Thực phẩm cay có thể giúp bạn sống lâu hơn

09 Tháng Tám 201509:13(Xem: 5549)

THỰC PHẨM CAY CÓ THỂ GIÚP BẠN SỐNG LÂU HƠN,
THEO MỘT NGHIÊN CỨU MỚI
By Liza Lucas, đặc biệt với CNN Cập nhật 09:44 ET, Fri 07 tháng tám năm 2015

ot ot(CNN) Nóng, nóng, thức ăn nóng là trọng tâm của nghiên cứu mới công bố tuần này cho thấy rằng ăn các thành phần bốc lửa như ớt có thể làm nhiều điều tốt hơn là đốt cháy lưỡi của bạn. Những thực phẩm này có thể giúp bạn sống lâu hơn.

Những nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát gần 500.000 người trên 10 vùng khác nhau ở Trung Quốc trong độ tuổi từ 30 đến 79 về tần suất ăn đồ cay, nóng. Trong số người này không bao gồm những người có bệnh ung thư, bệnh tim và đột quỵ.

Các ứng viên tham gia được theo dõi trong 7 năm và trong khoảng thời gian đó có khoảng 20.214 người qua đời.

Theo kết quả được công bố trên tạp chí The BMJ (*), các nhà nghiên cứu nhận thấy những người ăn nhiều thức ăn cay 1 hoặc 2 lần trong tuần có tỉ lệ tử vong ít hơn 10% so với những người ăn cay ít hơn 1 lần/tuần. Thậm chí, những người ăn đồ cay nhiều hơn 3 lần trong tuần có tỉ lệ tử vong giảm 14%.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chất capsaicin trong ớt có thể làm giảm viêm, cải thiện tình trạng trao đổi chất và có ảnh hưởng tích cực lên các vi khuẩn đường ruột. Nhưng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu ảnh hưởng của chất capsaicin đối với tỷ lệ tử vong.

Người đứng đầu nghiên cứu – Lu Qi – Phó giáo sư trường Đại học Harvard School of Public Health tại Boston cho biết: “Hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa việc ăn đồ cay và tỉ lệ tử vong. Chúng ta cần thêm dữ liệu từ một quần thể nghiên cứu khác”.

Các nhà nghiên cứu hiện nay chưa thể biết chính xác lý do vì sao thức ăn cay có thể làm tăng tuổi thọ nhưng một số nghiên cứu trước đó trên tế bào và động vật cho thấy những cơ chế khả quan.

Theo đó, việc hấp thụ nhiều đồ ăn cay có thể làm giảm viêm nhiễm, tăng cường sự phân giải chất béo trong cơ thể, đồng thời thay đổi thành phần các vi khuẩn đường ruột.Bên cạnh đó, người tham gia cũng được hỏi về loại ớt thường sử dụng, lựa chọn giữa ớt tươi, ớt sấy khô, tương ớt, hay sa tế.

Kết quả cho thấy ớt tươi và ớt sấy khô được ưa chuộng bởi những người ăn cay ít nhất 1 lần/tuần.
Nhưng theo Nita Forouhi – nhà dịch tễ học dinh dưỡng tại ĐH Cambridge, Anh: “Không thể chắc chắn rằng kết quả có được là nhờ ớt, hay ớt chỉ là một yếu tố trong các thành phần dinh dưỡng có lợi khác”.

Tại thời điểm này, các khoa học gia chưa thể xác định chính xác thức ăn cay đem lại hiệu ứng có lợi cho sức khỏe con người, hay làm giảm tỉ lệ tử vong.

Forouhi cho rằng: “Cần có nhiều nghiên cứu trong tương lai để xác định xem việc ăn thức ăn cay có lợi cho sức khỏe và là nguyên nhân trực tiếp giúp tăng tuổi thọ, hay chỉ là một yếu tố trong chế độ ăn lành mạnh của một người”.

Theo các nhà nghiên cứu, capsaicin trong ớt tươi tốt hơn trong ớt khô. Và sau đây là một số lý do để thêm ớt vào bữa ăn:

- Capsaicin trong ớt có thể giảm nguy cơ phát triển các khối u, kích hoạt các tế bào nhận cảm trong đường ruột. Capsaicin cũng hoạt động như thuốc giảm đau.

- Thực phẩm cay cũng tăng cường khả năng tình dục.

- Thực phẩm cay làm cơ thể cảm thấy no, có tác dụng giảm cân. Ngoài ra còn giúp cơ thể đốt đốt cháy nhiều calo hơn.

(*) The BMJ is a weekly peer-reviewed medical journal. It is one of the world's oldest general medical journals. Originally called the British Medical Journal, the title was officially shortened to BMJ in 1988, and then changed to The BMJ in 2014.

Theo CNN & British Medical Journal
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5593)
Trong việc đánh thức và cảnh báo về sự suy thoái môi trường và sự hủy diệt một số lượng lớn những loài động vật, vấn đề trở nên cấp thiết đối với loài người là đánh giá lại thái độ của mình đối với môi trường và động vật. Một nền văn minh mà ở đó chúng ta giết hại và bóc lột những dạng đời sống khác để sống thì không phải là một nền văn minh của những con người có tâm thức khỏe mạnh.
05 Tháng Năm 2016(Xem: 5861)
Thành phần: 200 g đậu nành (NÊN MUA ĐẬU NÀNH PHƯƠNG LÂM HẠT VÀNG ĐẬM, HẠT KHÔNG TRÒN VO NHƯ ĐẬU NGOẠI- ĐẬU PHƯƠNG LÂM CHO SỮA VÀ ĐẬU HŨ BÉO) ¾ chén dấm + 1/3 hay ½ muỗng muối: cả 2 khuấy đều (Nếu là 1kg thì nhân lên)
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5552)
Những người xuất thân từ những gia đình có truyền thống ăn chay lâu dài qua nhiều thế hệ có thể bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư lớn hơn nếu như họ từ bỏ truyền thống ăn chay của dòng tộc, nghiên cứu mới cảnh báo như vậy.
01 Tháng Tư 2016(Xem: 5614)
Mục đích của bài viết này là để trình bày với các bác sỹ một bản cập nhật (thông tin mới nhất) về các chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Những mối quan tâm về việc gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe được nói đến trên toàn quốc, thậm chí là những lối sống không lành mạnh đang góp phần vào việc lan rộng bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12039)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8275)
Trước tình hình thay đổi khí hậu của Trái đất cũng như tình trạng thực phẩm tại Việt nam đang bị nhiễm hóa chất nặng nề thì ăn chay là giải pháp hữu hiệu góp phần to lớn bảo vệ thế giới và sức khỏe loài người. Với tâm nguyện đó mà chương trình Ngày An lạc kỳ 5 tại Chùa Pháp Vân đã được diễn ra vô cùng thành công với chủ đề Ươm mầm yêu thương...
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5566)
Một trong những vấn đề lớn của nhân loại hiện nay là sự hâm nóng toàn cầu đang diễn ra. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 7 (MDG 7) đề cập đến “Đảm bảo bền vững về môi trường”. Nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, không khí và nhiệt độ mặt biển toàn cầu đã tăng khoảng 0,8°C (1,4°F), với khoảng hai phần ba sự gia tăng xảy ra từ năm 1980. Mỗi thập kỷ trong ba 2. thập kỷ qua, nhiệt độ liên tục nóng lên ở bề mặt trái đất hơn bất kỳ thập kỷ trước kể từ năm 1850.3
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7737)
Jean Sabastien Dufresne bắt đầu chuyển dần từ ăn mặn sang ăn chay cách đây chừng hơn 10 năm. Ý thức được thức ăn nuôi gia súc quá lớn thừa nuôi toàn dân trên trái đất này nên anh muốn phát tâm ăn chay. Biết rằng chất thải do các con vật gây ra quá lớn ảnh hưởng đến môi sinh, làm tăng sự nóng lên của trái đất, anh muốn ăn chay. Anh muốn ăn chay ngày đầu tiên là bởi muốn tốt lên cho trái đất.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7039)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.