Việt Nam Và Hành Trình Bảo Vệ Mẹ Trái Đất

13 Tháng Sáu 201620:07(Xem: 6606)

VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH BẢO VỆ MẸ TRÁI ĐẤT 
Tâm Thường Định


"Chúng ta không phải kế thừa hành tinh này từ tổ tiên của mình,
mà chỉ mượn nó từ con em của chúng ta."
 ~ David Brower

 

Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm. Con người cần thiên nhiên cho sự sống còn của mình, nhưng rất tiếc là con người đã và đang tàn phá nó—trực tiếp hủy hoại bản thân mình và những thế hệ kế thừa. Trái đất Mẹ là nơi chúng ta đang sinh sống và không còn hành tinh nào khác để chúng ta được sống. Chúng ta là “những đứa con” của tự nhiên và vì thế chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ đất Mẹ mà trước hết là tìm ra những giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng hơn là ô nhiễm môi trường và có thể chúng ta đang trượt vào sự tuyệt chủng. Sống hay không sống trong sự hài hòa với thiên nhiên là lựa chọn duy nhất của con người với Trái đất Mẹ.

blankTrong số những nơi trên thế giới được đề cập đến về thảm nạn ô nhiễm môi trường gần đây, Việt Nam hay được nhắc đến là nơi có nhiều thảm họa môi trường, thường gây ra bởi những nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Thảm nạn Cá Chết ở Vũng Áng là một điển hình—có nguồn gốc hoàn toàn do con người tạo nên và chưa có sự can thiệp có ý nghĩa nào để làm thiên giảm vấn nạn môi sinh ở Việt Nam. Hiện nay tại bờ biển miền Trung Việt Nam, nơi kế mưu sinh của người dân phụ thuộc vào biển, từ việc sanh nhai đến du lịch đều bị ảnh hưởng xấu. Chúng ta cần phải bảo vệ, phục hồi và gìn giữ. Như người Ai Cập cổ đại phụ thuộc vào dòng sông Nile, không có sông Nile, không có Ai Cập. Biển Đông của Việt Nam cũng vậy. Không có Biển Đông, sẽ không còn Việt Nam.

Đối với ngư dân, biển là di sản, là cuộc sống, là tất cả những gì họ đang có. Người dân sẵn sàng bảo vệ nó. Khi biển bị ô nhiễm độc hại và quyền con người bị chà đạp, thì người dân không chỉ bảo vệ lẽ sống và nhân bản, mà họ còn gìn giữ nhân phẩm và ý chí anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, khi những gì liên quan đến chính trị những con người bé cổ thấp họng bỗng trở nên bất lực. Họ đang nhìn thấy biển trù phú của mình đầy ắp với những rạn san hô và cá mực, nay trở thành ô nhiễm từ chất độc, chất thải hóa học chưa được xử lý đổ thẳng ra biển từ các công nghệ sắt thép của hãng Formosa ở Vũng Áng. Sự cay đắng, oái oăm, uất hận hay nước mắt không có bút mực nào diễn tả hết sức tưởng tượng và giải thích của chúng ta. Tôi đã tìm kiếm những từ ngữ thích hợp để mô tả nỗi đau của người dân Việt Nam, nhất là những người Ngư phủ như cha tôi, mà không thể tìm thấy bất kỳ từ ngữ nào thích hợp bởi vì tất cả chỉ là sự hụt hẫng. Đau. Buồn. Làm sao ta có thể trải nghiệm được sự thống khổ của họ. Vì vậy, xin đừng lãng phí thời gian còn lại của đời mình mà tìm ra giải pháp để cứu vãng người dân Việt Nam và trái đất Mẹ.

Đây là những việc chúng ta có thể làm.

1. Kêu gọi và thúc ép chính phủ phải ngăn chặn sự tàn phá gây ra bởi nhà máy thép Formosa.

2. Buộc hãng thép Formosa phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn đã được quy định, cam kết và chấp thuận.

3. Yêu cầu nhà nước Việt Nam và hãng thép Formosa thực hiện để làm sạch bờ biển và bồi thường cho những người dân bị ảnh hưởng.

4. Xin đừng tiếp tục sợ hãi. Hãy đòi hỏi và đấu tranh cho các quyền căn bản của người dân ghi trong Hiến pháp Việt Nam cần được tôn trọng và thực thi.

