Về Ý Nghĩa của việc “Dừng Lại Ngắm Hoa Xuân”

09 Tháng Hai 201515:42(Xem: 6591)
blank

Về Ý Nghĩa của việc “Dừng Lại Ngắm Hoa Xuân”

Tô Đăng Khoa.

blankMùa Xuân đã đến Như Vậy đó!  Hãy đến để mà thấy:  một đóa hoa vàng đang nở trên bãi cỏ non!  Sự sống đang phơi  bày một cách bộc trực cho tâm thức Người Khách thưởng  lãm.  Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như  Vậy”:

Xuân vừa về trên bãi cỏ non
Gió Xuân đưa lá vàng xuôi nguồn

Một cơn gió xuân mang theo không khí lành lạnh vừa thổi qua, cái cảm giác mát lạnh đang làm dịu đi những dự tính tương lai và những bóng ma ám ảnh của quá khứ, tâm của Người Khách được thư giãn và trở an trú trong “nguồn-sáng-bất-tận” của chính nó.  Bây giờ tâm thức Người Khách đã “dừng lại” được ngay trên hiện tại một cách trọn vẹn để ngắm hoa xuân và “thấy” phép lạ ra màu:

..Những đoàn người trên luống cầy nâu
Thấy hoa xuân phép lạ ra màu
Bỗng nhủ lòng ra sức cầy sâu
Tiếng ca như thể tiếng kinh cầu..

Trong một khắc “dừng lại để ngắm hoa xuân đó” người khách chợt “thấy hoa xuân phép lạ ra màu”!  Hoa xuân đang thuyết pháp không lời cho người khách.  Hoa xuân mang hình tướng vô thường nhưng pháp âm không lời của hoa đang phơi mở sự thật sâu kín của pháp giới Duyên Khởi:  một sự thật luôn luôn đứng vững, cho dù Thế Tôn có ra đời hay không ra đời, cho dù người khách có nhận ra hay không nhận ra.  May mắn thay,  hôm nay đủ duyên nên người khách nhận ra pháp không lời của hoa  xuân, nên tiếng ca người khách đã cùng hòa âm pháp không lời của hoa và thăng hoa “như thể tiếng kinh cầu”.   Người khách tự nhủ lòng từ nay sẽ “ra sức cầy sâu”, chánh tinh tấn thành tựu việc cần làm nhất trong kiếp sống này.

Mùa Xuân là mùa của hoa nở.  Hoa xuân thì đẹp.  Cái đẹp tự thân nó có sức thu hút.  Tâm thức bị cái đẹp thu hút thì nó dừng lại để ngắm.  Đó là phản ứng tự nhiên.   Sự dừng  lại này là nhân duyên cho một sự nhận ra có khả năng thay đổi nhận thức của người khách.

Chúng ta thấy gì trong hành động “Dừng Lại Ngắm Hoa Xuân” đó của người khách?

  1. Hành động “dừng lại”  mang ý nghĩa không tản loạn chính là chức năng của Định. 
  2. Hành động “ngắm” mang ý nghĩa soi sáng sự thật như thật như chơn các Pháp chính là chức năng của Tuệ. 
  3. Hoa Xuân là một pháp Duyên Sanh tiêu biểu, đang thị hiện trước tánh nhận thức của người khách.

Vì thế:  việc “dừng lại /ngắm/ hoa xuân” mang ý nghĩa là sử dụng “định tuệ đồng thời” để chiếu soi thực tánh nguyên lý Duyên Khởi của tất cả Pháp đang hiện tiền trước Tâm người khách (trong trường hợp này đó là hoa xuân).

 Đây cũng là cốt lõi của pháp môn thiền Tứ Niệm Xứ mà Thế Tôn truyền dạy cho chúng ta.  Vì thế  tu hành theo chân đức Thế Tôn là biết cách “dừng lại” để “quan sát” tất cả hiện tượng thế gian với một tâm thức bình thản. 

Khi dừng lại quan sát cẩn mật một cách không có gián đoạn tất cả hiện- tượng-thế-gian, thì chúng ta nhận ra bản chất rốt ráo của hiện-tượng-thế-gian  vốn đã phơi bày rất rõ ràng trong tên gọi của chính nó: “hiện-tượng-thế-gian  chỉ  là sự “hiện ra” của các “hình tượng”  theo đúng quy ước của “thế gian.   Vì thế cũng như hoa xuân, các “hiện-tượng-thế-gian” cũng đang thuyết pháp cho người khách biết “dừng lại” để ngắm.

Sự “hiện ra” đó tuân theo định lý duyên khởi  tức là “Vì cái này có nên cái kia có”.  Ví dụ: vì có “dừng lại và ngắm” nên có sự hiện ra các Pháp trong tâm thức.  Còn các hình  “tượng” thì nó có bản chất  không  thật. Ví dụ, tượng của Phật thì không phải là Phật.  Các “hình tượng” này “hiện ra” trong tâm thức của người khách trở lại làm căn cứ cho tham ái và chấp thủ.  Chính nhờ biết “dừng lại” và “ngắm” mà thói quen tham ái và chấp thủ của tâm thức được nhận ra và từ bỏ.

Mùa Xuân đã đến rồi đó!  Cầu chúc cho mọi người mọi nhà đều tinh tấn và biết cách “Dừng Lại Ngắm Hoa Xuân”, tinh cần dùng định tuệ đồng thời soi sáng thực tướng tất cả Pháp.  Xin hãy cùng bắt tay nhau cùng thoát vực sâu của đau khổ:

“Hoa bèn yêu bóng dáng cần lao
Bắt tay nhau tránh cuộc cơ cầu
Người cùng mùa đã thoát vực sâu
Sức reo hoa nở lúc Xuân đầu”

Cảm hứng bất chợt nhân dịp nghe lại  bài Hoa Xuân của Phạm Duy, Hoàng Oanh Trình bày.

https://www.youtube.com/watch?v=MvxorHZmHhk

Xuân 2015.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 2015(Xem: 7292)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 7001)
Tết đến theo quy luật của vũ trụ, mang tới cho con người nhiều cảm xúc mới, nhiều suy ngẫm, cơ hội nhìn lại. Với người trẻ, Tết đến là dịp để dấn thân, quay về nhà gắn kết tình thâm, là dịp để sống tử tế...
04 Tháng Hai 2015(Xem: 9326)
Ngày mai sư xuống núi / Áo mỏng sờn đôi vai / Chuỗi hạt mòn năm tháng / Hương trầm lỡ cuộc say
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6371)
Năm Giáp Ngọ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận xuân Ất Mùi tràn đầy hạnh phúc. Cỏ cây hoa lá, héo úa tàn rụng theo thời tiết bốn mùa mà sinh sôi nảy nở để chuẩn bị đơm hoa kết trái đón nhận một mùa xuân mới.
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6576)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
02 Tháng Hai 2015(Xem: 7963)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 9186)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát, nghe theo lời dạy của sư phụ phải ở ẩn một thời gian rồi sau mới ứng cơ giáo hóa. Ngài được Ngũ tổ đưa đến bến Cửu giang rồi chèo đò qua sông đi về phương nam, đến thôn Tào Hầu (曹候村), phủ Thiều Châu (韶州府) nương náu trong một am tranh.