Việt Nam Và Hành Trình Bảo Vệ Mẹ Trái Đất

13 Tháng Sáu 201620:07(Xem: 6584)

VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH BẢO VỆ MẸ TRÁI ĐẤT 
Tâm Thường Định


"Chúng ta không phải kế thừa hành tinh này từ tổ tiên của mình,
mà chỉ mượn nó từ con em của chúng ta."
 ~ David Brower

 

Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm. Con người cần thiên nhiên cho sự sống còn của mình, nhưng rất tiếc là con người đã và đang tàn phá nó—trực tiếp hủy hoại bản thân mình và những thế hệ kế thừa. Trái đất Mẹ là nơi chúng ta đang sinh sống và không còn hành tinh nào khác để chúng ta được sống. Chúng ta là “những đứa con” của tự nhiên và vì thế chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ đất Mẹ mà trước hết là tìm ra những giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng hơn là ô nhiễm môi trường và có thể chúng ta đang trượt vào sự tuyệt chủng. Sống hay không sống trong sự hài hòa với thiên nhiên là lựa chọn duy nhất của con người với Trái đất Mẹ.

blankTrong số những nơi trên thế giới được đề cập đến về thảm nạn ô nhiễm môi trường gần đây, Việt Nam hay được nhắc đến là nơi có nhiều thảm họa môi trường, thường gây ra bởi những nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Thảm nạn Cá Chết ở Vũng Áng là một điển hình—có nguồn gốc hoàn toàn do con người tạo nên và chưa có sự can thiệp có ý nghĩa nào để làm thiên giảm vấn nạn môi sinh ở Việt Nam. Hiện nay tại bờ biển miền Trung Việt Nam, nơi kế mưu sinh của người dân phụ thuộc vào biển, từ việc sanh nhai đến du lịch đều bị ảnh hưởng xấu. Chúng ta cần phải bảo vệ, phục hồi và gìn giữ. Như người Ai Cập cổ đại phụ thuộc vào dòng sông Nile, không có sông Nile, không có Ai Cập. Biển Đông của Việt Nam cũng vậy. Không có Biển Đông, sẽ không còn Việt Nam.

Đối với ngư dân, biển là di sản, là cuộc sống, là tất cả những gì họ đang có. Người dân sẵn sàng bảo vệ nó. Khi biển bị ô nhiễm độc hại và quyền con người bị chà đạp, thì người dân không chỉ bảo vệ lẽ sống và nhân bản, mà họ còn gìn giữ nhân phẩm và ý chí anh hùng dân tộc. Tuy nhiên, khi những gì liên quan đến chính trị những con người bé cổ thấp họng bỗng trở nên bất lực. Họ đang nhìn thấy biển trù phú của mình đầy ắp với những rạn san hô và cá mực, nay trở thành ô nhiễm từ chất độc, chất thải hóa học chưa được xử lý đổ thẳng ra biển từ các công nghệ sắt thép của hãng Formosa ở Vũng Áng. Sự cay đắng, oái oăm, uất hận hay nước mắt không có bút mực nào diễn tả hết sức tưởng tượng và giải thích của chúng ta. Tôi đã tìm kiếm những từ ngữ thích hợp để mô tả nỗi đau của người dân Việt Nam, nhất là những người Ngư phủ như cha tôi, mà không thể tìm thấy bất kỳ từ ngữ nào thích hợp bởi vì tất cả chỉ là sự hụt hẫng. Đau. Buồn. Làm sao ta có thể trải nghiệm được sự thống khổ của họ. Vì vậy, xin đừng lãng phí thời gian còn lại của đời mình mà tìm ra giải pháp để cứu vãng người dân Việt Nam và trái đất Mẹ.

Đây là những việc chúng ta có thể làm.

1. Kêu gọi và thúc ép chính phủ phải ngăn chặn sự tàn phá gây ra bởi nhà máy thép Formosa.

2. Buộc hãng thép Formosa phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn đã được quy định, cam kết và chấp thuận.

3. Yêu cầu nhà nước Việt Nam và hãng thép Formosa thực hiện để làm sạch bờ biển và bồi thường cho những người dân bị ảnh hưởng.

4. Xin đừng tiếp tục sợ hãi. Hãy đòi hỏi và đấu tranh cho các quyền căn bản của người dân ghi trong Hiến pháp Việt Nam cần được tôn trọng và thực thi.

5. Tự mình phấn đấu, ý thức và hành động cho lối sống và cách sống riêng biệt của chính mình, của người dân và của cả nước Việt Nam

Hơn ai hết, chúng ta đều biết rằng cuộc sống này, quyền được sống, hay sự sống còn không dựa trên sự đàn áp và khủng bố, mà là trên ý chí tự do, bình đẳng, nhân bản và trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân và tập thể.

Nói tóm lại, thảm hoạ môi sinh toàn cõi Việt Nam hay bất kỳ ở nơi nào trên trái đất, đều có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an nguy, và đời sống của con người. Vì thế chúng ta phải nên ý thức để bảo vệ và gìn giữ Trái đất Mẹ.

So với dải ngân hà rộng lớn, Trái đất này là một không gian nhỏ bé, nhưng nó là nơi duy nhất có được sự sống của con người, vì vậy khi chúng ta sống, hãy để lại di sản tốt đẹp cho thế hệ mai sau. Việt Nam phải hành động! Người Việt Nam phải hành động nhanh chóng—làm tới, làm ngay để cứu vãng vấn nạn ô nhiễm môi trường. Chúng ta cần Mẹ thiên nhiên, nhưng Mẹ thiên nhiên có cần đến chúng ta không? Hãy suy nghĩ và hành động.

Tâm Thường Định

Mùa Cá Chết
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Bảy 2015(Xem: 5441)
Khi Ann Curry đặt câu hỏi cần phải làm những gì để tác động đến các nhà lãnh đạo chính trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng: "Chúng ta đang mắc kẹt với cung cách suy nghĩ cũ kỹ trong khi thực tế đã thay đổi. Xin hãy nhìn vào những gì diễn ra tại hội nghị Copenhagen. Có quá nhiều quốc gia đặt tầm quan trọng lợi ích quốc gia của họ lên trên lợi ích toàn cầu. Về vấn đề này, chúng ta cần phải đặt lợi ích toàn cầu lên trên hết.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 6212)
Bài tham luận này được trình bày tại Hội nghị Vesak Liên hiệp quốc từ 27-30 tháng 5 2015 tại Bangkok, Thái Lan. Bản tuyên cáo Bangkok (Bangkok Declaration) của Hội nghị đã nêu lên vấn đề Mekong và đã yêu cầu các nước trong cộng đồng ASEAN và các nước láng giềng hợp tác để giải quyết tình trạng khẩn cấp của sông Mekong và hệ sinh thái. Vấn đề Mekong cũng sẽ được đưa vào nghị trình của Đại hội đồng LHQ
22 Tháng Tư 2015(Xem: 6000)
“Billy Gates có một sự say mê đối với phân.” Đó là câu mở đầu bài viết của Jason Silverstein, ký giả tờ New York Daily News, hôm thứ Ba, 6 tháng 1, 2015, mà tôi tìm đọc thêm sau khi đọc một đoạn tóm tắt tiếng Việt về chuyện “Bill Gates uống nước thải”
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5650)
Thế kỷ 21 là thế kỷ của môi trường. Cuộc khủng khoảng toàn cầu, do vấn đề ô nhiễm môi trường và những thiệt hại sinh thái gây ra, đã bắt đầu đe doạ đến sức khoẻ con người. Năm 1992, “Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu” của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil chủ yếu là để cứu trái đất. Hội nghị đã đạt được một số thoả thuận về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên động vật, thực vật.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5686)
Hiện nay có rất nhiều vấn đề về môi trường. Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
12 Tháng Mười 2014(Xem: 4983)
Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 9903)
Tôi muốn kết luận rằng Bà mẹ trái đất đang dạy cho chúng ta một bài học về việc bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Đó là một bài học mà chúng ta phải học lại từ đầu, thế kỷ tới chúng ta phải hợp tác với nhau, thương yêu lẫn nhau, chúng ta tuyệt đối không gây ra chiến tranh mà ngược lại phải sống trong an lạc và hạnh phúc.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 10087)
Chưa bao giờ hai chữ “trách nhiệm” được nhắc nhở nhiều như bây giờ, mặc cho báo đài cứ kêu ca mỗi ngày nhưng dường như nó không lay động nổi nhận thức và trái tim lãnh cảm của con người với những cái được gọi là của chung. Sự thực dụng đến mức thô thiển khiến người ta không những không muốn chịu trách nhiệm cho những cái mình đang cùng thừa hưởng mà còn góp phần tàn phá.