của Đức Phật, giúp cho mọi người dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu tìm hiểu lời Phật dạy trên cơ sở chánh tín.
01 Tháng Sáu 2022(Xem: 6012)
Lịch sử Phật Giáo là một dòng chảy xuyên suốt mà mối liên hệ gắn bó của nó không chỉ là những thời khắc ngắn ngủi nhưng lại là một nối kết mật thiết được khởi đi từ nhiều kiếp quá khứ.