5. Tự mình phấn đấu, ý thức và hành động cho lối sống và cách sống riêng biệt của chính mình, của người dân và của cả nước Việt Nam

Hơn ai hết, chúng ta đều biết rằng cuộc sống này, quyền được sống, hay sự sống còn không dựa trên sự đàn áp và khủng bố, mà là trên ý chí tự do, bình đẳng, nhân bản và trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân và tập thể.

Nói tóm lại, thảm hoạ môi sinh toàn cõi Việt Nam hay bất kỳ ở nơi nào trên trái đất, đều có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an nguy, và đời sống của con người. Vì thế chúng ta phải nên ý thức để bảo vệ và gìn giữ Trái đất Mẹ.

So với dải ngân hà rộng lớn, Trái đất này là một không gian nhỏ bé, nhưng nó là nơi duy nhất có được sự sống của con người, vì vậy khi chúng ta sống, hãy để lại di sản tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Việt Nam phải hành động! Người Việt Nam phải hành động nhanh chóng—làm tới, làm ngay để cứu vãng vấn nạn ô nhiễm môi trường. Chúng ta cần Mẹ thiên nhiên, nhưng Mẹ thiên nhiên có cần đến chúng ta không? Hãy suy nghĩ và hành động.

Tâm Thường Định

Mùa Cá Chết
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 7270)
Ngày hôm nay và về sau người dân miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu từng hạt muối từng lít nước mắm, từng con cá cho đến ngày tiêu hủy hoàn toàn nguyên nhân gây ra thảm họa đó. Thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta đang trả giá cho lỗi lầm này.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 6201)
“Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt. Cuộc quay đầu nầy đòi hỏi sự giác ngộ, thức tỉnh. Sự giác ngộ của đức Phật có tính cách cá nhân. Chúng ta cần một sự giác ngộ tập thể để làm chậm lại dòng hủy diệt nầy. Nền văn minh sẽ đi đến chỗ chấm dứt nếu chúng ta tiếp tục chìm đắm trong sự tranh đua về sức mạnh, tiếng tăm, tình dục, và lợi nhuận.”
02 Tháng Năm 2016(Xem: 5460)
Từ những thập niên trở lại đây, khi vấn đề về môi trường được cảnh báo là càng lúc càng trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân và tổ chức khắp nơi đã lên tiếng kêu gọi, tìm kiếm và đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn những việc làm gây tổn hại thêm cho môi trường.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5370)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế với nghi vấn liên quan tới nước thải từ khu công nghiệp Formosa - Hà Tĩnh. Bởi một nhà máy luyện kim nếu không tuân thủ những quy tắc kiểm soát chất thải nghiêm ngặt sẽ ô nhiễm môi trường qua 3 luồng: nước thải, khí thải và nước ngầm. Sự ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống không chỉ dưới nước mà còn trên đất liền, tác hại nghiêm trọng đến hàng triệu người.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6785)
Hiện tại, ở VN giai cấp giàu và nghèo ngày càng tăng và sự tiêu xài bất kể của số người giàu đó (thành phần 1%) đã và đang làm môi trường sống tại Việt Nam ngày càng xấu đi.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6462)
Với 3.200 km bờ biển, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, và do vậy, mọi người cần phải sớm chung tay hành động để giảm thiểu thiệt hại, theo ông Emmanuel Ly-Battalan, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5276)
Khí hậu bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này đã được khoa học chứng minh. Hội nghị về Khí hậu được mở ra tại Paris không ngoài mục tiêu giảm khí thải tai hại này, với các cam kết nỗ lực giảm bớt đến từ các quốc gia. Vấn đề là biện pháp cụ thể để giảm là như thế nào.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10917)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6322)
Chúng tôi, các nhà lãnh đạo Phật giáo ký tên dưới đây, cùng tập hợp lại trước thềm Hội nghị lần thứ 21 (COP21) các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Paris, nhằm góp thêm tiếng nói của mình vào lời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác với nhau trong tình thương và tuệ giác để có thể đạt được một thỏa thuận hiệu quả và đầy tham vọng về biến đổi khí hậu.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 5966)
Do đó, khi bạn nói đến môi trường, việc bảo vệ môi trường, điều này có liên quan với nhiều thứ. Cơ bản, hành động phải bắt đầu từ tâm hòa bình của con người, phải không? Vì vậy, tôi nghĩ rằng chìa khóa để có được cái nhìn đúng đối với trách nhiệm toàn cầu là dựa trên tình yêu, lòng từ bi và sự nhận thức rõ ràng.