Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc

03 Tháng Năm 201200:00(Xem: 22499)

THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN
CỦA TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC


ban_ki_moonTrong thông điệp của mình, Tổng thư ký khẳng định chính Phật giáo đã làm thay đổi bản chất của con người, mang đến nhận thức sâu sắc nhằm cải tạo các điều kiện của hành tinh và cư dân Trái đất.

Sau đây là thông điệp của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nhân mùa Phật đản năm nay:

Chúng ta kỷ niệm Phật đản năm nay trong lúc cộng đồng quốc tế đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Phát triển bền vững tại Rio de Janeiro - cơ hội để thiết lập một thế giới công bằng và phát triển bền vững.

Phải thừa nhận rằng Phật giáo đã có nhiều đóng góp trong quá trình này. Lời khẳng định của Đức Phật "cách thức để thay đổi thế giới là phải thay đổi bản chất của con người" đã mang đến một nhận thức quan trọng nhằm cải thiện điều kiện cho hành tinh của chúng ta và các cư dân đang sống trên đó.

Việc chăm sóc đời sống tinh thần không chỉ cho riêng chính chúng ta mà còn cho người khác, dựa trên nhận thức mối liên kết giữa người với người mà Phật giáo đóng vai trò trung tâm cũng như của tất cả các tôn giáo lớn khác trên thế giới.

Giáo lý của Đức Phật đòi hỏi tất cả gia đình, các cộng đồng và mọi quốc gia cùng hành động trong sự nhịp nhàng nhằm tiến tới hạnh phúc chung của toàn nhân loại. Đây là cách tốt nhất nhằm bảo đảm sự tiến bộ của cá nhân và tập thể trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau.

Chúng ta cũng phải thay đổi các quan điểm cổ hủ và mở rộng tâm thức để tiếp thu những ý tưởng mới và các giải pháp khả thi nếu chúng ta muốn giải quyết những mối đe dọa lớn toàn cầu, từ sự gia tăng của vũ khí chết người đến sự không khoan dung và bất bình đẳng.

Tôi rất mong các Phật tử và mọi người dân thuộc tất cả các truyền thống tín ngưỡng nhân mùa Phật đản năm nay hãy có những phản ứng nhằm thay đổi hành động, mở đường cho một tương lai bền vững hơn.

Văn Công Hưng (Theo Liên Hiệp Quốc)
(GN)




In Message, Secretary-General Says Buddha’s Belief that Changing Man’s Nature
Changes World Offers Insight to Improve Conditions for Planet, Inhabitants

Following is UN Secretary-General Ban Ki-moon’s message for the Day of Vesak, 5 May:


We commemorate this year’s Day of Vesak as the international community enters the final preparations for the United Nations Conference on Sustainable Development in Rio de Janeiro — a once-in-a-generation opportunity to set the world on a more equitable and sustainable path of development.

Buddhism has much to offer that process. The Buddha’s assertion that, “The way to change the world is to change the nature of man,” offers a critical insight into how to improve conditions for our planet and its inhabitants.

The spirit to care not just for ourselves but for others, based on an awareness of our interlinked fates, lies at the heart of Buddhism — and, indeed, all of the world’s great religions.

These teachings challenge families, communities and nations to act in concert for the advancement of our common well-being. That is the best way to secure individual and collective progress in an interdependent world.

We must also change longstanding assumptions and open our minds to new ideas and possible solutions if we are to address major global threats, from the proliferation of deadly weapons to intolerance and inequality.

I invite Buddhists and people of all traditions to use the occasion of the Day of Vesak to reflect on how we can change our actions to pave the way for a more sustainable future.

http://www.un.org/News/Press/docs/2012/sgsm14266.doc.htm

* *** *




w
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 2015(Xem: 6286)
Mùa Phật đản ( PL2559 - DL2015), Mùa kỉ niệm Phật ra đời, là con cháu của Phật, chúng ta dành thời gian nhớ lại những lời dạy của Ngài.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5747)
Mỗi mùa Đản sanh về, hàng Phật tử đều hân hoan kính lễ Đức Từ phụ qua hình dáng một hài nhi bước trên bảy hoa sen, bước cuối cùng dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói rằng “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Có nhiều luận giải khác nhau về Phật ngôn này theo các chiều hướng triết luận, tâm luận, bản thể luận, giải thoát luận… mà không phải ai cũng hiểu thấu đáo ngọn ngành.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6216)
Khi đức Thích tôn đản sinh, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất, nói bốn câu kệ. Các kinh điển ghi chép không giống nhau. Có khá nhiều luận giải của các nhà học giả, luận sư, giải thích theo nhiều xu hướng và trường phái khác nhau. Do đó, ở đây chúng tôi thấy không cần thiết phải có thêm một bản chú giải khác. Nên chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài kệ tụng đản sinh tiêu biểu trong các kinh điển, để chúng ta có một cái nhìn khái quát sự kiện đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6704)
Nhân dịp lễ lớn trong “Rằm tháng Tư” sắp tới, xin chia sẻ một số vấn đề đến nhóm các Phật tử nương Nhờ Ơn Phật ([1]) và các bạn hữu gần xa. Không phải chỉ trong một số chúng ta mà hầu hết những người ngoài truyền thống Bắc Tông khắp nơi đều tỏ ra dị ứng với cái từ “ Phật Đản” khi gọi tên dịp lễ này.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6976)
Phật ra đời để truyền ban thông điệp (1)- Chấp “ngã” “nhơn” (2) là căn bản luân hồi- Trong lục đạo theo dục vọng buông trôi- Để muôn kiếp chịu trầm luân khổ lụy
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12141)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5481)
Hương Tháng Tư- Con vẽ mái chùa cong hồn nghiêng dáng gầy trần thế- nghe phôi thai mầu nhiệm đẫm trang đời- Ước vọng lên khơi- xanh trong vời vợi sông Ngân- mùa an lạc!
23 Tháng Năm 2015(Xem: 5995)
Tuổi thơ tôi là những năm tháng gắn liền với ngôi chùa quê bé nhỏ, tường cũ rêu phong, vì kèo thì mối ăn mọt đục, mái gói in đậm màu thời gian. Chùa dẫu liêu xiêu, tình quê vẫn ấm áp, linh thiêng nơi cõi lòng, là chốn quy ngưỡng của bao thế hệ.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 6062)
Cũng như bao người, tôi may mắn có vị Thầy rất xa và cũng rất gần. Những lời Thầy dạy đã giúp tôi rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nhờ Thầy, tôi vượt qua nhiều đau khổ trong tận cùng, hoán chuyển bao hận thù thành thông cảm, hiểu rồi thương.