Bát Kỉnh Pháp - Thiền Sư Nhất Hạnh

03 Tháng Chín 201000:00(Xem: 23655)

BÁT KỈNH PHÁP

(của các thầy đối với các sư cô) *
Thiền Sư Nhất Hạnh
blank
blank

1 Vị nam khất sĩ dù hạ lạp lớn, khi thấy một vị nữ khất sĩ chắp tay chào, cũng chắp tay chào trở lại, dù vị nữ khất sĩ này còn nhỏ tuổi. Vị nữ khất sĩ này tuy nhỏ tuổi nhưng cũng đại diện cho Giáo Đoàn Tỳ Kheo Ni, một đối tác của Giáo Đoàn Nam Khất Sĩ trong suốt quá trình lịch sử đạo Bụt từ khởi nguyên cho đến tương lai.

blank

2 Vị nam khất sĩ không suy nghĩ và phát ngôn rằng các vị nữ khất sĩ vì là giới nữ nên nặng nghiệp hơn bên nam, do đó không thể nào học hỏi, tu chứng và làm Phật sự giỏi bằng bên nam được. Vị nam khất sĩ ý thức rằng sở dĩ những giới điều bên giới bản nữ khất sĩ nhiều hơn bên giới bản nam khất sĩ, đó không phải là vì bên nữ nặng nghiệp hơn mà là vì giáo đoàn nữ khất sĩ đã tự chế thêm một số giới điều để tự bảo hộ và giúp bảo hộ cho bên nam giới.

3 Một vị nam khất sĩ khi thấy một vị nữ khất sĩ lớn tuổi bằng mẹ mình thì phải ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi lớn bằng tuổi mẹ mình để phát khởi tâm niệm cung kính, bảo hộ và giúp đỡ; khi thấy một vị nữ khất sĩ tuổi lớn bằng tuổi chị mình thì cũng phải ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi lớn bằng tuổi chị mình để phát khởi tâm niệm cung kính, bảo hộ và giúp đỡ; khi thấy một vị nữ khất sĩ tuổi nhỏ bằng em gái mình thì cũng phải ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi trẻ bằng tuổi em gái mình, để phát khởi tâm niệm thương tưởng, bảo hộ và giúp đỡ; khi thấy một vị nữ khất sĩ tuổi nhỏ bằng con gái mình thì nên ý thức rằng vị nữ khất sĩ này tuổi nhỏ bằng con gái mình để phát khởi tâm niệm thương tưởng, bảo hộ và giúp đỡ. 

4 Vị nam khất sĩ không bao giờ nhục mạ một vị nữ khất sĩ dù là bằng những lời bóng gió hoặc đánh một vị nữ khất sĩ dù là với một cành hoa. Vị nam khất sĩ của thế kỷ 21 có đủ lịch sự nâng một chén trà để mời một vị nữ khất sĩ. Nếu nơi nhân cách của một vị nam khất sĩ chân tu có dáng dấp của bồ tát Phổ Hiền thì nơi nhân cách của một vị nữ khất sĩ chân tu cũng có dáng dấp của đại sĩ Quan Âm. Sự tương kính nầy nuôi lớn cả hai bên đối tác. 

5 Các vị nam khất sĩ khi tổ chức an cư kết hạ hay kết đông nên chọn nơi nào có đoàn thể các vị nữ khất sĩ, để có cơ hội gần gũi, bảo vệ, giáo hóa và được yểm trợ, bởi vì giáo đoàn nữ khất sĩ luôn luôn là đối tác lâu dài của giáo đoàn nam khất sĩ. 

6 Các vị nam khất sĩ khi nghe nói đến một vị nữ khất sĩ có thực học, có tài ba, có đạo đức thì có thể liên lạc với giáo đoàn nữ khất sĩ để thỉnh cầu vị nữ khất sĩ này đến giảng dạy, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm tu học của mình. 

7 Khi các vị nữ khất sĩ tình nguyện tới chùa viện các vị nam khất sĩ để giúp đỡ bày biện, nấu cỗ trong những dịp giỗ tổ hay lễ lớn, các vị nam khất sĩ phải biết tìm cách đồng sự và giúp đỡ, nhất là khi có những công tác khiêng vác nặng nhọc. 

8 Khi nghe nói có một vị nữ khất sĩ bị ốm đau, tai nạn, các vị nam khất sĩ cần tỏ lòng ưu ái, phái người đến thăm hỏi và tìm cách yểm trợ. 
 

* Văn bản Bát Kỉnh Pháp này được Thiền Sư Nhất Hạnh tuyên đọc trong một buổi pháp thoại tại Nội Viện Phương Khê cho giới xuất gia ngày 08.04.08 được loan tải tại www.langmai.org. Muốn nghe trọn bài Pháp Thoại, xin vào mạng Làng Mai www.langmai.org. Văn bản Bát Kỉnh Pháp này được thầy Nhất Hạnh đề tặng cho các thầy Xá Lợi Phất và A Nan Đà, hai vị tôn đức đã có công giúp cho nữ giới được xuất gia, gia nhập vào tăng đoàn của Bụt.

Pháp thoại Bát Kỉnh Pháp: phần 01, phần 02
 

Lời BBT: Bát kỉnh pháp, tức 8 pháp cung kính của Tỳ kheo ni do Đức Phật chế định nhằm trợ duyên cho Ni đoàn trong việc tu tập thời Ngài còn tại thế. Dù Tám pháp cung kính này có mặt trong hầu hết kinh luật nhưng hiện đang có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau về vấn đề này. Mời quý độc giả xem thêm: 

Bài Liên Quan:
Ai đủ tuệ giác để bỏ Bát kỉnh pháp - Tỳ kheo Thích Nhựt Chấn
Bát Kỉnh Pháp, T.T. Thích Minh Thông
Địa Vị Người Phụ Nữ Trong Giáo Lý Đức Phật, Thích Nữ Huệ Hướng
Bát Kỉnh Pháp Chướng Ngại hay Căn Bệnh Thời Đại, Thích Lệ Thọ
Nên hiểu và hành trì Bát kỉnh pháp như thế nào? - Thích Đồng Trí
Ni Giới và Những Lời Phật dạy, Thích Chơn Thiện
Ni Giới Đài Loan Vận Động Huỷ Bỏ "Bát Kỉnh Pháp", Thích Giải Hiền
Quan Điểm Phật Giáo Về Nữ Giới, Nguyên tác: Tỳ-kheo-ni In Young Chung 
Thích nữ Liên Hiếu dịch
Quan Điểm Của Phật Giáo Về Phụ Nữ, Như Hạnh
Tầm quan trọng của giới luật - Thích Nữ Đồng Phúc 
 
 
 

04-13-2008 11:23:12

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6179)
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
07 Tháng Ba 2016(Xem: 5782)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 10609)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu từng kỉnh pháp và liên hệ với bối cảnh mà Bát kỉnh pháp ra đời.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6391)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6210)
Dù Phật giáo luôn quan tâm đến việc nêu cao trước quảng đại quần chúng hình ảnh của một tín ngưỡng phi-bạo-lực và mở rộng, thế nhưng đôi khi cũng không tránh bị cáo buộc là kỳ thị phụ nữ (misogyny) và phân biệt giới tính (sexism), nhất là khi nhìn vào vị trí của người phụ nữ trong sinh hoạt tập thể chốn chùa chiền.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6815)
“Những nữ Phật tử đầu tiên” - The First Buddhist women - nói về các nữ đệ tử đầu tiên của Đức Phật nhằm khai thác thái độ tương đối tự do của Phật giáo đối với phụ nữ kể từ khi hình thành gần 2.600 năm về trước.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 6115)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9902)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 15322)
Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl): Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi.