Thực phẩm cay có thể giúp bạn sống lâu hơn

09 Tháng Tám 201509:13(Xem: 5551)

THỰC PHẨM CAY CÓ THỂ GIÚP BẠN SỐNG LÂU HƠN,
THEO MỘT NGHIÊN CỨU MỚI
By Liza Lucas, đặc biệt với CNN Cập nhật 09:44 ET, Fri 07 tháng tám năm 2015

ot ot(CNN) Nóng, nóng, thức ăn nóng là trọng tâm của nghiên cứu mới công bố tuần này cho thấy rằng ăn các thành phần bốc lửa như ớt có thể làm nhiều điều tốt hơn là đốt cháy lưỡi của bạn. Những thực phẩm này có thể giúp bạn sống lâu hơn.

Những nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát gần 500.000 người trên 10 vùng khác nhau ở Trung Quốc trong độ tuổi từ 30 đến 79 về tần suất ăn đồ cay, nóng. Trong số người này không bao gồm những người có bệnh ung thư, bệnh tim và đột quỵ.

Các ứng viên tham gia được theo dõi trong 7 năm và trong khoảng thời gian đó có khoảng 20.214 người qua đời.

Theo kết quả được công bố trên tạp chí The BMJ (*), các nhà nghiên cứu nhận thấy những người ăn nhiều thức ăn cay 1 hoặc 2 lần trong tuần có tỉ lệ tử vong ít hơn 10% so với những người ăn cay ít hơn 1 lần/tuần. Thậm chí, những người ăn đồ cay nhiều hơn 3 lần trong tuần có tỉ lệ tử vong giảm 14%.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chất capsaicin trong ớt có thể làm giảm viêm, cải thiện tình trạng trao đổi chất và có ảnh hưởng tích cực lên các vi khuẩn đường ruột. Nhưng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu ảnh hưởng của chất capsaicin đối với tỷ lệ tử vong.

Người đứng đầu nghiên cứu – Lu Qi – Phó giáo sư trường Đại học Harvard School of Public Health tại Boston cho biết: “Hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa việc ăn đồ cay và tỉ lệ tử vong. Chúng ta cần thêm dữ liệu từ một quần thể nghiên cứu khác”.

Các nhà nghiên cứu hiện nay chưa thể biết chính xác lý do vì sao thức ăn cay có thể làm tăng tuổi thọ nhưng một số nghiên cứu trước đó trên tế bào và động vật cho thấy những cơ chế khả quan.

Theo đó, việc hấp thụ nhiều đồ ăn cay có thể làm giảm viêm nhiễm, tăng cường sự phân giải chất béo trong cơ thể, đồng thời thay đổi thành phần các vi khuẩn đường ruột.Bên cạnh đó, người tham gia cũng được hỏi về loại ớt thường sử dụng, lựa chọn giữa ớt tươi, ớt sấy khô, tương ớt, hay sa tế.

Kết quả cho thấy ớt tươi và ớt sấy khô được ưa chuộng bởi những người ăn cay ít nhất 1 lần/tuần.
Nhưng theo Nita Forouhi – nhà dịch tễ học dinh dưỡng tại ĐH Cambridge, Anh: “Không thể chắc chắn rằng kết quả có được là nhờ ớt, hay ớt chỉ là một yếu tố trong các thành phần dinh dưỡng có lợi khác”.

Tại thời điểm này, các khoa học gia chưa thể xác định chính xác thức ăn cay đem lại hiệu ứng có lợi cho sức khỏe con người, hay làm giảm tỉ lệ tử vong.

Forouhi cho rằng: “Cần có nhiều nghiên cứu trong tương lai để xác định xem việc ăn thức ăn cay có lợi cho sức khỏe và là nguyên nhân trực tiếp giúp tăng tuổi thọ, hay chỉ là một yếu tố trong chế độ ăn lành mạnh của một người”.

Theo các nhà nghiên cứu, capsaicin trong ớt tươi tốt hơn trong ớt khô. Và sau đây là một số lý do để thêm ớt vào bữa ăn:

- Capsaicin trong ớt có thể giảm nguy cơ phát triển các khối u, kích hoạt các tế bào nhận cảm trong đường ruột. Capsaicin cũng hoạt động như thuốc giảm đau.

- Thực phẩm cay cũng tăng cường khả năng tình dục.

- Thực phẩm cay làm cơ thể cảm thấy no, có tác dụng giảm cân. Ngoài ra còn giúp cơ thể đốt đốt cháy nhiều calo hơn.

(*) The BMJ is a weekly peer-reviewed medical journal. It is one of the world's oldest general medical journals. Originally called the British Medical Journal, the title was officially shortened to BMJ in 1988, and then changed to The BMJ in 2014.

Theo CNN & British Medical Journal
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8495)
Ăn chay trước kia thường được dùng ám chỉ cho các nhà sư Phật Giáo. Tuy nhiên, ngày nay khoa học đã chứng minh, ăn chay có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Biên tập viên Thanh Thủy VTV2 phỏng vấn nữ tài tử Hollywood Maggie Q tại sao chị từ bỏ ăn mặn lại ăn chay.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5340)
Chúng ta hãy đi gặp ông Jaap Korteweg. Ông là người đồ tể đặc biệt: một người đồ tể không muốn cắt cổ làm thịt súc vật, vì ông là một người bán thịt-chay. Các quầy hàng trong tiệm của ông chứa đầy các sản phẩm không-có-thịt, tuy nhiên, các sản phẩm nầy có mùi vị giống-như-thịt, và trông giống-như-thịt, cho nên làm chúng ta cảm thấy các sản phẩm nầy giống-như-thịt.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9704)
Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không?
27 Tháng Mười 2015(Xem: 5332)
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hôm thứ hai rằng ăn thịt chế biến như xúc xích và các loại thịt ham (một loại thịt giăm bông kiểu Tây) gây ung thư, trong khi thịt đỏ chưa qua chế biến cũng có thể gây bệnh ung thư. Từ nay, Bộ nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp thịt chế biến như là nguyên nhân "gây ung thư cho con người", dựa trên bằng chứng từ hàng trăm công trình nghiên cứu, và liên kết nó đặc biệt với ung thư đại tràng, hoặc trực tràng (phần ruột già).
27 Tháng Mười 2015(Xem: 10772)
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 9779)
15 Tháng Mười 2015(Xem: 12276)
Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên YouTube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8537)
do đài truyền hình VTV Cab 10 thực hiện
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5669)
Kim A. Williams, MD, bác sĩ tim mạch, khoa trưởng khoa tim mạch bệnh viện Rush University Medical Center in Chicago, chủ tịch của tổ chức chuyên ngành Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology), giải thích lý do tại sao ông ăn chay thuần từ năm 2003 và bây giờ ông đề nghị các bệnh nhân của ông nên làm như ông.
22 Tháng Chín 2015(Xem: 7654)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình.