(1) Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức Phật mới ra đời đi trên bảy bước có hoa sen đở chân, tay chỉ trời tay chỉ đất, nói“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” thêm 2 câu nữa cho tạm đầy đủ là: “nhất thiết thế gian, sinh lão bệnh tử”, nghĩa là trên trời dưới trời chỉ có “ta” là hơn hết. Tại sao “ta” hơn hết? Vì trong tất cả thế gian,“ta” đã vượt khỏi sanh già bệnh chết”. Nhưng theo sự hiểu thông thường của nhiều người thì chữ “ngã” tức là “ta”, “bản ngã” có 2 bản năng đó là: sinh tồn và thụ hưởng., Vì lo sinh tồn mà có thể giết hại những loài vật khác để nuôi mạng sống cho mình, gây nên bao oán hờn chồng chất, vì lo thụ hưởng, bắt mọi người phải lo phục dịch cho mình, không ai có thể hơn mình, ta là trên hết, thu tóm mọi quyền lợi về mình, mọi người phải dưới quyền điều khiển của ta... nên cũng sinh ra không biết bao nhiêu điều oan trái, chiến tranh tang tóc hay bất an, mất hạnh phúc cũng từ “chấp ngã” mà sinh ra, nên Đức Phật muốn chỉ cho chúng sanh thấy biết rõ được nguồn gốc của đau khổ và đọa lạc mà lo tu tập diệt trừ “ngã chấp”.Tu chuyển hóa cái “ngã” thành “vô ngã” đấy mới chính thực là nhiệm vụ của người tu.
(2) Thấy chúng sanh đang mê lầm, đùa giởn trong nhà lửa, nên Đức Phật mới ra đời, đó là một đại sự nhân duyên:“ Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến” có nghĩa là Phật muốn đem cái thấy biết của mình mà chỉ cho tất cả chúng sinh thấy để họ cũng có thể tỏ ngộ được như Phật. Muốn được tỏ ngộ như Phật, phải nhập vào, tức phải thực hành, chứng nghiệm chớ không phải chỉ đứng bên ngoài nhìn vào mà phải chính mình nghiệm chứng sự thật đó. Giáo lý của Đạo Phật là để hành hầu mới đạt được sự giải thoát, giác ngộ, chứ không phải để xem. để biết, để nói suông.
Mỗi mùa Đản sanh về, hàng Phật tử đều hân hoan kính lễ Đức Từ phụ qua hình dáng một hài nhi bước trên bảy hoa sen, bước cuối cùng dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói rằng “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Có nhiều luận giải khác nhau về Phật ngôn này theo các chiều hướng triết luận, tâm luận, bản thể luận, giải thoát luận… mà không phải ai cũng hiểu thấu đáo ngọn ngành.
Khi đức Thích tôn đản sinh, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất, nói bốn câu kệ. Các kinh điển ghi chép không giống nhau. Có khá nhiều luận giải của các nhà học giả, luận sư, giải thích theo nhiều xu hướng và trường phái khác nhau. Do đó, ở đây chúng tôi thấy không cần thiết phải có thêm một bản chú giải khác. Nên chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài kệ tụng đản sinh tiêu biểu trong các kinh điển, để chúng ta có một cái nhìn khái quát sự kiện đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni.
Nhân dịp lễ lớn trong “Rằm tháng Tư” sắp tới, xin chia sẻ một số vấn đề đến nhóm các Phật tử nương Nhờ Ơn Phật ([1]) và các bạn hữu gần xa. Không phải chỉ trong một số chúng ta mà hầu hết những người ngoài truyền thống Bắc Tông khắp nơi đều tỏ ra dị ứng với cái từ “ Phật Đản” khi gọi tên dịp lễ này.
Phật ra đời để truyền ban thông điệp (1)- Chấp “ngã” “nhơn” (2) là căn bản luân hồi- Trong lục đạo theo dục vọng buông trôi- Để muôn kiếp chịu trầm luân khổ lụy
Tuổi thơ tôi là những năm tháng gắn liền với ngôi chùa quê bé nhỏ, tường cũ rêu phong, vì kèo thì mối ăn mọt đục, mái gói in đậm màu thời gian. Chùa dẫu liêu xiêu, tình quê vẫn ấm áp, linh thiêng nơi cõi lòng, là chốn quy ngưỡng của bao thế hệ.
Cũng như bao người, tôi may mắn có vị Thầy rất xa và cũng rất gần. Những lời Thầy dạy đã giúp tôi rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nhờ Thầy, tôi vượt qua nhiều đau khổ trong tận cùng, hoán chuyển bao hận thù thành thông cảm, hiểu rồi thương.
Lễ hội đèn lồng là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.