Lưu vong khúc

10 Tháng Sáu 201623:28(Xem: 4957)

LƯU VONG KHÚC
Vĩnh Hảo

 

blankCổ thụ nghìn năm, vươn thẳng trời phương nam
Đâm chồi, tủa nhánh, tỏa bóng bao la trên đất lành
Người nương thân, cỏ cây trổ hoa đơm trái,
Chim, sóc, côn trùng... đêm ngày lừng tiếng hoan ca
Một thời vòi vọi bờ đông, sừng sững non đoài, cao vút
Nào ai hay, có khi cũng hiện tướng suy tàn!
Nước cạn, đất khô, sâu mọt đục khoét
Từ rễ đến ngọn e chừng đã mục ruỗng
Cũng đành: đại bàng soải cánh tha phương, người hiền lánh mặt
Những người hiền đã từng đánh đuổi kẻ hung hăng
Đã từng uy phong chống giặc ngoài lấn hiếp
Nhưng không biết đối sách nào với loài sâu mọt bé tí
Cũng đành: ẩn tích non cao, khuất thân rừng thẳm
Có khi làm kẻ không nhà, du hành qua những phố thị
Lắng nghe hơi thở sinh dân
Quặn đau tiếng khóc muôn loài…
Có khi băng rừng vượt biển, làm kẻ tha hương
Lao đao sống gửi quê người, mà lòng nào nguôi
Nhớ nước, thương non, xót dân tình khổ lụy
Vời vợi đôi bờ biển lớn
Canh cánh quê nhà đoái trông

Này anh này chị này em
Nước đục còn dùng được không?
Nước nhục lấy chi mà rửa?
Tôm cá, chim trời, cây cỏ chết
Rồi người sẽ chết dần mòn trong năm tháng nào đó
Biển, đất hoang vu
Làng quê quạnh vắng
Còn ai ghi lại tang thương nầy!

Ngoắc ngoải chờ ai cứu vớt
Lây lất tạm sống từng giây
Biển rộng không dung được cá
Thì đất nầy chứa chấp những ai!
Quê nhà rợp cả rừng cờ
Hay máu lệ trải khắp non sông!
Người đi, kẻ ở nay cùng một phận: LƯU VONG!
Làm người xa xứ, hoặc lạc loài trên chính quê hương mình.

Hỡi anh chị em, hãy tự hỏi
Còn lối thoát nào cho chúng ta?
Cây nghiêng bờ đông, cành gẫy bờ tây
Bão giông đã tận một phương nầy
Biển mất, đất mất, ta còn gì để mất!
Ngồi xuống cùng nhau, mở rộng đôi tay trần
Mặc định một lần: không làm kẻ lưu vong nữa
Quê nhà là đây:
Trong tiếng nói, trong con tim đồng điệu
Hãy nói cùng nhau, hãy đập cùng nhau
Trang sử nầy!

Vĩnh Hảo
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 9132)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống / Thấy thực rong bèo / Lá rác cuộn về Đông / Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng / Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng /
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7245)
Cõi thơ Mặc Phương Tử cũng như cõi thơ Phạm Thiên Thư hay cõi thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh, từ bao giờ đến bây giờ vẫn trên thể điệu phiêu nhiên, vừa trữ tình chơn chất bình dị, vừa sâu sắc lặng trầm
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9510)
Người ta hay nói về thơ thiền, bàn về thơ thiền; họ đã lý giải rất hay về cái đẹp, về thiên nhiên, về con người, về không thời gian thiền – nhưng “thiền” nằm ở chỗ nào thì thường thiếu sự dẫn chứng cho cụ thể dựa theo câu chữ của văn bản.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 7071)
Đi thôi em, / Giọt sương mai / Ánh dương ló rạng, hình hài sương tan / Đi thôi, / Gió núi mây ngàn, Tụ duyên, mây sẽ ngập tràn mưa sa / Đi thôi, / Vạt nắng hiên nhà / Hong chưa khô áo lụa đà, đêm sang
10 Tháng Mười 2014(Xem: 9423)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh sinh năm 1944 tại Hương Thủy, Thừa Thiên Huế là một bậc tài hoa đủ điệu : Làm thơ, viết văn, viết biên khảo, viết thư pháp, nghệ nhân tạo vườn cảnh, đồng thời là một nhà sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Nam tông với pháp hiệu Giới Đức. Xuất gia năm 1973 ở Vũng Tàu rồi làm du tăng khất sĩ qua nhiều xứ miền Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng… Cuối năm 1974 dừng gót lữ phong trần dưới chân đèo Hải Vân
10 Tháng Mười 2014(Xem: 7293)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót / Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng / Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá / Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không /
30 Tháng Chín 2014(Xem: 7294)
(Réo gọi, tha thiết) / Ôi! Anh em ơi! / Hãy hát cho nhau nghe / Hãy hát cho yêu thương / Mời biển đông sóng vỗ / Hãy hát cho xanh xao / Gọi nhức đau mầm lá / Hãy hát cho hoang vu / Những cuộc tình hóa gió
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11518)
Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?