Lưu vong khúc

10 Tháng Sáu 201623:28(Xem: 4970)

LƯU VONG KHÚC
Vĩnh Hảo

 

blankCổ thụ nghìn năm, vươn thẳng trời phương nam
Đâm chồi, tủa nhánh, tỏa bóng bao la trên đất lành
Người nương thân, cỏ cây trổ hoa đơm trái,
Chim, sóc, côn trùng... đêm ngày lừng tiếng hoan ca
Một thời vòi vọi bờ đông, sừng sững non đoài, cao vút
Nào ai hay, có khi cũng hiện tướng suy tàn!
Nước cạn, đất khô, sâu mọt đục khoét
Từ rễ đến ngọn e chừng đã mục ruỗng
Cũng đành: đại bàng soải cánh tha phương, người hiền lánh mặt
Những người hiền đã từng đánh đuổi kẻ hung hăng
Đã từng uy phong chống giặc ngoài lấn hiếp
Nhưng không biết đối sách nào với loài sâu mọt bé tí
Cũng đành: ẩn tích non cao, khuất thân rừng thẳm
Có khi làm kẻ không nhà, du hành qua những phố thị
Lắng nghe hơi thở sinh dân
Quặn đau tiếng khóc muôn loài…
Có khi băng rừng vượt biển, làm kẻ tha hương
Lao đao sống gửi quê người, mà lòng nào nguôi
Nhớ nước, thương non, xót dân tình khổ lụy
Vời vợi đôi bờ biển lớn
Canh cánh quê nhà đoái trông

Này anh này chị này em
Nước đục còn dùng được không?
Nước nhục lấy chi mà rửa?
Tôm cá, chim trời, cây cỏ chết
Rồi người sẽ chết dần mòn trong năm tháng nào đó
Biển, đất hoang vu
Làng quê quạnh vắng
Còn ai ghi lại tang thương nầy!

Ngoắc ngoải chờ ai cứu vớt
Lây lất tạm sống từng giây
Biển rộng không dung được cá
Thì đất nầy chứa chấp những ai!
Quê nhà rợp cả rừng cờ
Hay máu lệ trải khắp non sông!
Người đi, kẻ ở nay cùng một phận: LƯU VONG!
Làm người xa xứ, hoặc lạc loài trên chính quê hương mình.

Hỡi anh chị em, hãy tự hỏi
Còn lối thoát nào cho chúng ta?
Cây nghiêng bờ đông, cành gẫy bờ tây
Bão giông đã tận một phương nầy
Biển mất, đất mất, ta còn gì để mất!
Ngồi xuống cùng nhau, mở rộng đôi tay trần
Mặc định một lần: không làm kẻ lưu vong nữa
Quê nhà là đây:
Trong tiếng nói, trong con tim đồng điệu
Hãy nói cùng nhau, hãy đập cùng nhau
Trang sử nầy!

Vĩnh Hảo
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 2014(Xem: 12068)
Kinh Hiền Ngu thuộc bộ phận “Thí dụ” hoặc “Nhân duyên”, là một trong mười hai phần giáo của Kinh điển. Nội dung kinh này gồm những mẩu chuyện ghi chếp về tiền thân của đức Phật ở đời quá khứ có liên hệ với hiện tại, hoặc ở đời hiện tại có liên hệ với quá khứ, cũng là những chuyện được Phật hóa độ, Phật thụ ký, và những chuyện khuyến thiện trừng ác… Về kỹ thuật thuyết minh, chuyện dựa trên căn bản nhân duyên hoặc thí dụ, thiện nghiệp và ác nghiệp. Căn cứ vào những phần tướng của thiện và ác nên mới có hiền và ngu. Vì vậy nên tên kinh gọi là Hiền Ngu, nay gọi tắt là “Kinh Hiền”
10 Tháng Chín 2014(Xem: 10970)
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12877)
Cứ mỗi độ thu về, chúng ta lại có dịp cử hành lễ Vu Lan báo hiếu. Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người con hiếu thảo không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là tuyển tập nhạc chủ đề Vu Lan và Mẹ…
03 Tháng Tám 2014(Xem: 8846)
1- Hỡi ôi! Khi biết chút ít về đạo hiếu Thì mẹ đã trăng tà khuất núi Ngọn lửa nhớ thương âm ỉ tháng năm dài Một trăm bài thơ về mẹ Chỉ là mấy giọt sương phơi Không thấm ướt cây cỏ cõi lòng con hoang mạc! Ôi! Đảnh lễ bụi đất nghìn trùng Ôi! Đảnh lễ Tu Di sơn nghĩa ân cao chót vót Ngôn và lời: Đốm mộng vẽ không hoa! Tạc tượng làm sao giữa cõi ta-bà
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 44180)
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 6582)
Ngày xưa Hán Cao Hoàng bên Tầu vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, không tìm được một phương sách hiệu quả nào mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho vua Hung Nô. Người con gái đó là Chiêu Quân. Cách đó khoảng hai ngàn năm ở phương Nam, vua nước Việt là đức vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân vua Chiêm Thành...
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 9476)
Phóng cuồng ngâm: Từ trước đến nay, chữ “cuồng” này người ta thường hiểu là ngông, là cuồng, là điên. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Khá hơn chút nữa – đa phần bản dịch – đều nói cuồng là cuồng nhiệt, ý khí mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng trong ‘Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục dịch giải’ - đã nói về cái cuồng theo nghĩa như thế này, đáng cho chúng ta suy gẫm:
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 7843)
Khi những tiếng nhạc của các ca khúc thời “Tịnh Tâm Khúc” bắt đầu rơi vào dòng thời gian miên viễn, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo – sau hơn hai thập niên giữ im lặng – bây giờ xuất hiện trở lại, và cho phát hành đĩa nhạc “Khúc Vô Thanh.” Phải chăng, khúc vô thanh có nghĩa là cây đàn guitar phải treo lên vách để phơi bụi sau một thời của những tình ca tuyệt vời?