05. Phản Ứng Của Chính Quyền Việt Nam

23 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 14071)

HỒ SƠ TU VIỆN BÁT NHÃ LÀNG MAI
05
PHẢN ỨNG CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM


MỤC LỤC
Công văn 1329 của Ban Tôn giáo chính phủ - 29.10.2008 
Bộ ngoại giao Việt Nam xác nhận lệnh trục xuất các tu sĩ khỏi tu viện Bát Nhã 13.08.2009
Sự thật về Tu viện Bát Nhã (Bảo Lộc) 19-10-2009
Giải quyết “sự việc Bát Nhã” là trách nhiệm của Tu viện và Pháp môn Làng Mai 21-10-2009
Thêm những thông tin về sự việc ở Tu viện Bát Nhã (Bảo Lộc - Lâm Đồng) 24-10-2009
Báo Công An Đăng Loạt Bài Tấn Công Thầy Nhất Hạnh 10-22-2009
Việt Nam họp báo về vụ Bát Nhã - BBC London 12-01-2010


CÔNG VĂN 1329 CỦA BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ 29.10.2008

batnha-btt22
batnha-btt23

VIỆT NAM HỌP BÁO VỀ VỤ BÁT NHÃ
BBC London thứ ba, 12 tháng 1, 2010 

Hà Nội vừa tổ chức "họp báo quốc tế" về vụ Bát Nhã, theo báo chí trong nước, để “cung cấp thông tin chính thức và nêu quan điểm về vấn đề.”

Đại diện Ban Tôn giáo chính phủ và chính quyền tỉnh Lâm Đồng có mặt trong buổi họp báo.

Theo phó trưởng Ban Tôn giáo chính phủ, ông Nguyễn Thanh Xuân, lý do thượng tọa Thích Đức Nghi không bảo lãnh tăng thân theo Làng Mai, một phần có lỗi của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Vì Thiền sư Nhất Hạnh đã “bổ nhiệm phó trụ trì Tu viện Bát Nhã, tấn phong giáo phẩm cho một vị từ thượng tọa lên hòa thượng mà không thông qua ý kiến trụ trì tu viện Bát Nhã và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ông Xuân gọi hành động như vậy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là “can thiệp vào nội bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vi phạm hiến chương GHPGVN và pháp luật Việt Nam.”

Một bài viết trên website Phù Sa, địa chỉ từng đăng nhiều tiếng nói cảm tình với Làng Mai, đã bác bỏ điều này.

Bài của tác giả Lê Nguyên có đoạn viết: “Thiền sư Thích Nhất Hạnh chưa bao giờ "tấn phong giáo phẩm cho một vị từ Thượng tọa lên Hòa thượng" mà ông Nguyễn Thanh Xuân vu cáo.

Tác giả viết tiếp: “Hơn nữa, là một bậc đạo sư có hơn 68 hạ lạp, được thế giới kính trọng như bậc Thầy, là Sử gia, Học giả,... là kiến trúc sư cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam, và thế giới qua nhiều thời đại, hơn ai hết Thiền Sư hiểu rất rõ thế nào là Giáo Lý, Giáo Luật, và Giáo Chế, thì làm sao có thể phạm vào một lỗi lầm tầm thường đến như thế.”

Nói chuyện với BBC Việt Ngữ chiều 12/1, sư cô Tuệ Minh người chứng kiến vụ lộn xộn ở Bát Nhã ngay ngày đầu đưa ra một cái nhìn khác.

"Bên tăng thân họ đâu có chuyện gì tranh chấp. Hoàn toàn họ không tranh chấp. Họ chỉ xin ở thôi. Đuổi họ đi, họ đâu có nói gì. Họ chỉ xin ở thôi. Tôi ở đây chứng kiến hàng ngày, cái cảnh đau lòng lắm ông ơi. Bên tăng thân họ không tranh chấp gì hết, chỉ có ông Đức Nghi thôi."

"Bên ông Đức Nghi, họ kết hợp với công an, hai bên dồn ép tăng thân tội nghiệp lắm."

Phó chủ tịch UNND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Đông phủ nhận sự can dự của chính quyền trong vụ tranh chấp có yếu tố tôn giáo.

Ông Đông nói trong cuộc họp báo như sau: “Chính quyền địa phương coi đây là việc mâu thuẫn nội bộ giữa sư phật tử thuộc tu viện Bát Nhã và số người tu theo pháp môn Làng Mai tại Bát Nhã.”

Ông Đông nói thêm địa phương không gây sức ép vì muốn “chuyện của tôn giáo do tôn giáo giải quyết.”

Bài tường thuật về buổi họp báo của VietnamNet thừa nhận ngày 27/6/2009 đã xảy ra xô xát giữa một số chư tăng phật tử của tu viện Bát Nhã với số người tu theo pháp môn Làng Mai.

Và nguyên do của xô xát này là “do các tăng thân theo Làng Mai tiếp tục ở lại tu viện Bát Nhã, dù được yêu cầu rời khỏi tu viện nhiều lần.”

Sư cô Tuệ Minh, người đang thiền tu tại tỉnh Lâm Đồng phân tích về thế kẹt của các tăng thân theo Làng Mai khi ấy.

“Sau khi thầy Đức Nghi không bảo lãnh nữa, vì thế công an họ có cớ họ vào xét hộ khẩu liên miên. Nhưng mà tăng thân Làng Mai họ có lý do, bây giờ 400 người đi đâu bây giờ. Hơn nữa đây là cơ sở thầy Nhất Hạnh bỏ ra, 16, hay 17 tỷ đồng để xây dựng cho họ ở, họ không biết chỗ nào họ đi cho nên họ đành phải ở như vậy thôi.”
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100112_batnha_press_briefing.shtml

 



HỌP BÁO TẠI HÀ NỘI VỀ VỤ TU VIỆN BÁT NHÃ

Ngày 11/1/2009, Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức họp báo tại Hà Nội để công bố những thông tin chính thức về vụ việc tu viện Bát Nhã. Đúng như những nguồn tin trước đó của báo chí chính thống, nay Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp tục khẳng định vụ việc Bát Nhã chỉ là “mâu thuẫn nội bộ”. Dư luận có thể yên tâm gác nội dung “làm chính trị” và những “suy diễn” khác sang một bên vì nó không liên quan gì đến “mâu thuẫn nội bộ” của tu viện Bát Nhã và chính quyền Lâm Đồng cũng khẳng định “không có sức ép”, “không có xô xát”, “chưa có dấu hiệu hình sự”,“hoàn toàn bình yên”… 

Nội dung cuộc họp báo nêu rõ về bốn vấn đề chính của “mâu thuẫn nội bộ” vụ việc Bát Nhã:

Thứ nhất, là mâu thuẫn về phương pháp tu giữa những người theo pháp môn Làng Mai và các vị tăng, phật tử Tu viện Bát Nhã. Những người theo pháp môn Làng Mai tu theo hình thức cộng tu (tức là nam và nữ cùng tu), trong khi đó các vị tăng và phật tử của Bát Nhã tu theo phương pháp truyền thống (nam nữ tu riêng).

Thứ hai, theo quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), nếu người tu hành dưới 18 tuổi phải có người giám hộ và phải xin ý kiến cha mẹ nhưng đa số những người theo pháp môn Làng Mai đều dưới 18 tuổi đã không tuân thủ quy định này.

Thứ ba, pháp môn Làng Mai (do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh sống tại Pháp sáng lập từ tháng 5/2008) đã được phép mở các khóa tu tập tại tu viện Bát Nhã dưới sự bảo lãnh của Thượng toạ Thích Đức Nghi - Trụ trì tu viện Bát Nhã và được sự chấp thuận của GHPGVN. Tuy nhiên Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bổ nhiệm Phó Trụ trì Tu viện Bát Nhã, tấn phong giáo phẩm Hòa thượng cho một vị sư của Việt Nam mà không thông qua Trụ trì tu viện Bát Nhã và GHPGVN.

Thứ tư, theo ông Nguyễn Thanh Xuân, đã có sự tranh chấp về tài chính và tài sản giữa những người theo pháp môn Làng Mai và các vị tăng, phật tử của tu viện Bát Nhã.

Ngoài bốn vấn đề trên, cuộc họp báo còn nêu rõ: “Để giải quyết mâu thuẫn trên tại Tu viện Bát Nhã, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, trong chuyến thăm Pháp cuối tháng 9/2009, có đề nghị gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh (đã được thông báo trước một tháng) để bàn cách giải quyết vụ việc nhưng Thiền sư từ chối không gặp, lấy lý do là đã có chương trình sang Mỹ hoạt động tôn giáo”.

Với bốn điểm “mâu thuẫn nội bộ” nêu trên, chẳng lẽ Giáo hội Phật giáo Việt Nam không đủ thẩm quyền xứ lý (cá nhân nào vi phạm đến đâu thì xử lý đến đó bằng cảnh cáo, kỷ luật theo phép nhà Phật và Hiến chương Giáo hội)? Giáo hội đã trình Ban Tôn giáo Chính phủ hai lá đơn xin bảo lãnh tu sinh Làng Mai, nhưng đã bị ông Nguyễn Thanh Xuân ký quyết định từ chối, mặc dù trước đó ông nói rằngNếu trụ trì nào có thiện ý muốn bảo lãnh những tăng ni tu theo pháp môn Làng Mai đến nơi tu tập mới thì phải tiến hành các thủ tục đăng ký với tổ chức Phật giáo địa phương và chính quyền nơi đến”.

Theo ông Nguyễn Thanh Xuân, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ: “Trước hết, chính quyền địa phương đã kêu gọi, trên tinh thần lục hòa, để các tăng, phật tử của Tu viện Bát Nhã và những người theo pháp môn Làng Mai đối thoại và hòa giải mâu thuẫn”.

Nay số phận của gần 400 tu sinh Làng Mai đã không biết như thế nào khi mỗi người phải đi một ngả, họ không còn chùa để tu. Vậy còn “Làng Mai” nào nữa để mà thực hiện những điều tốt đẹp như ông Nguyễn Thanh Xuân nói? Nhưng người Phật tử vẫn hy vọng những điều tốt đẹp đó sẽ được trở lại bằng tinh thần đối thoại, lắng nghe và thấu cảm.

Sen Việt http://huongsenviet.blogspot.com/ 

 



BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM XÁC NHẬN 
LỆNH TRỤC XUẤT CÁC TU SĨ KHỎI TU VIỆN BÁT NHÃ

Phát ngôn viên bộ Ngọai giao Việt Nam tuyên bố Giáo Hội Phật giáo Việt Nam để cho các tăng thân thuộc pháp môn Làng Mai được ở lại tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng cho tới ngày 2/9. Giải thích cho lệnh trục xuất, ông Lê Dũng đã đưa ra lý do các lớp tu học ở tu viện Bát Nhã không có xin phép Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.

Theo AFP, ngày 13/8 tại Hà Nội phát ngôn viên bộ Ngọai giao Việt Nam ông Lê Dũng tuyên bố Giáo Hội Phật giáo Việt Nam do chế độ kiểm sóat để cho các tăng thân thuộc pháp môn Làng Mai được ở lại tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng cho tới ngày 2/9.

Giải thích cho lệnh trục xuất, ông Lê Dũng đã đưa ra lý do là các lớp tu học ở tu viện Bát Nhã không có xin phép Giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Trong khi đó khỏang 400 tu sĩ thuộc pháp môn của thiền sư Nhất Hạnh cho rằng họ là nạn nhân bị truy bức. 

Kể từ tháng sáu chính quyền địa phương đã gây áp lực buộc các tăng thân Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã. Tình hình sinh họat trong tu viện ngày càng xấu đi vì bị cắt điện cắt nước, không được tiếp tế lương thực.

Tuy nhiên theo lời của người phát ngôn bộ ngọai giao Việt Nam thì tu viện Bát Nhã bị cắt điện nước vì không chịu thanh tóan hóa đơn. Lý do này bị các tu sĩ bác bỏ hòan tòan.

Theo nhận định của các tu sĩ thân cận với thiền sư Nhất Hạnh đang ở nước ngòai được AFP nhắc đến, thực ra chính quyền Việt Nam muốn ngăn cản các tăng thân pháp môn Làng Mai tập họp tại Bảo Lộc vì e ngại thanh thế ngày càng lan rộng của thiền sư Thích Nhất Hạnh đối với giới trẻ. 

Ánh Nguyệt
Nguồn: rfi.fr


batnha-btt-40
http://vietnamnet.vn/chinhtri/200910/Khong-co-viec-ep-400-nguoi-roi-tu-vien-Bat-Nha-872719/


SỰ THẬT VỀ TU VIỆN BÁT NHÃ (BẢO LỘC)
08:45:00 19/10/2009

logo-cand_jpgThời gian vừa qua, một số diễn biến xảy ra ở Tu viện Bát Nhã, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã gây chú ý cho công luận - nhất là bà con phật tử. Bên cạnh đó, nhằm mục đích chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, trên những trang web của những nhóm người Việt chống Cộng cực đoan ở hải ngoại, cùng một số cá nhân cơ hội, bất mãn trong nước, đã không ngừng thổi phồng và xuyên tạc vấn đề, gây ra không ít hoang mang cho người chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề.

Để làm sáng tỏ sự thật, phóng viên Chuyên đề ANTG đã tìm đến Tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng... 

Khi chiếc xe khách thả chúng tôi xuống thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng thì cũng là lúc có tin một đoàn ngoại giao nước ngoài tại TP HCM vừa lên làm việc với các ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng về vấn đề Tu viện Bát Nhã. Nếu đúng như thế thì phải công nhận rằng mấy ngài ngoại quốc này cũng nhanh nhạy thật. Chắc hẳn là trước khi đi, các ngài ấy đã kịp đọc qua những thông tin về vụ Bát Nhã - được tung lên mạng Internet như tung giấy vàng mã: Nào là công an nổi, công an chìm bao vây kín thị xã Bảo Lộc, khách lạ lớ ngớ mò đến thì bị "hốt cốt" ngay. Nào là công an giả dạng côn đồ, đánh quý thầy, quý cô đang tu tập theo Pháp môn Làng Mai ở Tu viện Bát Nhã đến tóe máu, nào là chính quyền cắt điện, cắt nước, trục xuất, xua đuổi khiến cả trăm tu sinh phải chạy qua "tị nạn" ở chùa Phước Huệ, v.v và v.v...

Thế nhưng, những gì diễn ra trước mắt chúng tôi lại trái ngược hẳn. Thị xã Bảo Lộc người, xe vẫn tấp nập, mấy chiếc ôtô du lịch vẫn không ngừng đổ khách xuống một quán trà ven đường, để khách có thời gian thưởng thức miễn phí ly trà thơm ngát, nóng hổi. Trong một quán cơm, do các bàn đều có người ngồi nên chúng tôi phải ngồi chung với bốn người khác mà khi hỏi ra, mới biết họ đều là dân sống ở xã Đại Lào gần đó.

Một ông trạc tuổi 40, tên Trần Văn Thanh, nói: "Làm gì có chuyện công an bao vây kín đường, cấm không cho ai ra vào tu viện. Mấy anh có muốn đi, tui kêu xe ôm chở đi. Đi vô tư, đi thoải mái...".

Hỏi thêm về chuyện xô xát, ông Thanh cho biết: "Mấy ông tu trẻ ở chùa Bát Nhã và mấy ông tu theo ông Thích Nhất Hạnh mâu thuẫn nhau. Lòng trần chưa dứt, không bên nào chịu kiềm chế nên xảy ra va chạm chứ công an nào dám đánh một lần cả trăm người". Bà chủ quán cơm vừa đưa phiếu tính tiền, vừa cười cười: "Vợ chồng tui đều theo đạo Phật. Rằm nào tui và ổng lại không vô chùa Bát Nhã. Ai nói công an đánh người là nói bậy". 

Ra khỏi quán cơm, chúng tôi nhờ ông Thanh gọi dùm hai chiếc xe ôm. Nằm cách thị xã Bảo Lộc khoảng 15km, và cách thác Dam B'ri khoảng 2km, Tu viện Bát Nhã được Thượng tọa Thích Đức Nghi thành lập vào năm 1995 với diện tích khoảng hơn 20 hécta. Phải thừa nhận phong cảnh nơi đây thật thần tiên với những đồi trà san sát, với hai con suối nước chảy róc rách.

Một vị sư mà chúng tôi gặp gỡ lúc đang vun xới mấy luống hoa, cho biết: "Khởi đầu, chính điện của Tu viện chỉ là một ngôi nhà nhỏ. Về sau, khi xây xong, ngôi nhà ấy được dùng làm nhà trẻ và lớp mẫu giáo cho con em đồng bào nghèo trong vùng". Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết vị sư trị sự đầu tiên của Tu viện là Thượng tọa Thích Đồng Quang - một đại đệ tử của Thượng tọa Đức Nghi, đã có công rất lớn trong việc phát triển Tu viện. Tất cả những tăng ni tại Tu viện Bát Nhã mà chúng tôi gặp gỡ, đều chung nhận định, rằng: "Thầy Đồng Quang là người đạo hạnh, được bà con trong vùng - không riêng gì bà con Phật tử - kính mến". 

Tháng 2/2005, trong chuyến về Việt Nam lần đầu tiên của Sư ông Thích Nhất Hạnh, Thượng tọa Đức Nghi đã cúng dường Tu viện Bát Nhã cho Sư ông Thích Nhất Hạnh để xây dựng Bát Nhã thành một trung tâm tu học theo Pháp môn Làng Mai tại Việt Nam. Tháng 5/2005, "xóm" Bếp lửa hồng được thành lập, làm nơi tu tập cho các sư cô. Tháng 10/2005, "xóm" Rừng phương bối ra đời, làm nơi tu tập cho các sư ông. Đến năm 2007, xuất hiện thêm "xóm" Mây đầu núi, với số tu sinh lên đến hơn 400 người.

Vài nét về pháp môn làng mai

Trước khi nói tiếp chuyện Tu viện Bát Nhã, thì cũng cần nhắc sơ qua người đã khai sinh ra Pháp môn Làng Mai, rồi đưa về Bảo Lộc để tu sinh tu tập: Đó là Sư ông Thích Nhất Hạnh. Chào đời ngày 11/10/1926 tại Thừa Thiên - Huế, Sư ông Thích Nhất Hạnh có thế danh là Nguyễn Xuân Bảo. Năm 16 tuổi, ông xuất gia vào tu tại chùa Từ Hiếu, Huế. Sau khi tốt nghiệp Viện Phật học Bảo quốc, ông theo phái tu thiền rồi trở thành thiền sư.

Năm 1966, ông bị chính quyền Sài Gòn buộc phải rời miền Nam Việt Nam. Sang Pháp, đầu năm 1982, ông thành lập Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne, miền Nam nước Pháp (còn gọi là Đạo tràng Mai thôn). Trong suốt thời gian ở nước ngoài, Sư ông Thích Nhất Hạnh đã đi thuyết giảng ở nhiều nơi, tổ chức nhiều khóa tu tập và trở thành một nhân vật tôn giáo có uy tín quốc tế. 

batnhalangmai-02
Cổng vào Tu viện Bát Nhã

Sau ngày đất nước thống nhất, từ năm 1997 đến 2003, Sư ông Thích Nhất Hạnh nhiều lần đặt vấn đề trở lại Việt Nam để hoạt động tôn giáo - nhưng ông lại không muốn thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN). Mãi đến năm 2004, khi thấy có cơ hội ông mới về theo lời mời của GHPGVN, và được Nhà nước đồng ý.

batnhalangmai-01Ngày 12/1/2005, Sư ông Thích Nhất Hạnh cùng một đoàn gồm 190 người với gần 30 quốc tịch khác nhau, xuống Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Mục đích của chuyến đi này được ông giới thiệu, là thuần túy hoạt động tôn giáo, thăm các công trình Phật giáo, thăm các danh thắng văn hóa, lịch sử ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam, tổ chức các lễ nghi tôn giáo. Vẫn theo ông, chuyến đi ấy tuyệt nhiên không đề cập đến các vấn đề chính trị, cũng như không đề cập đến cái gọi là "Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất" - là tổ chức không được pháp luật Việt Nam thừa nhận.

Ngày 11/4/2005, đoàn Sư ông Thích Nhất Hạnh rời Việt Nam. Trong suốt 90 ngày, ông cùng đoàn đã được Nhà nước Việt Nam, GHPGVN tạo mọi điều kiện thuận lợi, để tận mắt nhìn thấy, tận tai nghe thấy không khí sinh hoạt tôn giáo - đặc biệt là Phật giáo. Những phát biểu công khai của Sư ông Thích Nhất Hạnh thời điểm ấy đã tác động tích cực đến dư luận người Việt hải ngoại, tạo ra những quan hệ thuận lợi giữa Làng Mai và GHPGVN.

Tuy nhiên, có điều phía sau lưng mà ít ai biết, là thông qua chuyến về Việt Nam, Sư ông Thích Nhất Hạnh có ý tranh thủ Nhà nước, tranh thủ GHPGVN để tạo chỗ đứng cho Pháp môn Làng Mai. Hơn nữa, ý đồ chính trị của ông còn được thể hiện khi ông trao cho lãnh đạo Nhà nước Việt Nam bản kiến nghị 7 điểm.
Để tạo chỗ đứng cho Pháp môn Làng Mai ở Việt Nam, sau chuyến về nước lần thứ nhất, Sư ông Thích Nhất Hạnh thường xuyên cử người về dưới danh nghĩa thăm thân nhân, du lịch, để giảng dạy và hướng dẫn các khóa tu thiền cho các tu sinh tại nhiều cơ sở trong nước. Bên cạnh đó, để thu phục giới trẻ, Sư ông Thích Nhất Hạnh đặt ra một chương trình, gọi là "Hiểu và Thương". Chỉ trong 3 năm, "Hiểu và Thương" đã quy tụ được vài trăm thanh, thiếu niên, với 60 người tham gia giảng dạy.

Và những ý đồ của sư ông Thích Nhất Hạnh

Ngày 20/2/2007, Sư ông Thích Nhất Hạnh cùng đoàn gồm 150 người với gần 30 quốc tịch khác nhau về Việt Nam lần thứ hai. Lần này, ý đồ mượn tôn giáo để làm chính trị của ông bắt đầu thể hiện rõ nét qua việc ông tổ chức "trai đàn chẩn tế" ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Lợi dụng GHPGVN, Sư ông Thích Nhất Hạnh cho phát tán tài liệu, đề cao, khuếch trương Pháp môn tu tập Làng Mai, phủ nhận những đóng góp rất nhiệt tình và tích cực của GHPGVN trong việc tổ chức "trai đàn chẩn tế", cứ y như không có ông, thì "trai đàn" chẳng bao giờ được hình thành.

Có lẽ ai đã xem hình ảnh Sư ông Thích Nhất Hạnh xuất hiện tại các "trai đàn chẩn tế" trên báo chí, truyền hình, hoặc xem trực tiếp, cũng đều thấy chướng. Chỉ là một "thiền sư", đứng đầu một môn phái, mà ông đi dưới lọng vàng, cạnh ông là sư nữ Thích Nữ Chân Không - y như vua và hoàng hậu! Thiên hạ đồn rằng ông với bà Chân Không có “quan hệ” rất gần gũi, chẳng biết thật hay không, nhưng năm 2006, khi một phái đoàn của GHPGVN sang Pháp, thăm Làng Mai, đã phải gửi Sư ông Thích Nhất Hạnh một bức thư, trong đó đề nghị: "Xin sư ông về ở với tăng, sư nữ Chân Không về ở với ni để tránh dư luận".

Và mặc dù ông tuyên bố không can thiệp, không phát biểu những vấn đề liên quan đến chính trị, nhưng khi được lãnh đạo Nhà nước Việt Nam tiếp kiến, Sư ông Thích Nhất Hạnh liền đưa ra đề nghị 10 điểm, trong đó có những điểm như: "Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam, giải thể Ban Tôn giáo chính phủ...". Nhìn nét mặt tự mãn của ông, hầu hết tăng ni thuộc GHPGVN - xưa kia vẫn kính nể ông qua những cuốn sách ông đã viết, như “Đường xưa mây trắng”, "Nói với tuổi hai mươi", "Bông hồng cài áo", "Nẻo về của Ý", hoặc những bài thuyết giảng của ông ở Trường đại học Vạn Hạnh bao nhiêu thì bây giờ, tăng, ni lại càng cảm thấy thất vọng về ông bấy nhiêu, nhất là khi ông tuyên bố: "Pháp môn Làng Mai tự bổ nhiệm truyền giới, tấn phong, bầu trụ trì, viện chủ, phó viện chủ mới mà không cần phải thông qua Nhà nước và GHPGVN".

Sau khi được lãnh đạo Nhà nước Việt Nam giải thích thỏa đáng về kiến nghị 10 điểm do Sư ông Thích Nhất Hạnh đưa ra, ngày 9/5/2007, Sư ông Thích Nhất Hạnh cùng đoàn tăng thân Làng Mai rời Việt Nam, về Pháp. Trước lúc lên máy bay, ông công khai tuyên bố, khẳng định "Pháp môn Làng Mai là một giáo hội độc lập với GHPGVN, việc nội bộ của Làng Mai không thuộc thẩm quyền của Nhà nước và GHPGVN". Ôi trời! Ông đưa người của ông vào nhà người ta, ông quây lấy một góc, nấu nướng, ăn uống, ngủ nghê, tắm giặt... rồi ông bảo "góc" của ông là góc độc lập, chuyện sinh hoạt của ông là chuyện "nội bộ", chủ nhà không có quyền can thiệp thì ai chịu nổi!

batnhalangmai-03
Đoàn sư ông Thích Nhất Hạnh lần đầu về Việt Nam

Ngày 22/4/2008, Sư ông Thích Nhất Hạnh về Việt Nam lần thứ ba để tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc. Cùng đi với ông là 450 người, gồm 41 quốc tịch. Lần này, ông công khai tổ chức nhiều khóa tu tập tại chùa Bằng, Hà Nội, Tu viện Bát Nhã, Lâm Đồng. Điều đáng nói là trước lúc về, Sư ông Thích Nhất Hạnh cho tán phát "Lá thư Làng Mai số 31", nội dung nêu ra những vấn đề không đúng sự thật về tình hình Việt Nam, đồng thời bộc lộ ý đồ xin lại ngôi chùa cũ, là nơi xưa kia ông ta tu hành. Lúc ấy, vì chưa nhận ra chân tướng của Sư ông Thích Nhất Hạnh, nên Thượng tọa Thích Đức Nghi, trụ trì Tu viện Bát Nhã đã đồng ý cho Sư ông Thích Nhất Hạnh dùng Tu viện Bát Nhã làm nơi tu tập Pháp môn Làng Mai, đồng thời ký đơn bảo lãnh cho gần 400 tu sinh đăng ký tạm trú với chính quyền.
Sự thật về những chuyện xảy ra ở Tu viện Bát Nhã

Được sự bảo lãnh của Thượng tọa Đức Nghi, số tăng sinh tu tập theo Pháp môn Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã từ năm 2005 đến tháng 6/2009, khoảng 400 người - trong đó có một số Giáo thọ là người quốc tịch nước ngoài, và hơn 2/3 là những người từ các địa phương khác đến.

Để tạo thuận lợi cho tu sinh, Tu viện Bát Nhã đã đồng ý cho tu sinh thành lập những "xóm", gọi là "Mây đầu núi", "Bếp lửa hồng", "Rừng phương bối"... Tại những "xóm" này, mọi sinh hoạt riêng tư đều được tôn trọng mặc dù Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận khóa tu theo Pháp môn Làng Mai, chứ chưa công nhận Giáo hội Làng Mai - Pháp quốc tại Việt Nam. Riêng GHPGVN, Hòa thượng Thích Hiển Pháp - là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Trưởng ban Phật giáo quốc tế Trung ương Giáo hội, chỉ ký cho phép tổ chức khóa tu theo giới hạn của từng khóa tu là 3 tháng, hết hạn phải xin phép tổ chức lại, chứ không phải đến năm 2010 như Pháp môn Làng Mai đã tuyên truyền.

(Xem tiếp ANTG số 902, thứ Tư ra ngày 21/10/2009)
Nhóm PV Thời sự - An ninh thế giới số 901
http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2009/10/121136.cand


GIẢI QUYẾT "SỰ VIỆC BÁT NHÃ" 
LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TU VIỆN VÀ PHÁP MÔN LÀNG MAI

10:27:00 21/10/2009

logo-cand_jpgVụ việc Tu viện Bát Nhã chỉ là mâu thuẫn nội bộ giữa những tăng, ni phật tử tại Tu viện Bát Nhã và các tu sinh tu tập theo Pháp môn Làng Mai, hoàn toàn không có cái gọi là "chính quyền ép buộc những người tu theo Pháp môn Làng Mai rời khỏi Tu viện Bát Nhã". Giải quyết vần đề, vai trò chính vẫn là lãnh đạo Tu viện và Pháp môn Làng Mai trên tinh thần thượng tôn luật pháp, đúng đường lối Hiến chương GHPGVN.

Như chúng tôi đã nói trong bài trước, sau khi được phép của Nhà nước và GHPGVN, tu sinh nhiều nơi đổ về Tu viện Bát Nhã, tu tập theo Pháp môn Làng Mai. Thế nhưng, dựa vào những lời tuyên bố của Sư ông Thích Nhất Hạnh: "Pháp môn Làng Mai là một giáo hội độc lập với GHPGVN, việc nội bộ của Làng Mai không thuộc thẩm quyền của Nhà nước và GHPGVN", nên một số tu sinh Pháp môn Làng Mai - chủ yếu là những người trẻ tuổi, thường biểu lộ thái độ ngông nghênh, coi thường tăng, ni, phật tử Tu viện Bát Nhã. 

batnhalangmai-04
Một khóa tu thiền do các “Giáo thọ” từ nước ngoài về giảng.

Công bằng mà nói, một số tăng, ni, phật tử Tu Viện Bát Nhã - cũng là những người trẻ tuổi, công phu tu hành chưa lâu, đã không chịu được những thái độ này. Từ việc tranh luận với nhau bằng lời nói, do cả hai bên đều thiếu kiềm chế nên đã dẫn đến xô xát. Một cán bộ lãnh đạo Công an thị xã Bảo Lộc, cho biết: "Công an hoàn toàn không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhà chùa, cũng như không hề có việc đàn áp tu sinh. Nhiệm vụ của chúng tôi là ngăn chặn kịp thời những vụ va chạm giữa hai bên, không để tình hình thêm phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự". 

Trước những sự việc ấy, Thượng tọa Thích Đức Nghi thôi không bảo lãnh cho tăng sinh Pháp môn Làng Mai tu tập tại Tu viện Bát Nhã, mà một trong những nguyên nhân, là: "Khi Pháp môn Làng Mai được tổ chức, các Giáo thọ được cử từ Pháp về, và thay đổi liên tục. Các Giáo thọ này không tuân thủ những quy định của pháp luật và Hiến chương GHPGVN. Lý do được các Giáo thọ đưa ra là Pháp môn Làng Mai không dính dáng gì đến GHPGVN và Nhà nước".

Việc Thượng tọa Thích Đức Nghi thôi không bảo lãnh cho tăng sinh Pháp môn Làng Mai tu tập tại Tu viện Bát Nhã đã khiến cho những phần tử cực đoan trong Làng Mai khó chịu. Lập tức, họ tung lên mạng Internet những luận điệu sai trái, bịa đặt. Thậm chí họ còn cho rằng "Tu viện Bát Nhã dựng chuyện để chiếm đoạt tài sản hàng tỉ đồng của Pháp môn Làng Mai". Tuy nhiên, nếu nhìn lại những sự kiện đã xảy ra, nhất là năm 2006, lúc Thượng tọa Thích Đức Nghi cùng đoàn tăng, ni Tu viện Bát Nhã sang Pháp. Trước khi trở về Việt Nam, đoàn của Thượng tọa Thích Đức Nghi đã thưa với Sư ông Thích Nhất Hạnh, là: "Hòa thượng không nên nêu ra những quan điểm chính trị vì như thế sẽ rất khó cho chúng con". Nghe xong, Sư cô Chân Không, bảo: "Sư ông (tức Thích Nhất Hạnh) rời Việt Nam hơn 40 năm để làm chính trị". 

Theo lời Thượng tọa Thích Đức Nghi trong buổi họp liên tịch giải quyết vấn đề Bát Nhã vào ngày 19/11/2008, thì: "Hòa thượng Thích Nhất Hạnh không chấp nhận việc trình bày của đoàn. Năm 2007, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh về Việt Nam lần thứ hai. Khi Hòa thượng ở chùa Từ Hiếu và chùa Diệu Nghiêm - Huế, chúng tôi có thưa với Hòa thượng về những việc làm chưa phù hợp của Pháp môn Làng Mai so với truyền thống Phật giáo Việt Nam. Trước khi về Việt Nam, hằng năm Làng Mai đều cử người học tập truyền thống, nay Hòa thượng về thì thay đổi hết. Chúng tôi có đề nghị Hòa thượng nhập gia thì nên tùy tục, nếu các Giáo thọ Làng Mai cứ thay đổi liên tục như thế thì rất khó cho chúng tôi, nhưng Sư ông Thích Nhất Hạnh không chấp thuận lời đề nghị này...".

Để giải quyết, ngày 19/11/2008, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã tổ chức một buổi họp gồm 7 hòa thượng trong Trung ương Giáo hội, 8 hòa thượng, thượng tọa thuộc Ban trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, đại diện Tu viện Bát Nhã và các ngành hữu quan. 

Buổi họp kết luận GHPGVN chưa công nhận hoạt động của Giáo hội Làng Mai tại Việt Nam, chỉ thừa nhận Các lớp tu học theo Pháp môn Làng Mai. Thời hạn của từng lớp tu là 3 tháng, hết hạn phải xin phép lại. Trường hợp tu sinh có đăng ký hợp pháp, tạm thời cho ở lại tu học để chờ bố trí đến nơi tu mới. Với những ai chưa đăng ký hoặc đã đăng ký mà hết hạn, nhưng có thiện tâm, quyết chí tu học thì cần được giúp đỡ cho phép đăng ký tạm trú và cũng chờ thời gian di chuyển đến nơi tu mới. Trường hợp gây bất ổn, vi phạm pháp luật thì phải đưa ra ngay. Với các vị Giáo thọ có quốc tịch nước ngoài, thì thực hiện theo những quy định của pháp luật.

Mặc dù với những biện pháp giải quyết có tình, có lý như thế, nhưng mâu thuẫn giữa tu sinh Pháp môn Làng Mai và tăng, ni, phật tử Tu viện Bát Nhã vẫn ngấm ngầm, mà nguyên nhân phần lớn là do sự xuyên tạc, kích động của các thế lực phản động ở nước ngoài, cùng những thông tin sai lệch, ngụy tạo, bịa đặt của một số cá nhân trong nước, cố tình biến vụ tranh chấp nội bộ giữa Pháp môn Làng Mai và Tu viện Bát Nhã, thành "chính quyền đàn áp tôn giáo". 

Ngày 27/9/2009, mâu thuẫn giữa tăng, ni Tu viện Bát Nhã và tu sinh Pháp môn Làng Mai một lần nữa lại bộc phát. Chán ngán trước những chuyện này, nhiều tu sinh tu tập theo Pháp môn Làng Mai đã tự động bỏ về địa phương - nơi cư trú cũ. Số còn lại - khoảng gần 200 người sang chùa Phước Huệ. Mặc dù Thượng tọa Thích Đức Nghi đã chính thức gửi đơn đến chính quyền các cấp và GHPGVN, xin rút lại lời đề nghị cho Pháp môn Làng Mai hoạt động tại Tu viện Bát Nhã, đồng thời tuyên bố không tiếp tục bảo lãnh cho số Giáo thọ và tu sinh Làng Mai, nhưng các Giáo thọ cùng một số tu sinh vẫn cố bám trụ, sinh hoạt, phớt lờ những quy định về an ninh trật tự của địa phương, liên tục tung lên mạng Internet những thông tin sai lệch, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, kích động dư luận trong, ngoài nước ủng hộ họ. 

batnhalangmai-05
Chùa Phước Huệ.

Bên ngoài, những kẻ cơ hội nhanh chóng lập ra những trang web, chẳng hạn như "pháp nạn Bát Nhã" "Phương bối", làm diễn đàn để "trong tung, ngoài hứng", thí dụ như: "...rất nhiều côn đồ vào đập phá, đánh tăng, ni sinh, ép buộc toàn bộ tăng, ni sinh ra khỏi cư xá...", hoặc: "...những hành động của Thượng tọa Thích Đức Nghi có sự bao che của chính quyền. Công an xuất hiện ngày càng đông, đánh trọng thương tu sinh, bóp cổ, đẩy lên xe...". Một số cá nhân trong nước, chưa hiểu rõ tình hình, đã vội vã ký "thỉnh nguyện thư", viết "thư ngỏ" khiến vấn đề càng thêm phức tạp. 

Đặc biệt hơn nữa, ngày 30/9/2009, trên các trang web cực đoan, phản động, đã cho đăng tải một văn bản, gọi là "huyết thư", sử dụng danh nghĩa "nhóm tăng, ni trẻ Lâm Đồng", đe dọa sẽ "tử vì đạo" nếu chính quyền không giải quyết 4 kiến nghị.

4 kiến nghị ấy là gì? Xin thưa, chỉ cần đọc qua cũng có thể thấy 2 trong số 4 kiến nghị, là những yêu sách mà bất cứ một công dân nào, dù ở trong quốc gia nào, cũng không thể chấp nhận được. Họ kiến nghị: "Tuyệt đối không được động đến tu sinh Làng Mai dưới bất cứ hình thức nào", và "Không được cưỡng chế, hăm dọa, cản trở và tác động từ bên ngoài đến các tu sinh Làng Mai". 

Ô hay, hóa ra nếu tu sinh Làng Mai và tăng, ni, phật tử Bát Nhã có xảy ra đấm đá, đâm chém, thì chính quyền, luật pháp cũng "tuyệt đối không được động đến" hay sao? Và "bên ngoài" tuyên truyền, xúi giục, kích động tu sinh Làng Mai biểu tình chống đối, thậm chí "tử vì đạo" như "huyết thư" đã nói, thì chính quyền, luật pháp cũng không được "cản trở, tác động" hay sao? Đạo Phật dạy con người phải từ bi hỉ xả, mà sao các vị thuộc "nhóm tăng, ni trẻ Lâm Đồng", lại máu chiến đến thế!

Trong suốt 2 ngày ở thị xã Bảo Lộc, chúng tôi đã gặp gỡ nhiều người, nhiều giới, để tìm hiểu thông tin về "những nhóm côn đồ và hàng trăm công an đàn áp tu sinh Pháp môn Làng Mai". Thị xã Bảo Lộc bé như lòng bàn tay, chạy xe gắn máy chỉ 15 phút là đã "trở về chốn cũ" thì sự xuất hiện của "những nhóm côn đồ" và "hàng trăm công an" làm sao có thể che được mắt nhân dân. 

Bà Trần Thị Bích, nhà ở gần Tu viện Bát Nhã, cho biết: "Tôi chỉ thấy họ - nghĩa là tăng, ni, phật tử, tu sinh - đánh nhau, chứ có người lạ nào đâu". Một cán bộ thuộc Mặt trận Tổ quốc thị xã Bảo Lộc, nói: "Nếu có cả trăm công an thì họ ăn ở đâu, ngủ ở đâu vì trụ sở của các cơ quan chính quyền tại đây, cái nào cũng bé tí. Hơn nữa, về đêm Bảo Lộc rất lạnh, lấy đâu ra hàng trăm tấm nệm, hàng trăm cái mền?". 

Hỏi thăm các khách sạn, nhân viên tiếp tân cho biết trong các ngày từ 20 đến 30/9/2009, mỗi ngày chỉ rải rác vài ba người đến thuê mướn phòng, và cũng chỉ ở qua một đêm rồi hôm sau, họ đi Đà Lạt hoặc về TP HCM. Mấy ông xe ôm ngồi chờ khách ở gần tiệm trà Tâm Châu, cười: "Nói thiệt với nhà báo, không biết Cảnh sát Hình sự - Công an thị xã Bảo Lộc rành về mấy đứa xã hội đen ở đây thế nào, chứ tụi tui biết hết. Loe ngoe chỉ có vài thằng con nít, lâu lâu tụ tập đua xe, nẹt pô, thỉnh thoảng cũng đánh lộn đánh lạo chứ làm gì có những nhóm côn đồ". 

Một ông xe ôm khác, nói: "Thiệt ra thì người dân sống gần Tu viện Bát Nhã cũng bức xúc. Nhà báo cứ nghĩ coi, vườn trà của người ta mất bao công sức chăm bón, rồi mấy vị ở chùa cãi nhau, rượt đuổi nhau, thậm chí đánh nhau, làm hư hỏng cây cối của họ thì họ đuổi là đúng rồi". 

Tôi hỏi: "Nghe nói có cái vụ ném phân gì đó...". Ông xe ôm trả lời: "Phân đó là phân vi sinh, họ mang đi bón cho gốc trà. Đuổi bằng lời nói không được, họ tức, họ bốc, họ ném". Xem lại những video clip "Công an, côn đồ đàn áp tăng sinh Làng Mai" đã được tung lên mạng Internet, chúng tôi thấy lời nói của ông xe ôm không sai. Cái gọi là "những nhóm côn đồ" thực chất hầu hết chỉ là những phụ nữ - nông dân - căn cứ vào cách ăn mặc của họ. 

Một điều trùng hợp là ngay khi những nông dân ấy, đuổi số tu sinh đang đánh nhau ra khỏi đất của họ, thì cũng là lúc một đoàn tăng, ni, phật tử hơn 100 người, từ TP HCM đến Tu viện Bát Nhã để cúng dường, nên cũng bị... vạ lây! Nghe được tin báo, Công an thị xã Bảo Lộc đã có mặt để vãn hồi trật tự nhưng trên mạng Internet, những kẻ cực đoan đã biến nó thành "pháp nạn".

batnhalangmai-06
Tu sinh Làng Mai trên đường phố thị xã Bảo Lộc.

Ngày 19/10/2009, Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN đã có công văn, thông báo "Kết luận về vấn đề Tu viện Bát Nhã, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng của Ban thường trực, Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN", trong đó kết luận 6 vấn đề về việc xử lý nội tình của Tu viện Bát Nhã, khẳng định: "Chưa công nhận hoạt động của Giáo hội Làng Mai, chỉ thừa nhận Các lớp tu học theo Pháp môn Làng Mai", và đề nghị Thượng tọa Thích Đức Nghi tìm hướng giải quyết theo pháp luật hiện hành. 

Theo ông Trương Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, thì: "Đây là tranh chấp nội bộ. Chính quyền địa phương đã giữ an ninh, không để xảy ra xô xát, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản công dân tại Tu viện Bát Nhã". Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng vận động, thuyết phục cả hai bên - phật tử, tăng, ni Tu viện Bát Nhã và tu sinh Pháp môn Làng Mai không được xúc phạm đến nhân phẩm, thân thể lẫn nhau, đồng thời yêu cầu các tu sinh Pháp môn Làng Mai tuân thủ luật pháp Việt Nam, hoạt động theo đúng Hiến chương GHPGVN.

Xuyên suốt tất cả những gì đã xảy ra, có thể thấy vụ việc Tu viện Bát Nhã chỉ là mâu thuẫn nội bộ giữa những tăng, ni phật tử tại Tu viện Bát Nhã và các tu sinh tu tập theo Pháp môn Làng Mai, và hoàn toàn không có cái gọi là "chính quyền ép buộc những người tu theo Pháp môn Làng Mai phải rời khỏi Tu viện Bát Nhã". Giải quyết vần đề Bát Nhã, vai trò chính vẫn là lãnh đạo Tu viện và Pháp môn Làng Mai trên tinh thần thượng tôn luật pháp, đúng đường lối Hiến chương GHPGVN 

Nhóm PV Thời sự - An ninh thế giới số 902
http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2009/10/121237.cand

THÊM NHỮNG THÔNG TIN 
VỀ SỰ VIỆC Ở TU VIỆN BÁT NHÃ (BẢO LỘC-LÂM ĐỒNG)

15:08:00 24/10/2009

logo-cand_jpgSau khi Chuyên đề ANTG đăng tải loạt bài về "Sự thật ở Tu viện Bát Nhã", chiều ngày 21/10/2009, một nhóm bà con phật tử - trong đó có cả những người từng tu tập theo Pháp môn Làng Mai, đã đến Văn phòng phía Nam - Chuyên đề ANTG để phản ảnh thêm một số điều tai nghe, mắt thấy về những sự việc xảy ra ở nơi này. 

Có thể nói, trong vụ mâu thuẫn nội bộ giữa Tu viện Bát Nhã và Làng Mai, thì người chịu nhiều tai tiếng nhất - mà là tiếng oan - là Thượng tọa Thích Đức Nghi. Bởi lẽ ngày 1/9/2008, Thượng tọa Thích Đức Nghi đã có đơn xin thôi giữ chức Phó ban Trị sự - Tỉnh hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, Hiệu phó Trường trung cấp Phật học tỉnh Lâm Đồng, đồng thời thôi không bảo lãnh cho các tu sinh Pháp môn Làng Mai, cũng như không còn chịu trách nhiệm về những hoạt động của tu sinh Làng Mai ở Tu viện Bát Nhã để nhập thất trị bệnh. Đơn ấy đã được Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng chấp thuận bằng văn bản. 

Thế nhưng, trên trang web "Phù sa" và một số trang web cực đoan khác, liên tục xuất hiện những thông tin, rằng "Thượng tọa Thích Đức Nghi lấy của Làng Mai mười mấy tỉ đồng (!?)", và "Sự việc ở Tu viện Bát Nhã chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của Làng Mai". Tuy nhiên từ khi Sư ông Thích Nhất Hạnh về Việt Nam lần đầu tiên, rồi sau đó tu sinh đến tu tập ngày càng nhiều nên Làng Mai đã tiến hành vận động, quyên góp tiền rồi chuyển cho Thượng tọa Thích Đức Nghi để xây dựng xóm "Mây đầu núi", "Bếp lửa hồng", "Rừng phương bối", “Cánh đại bàng”. Tất cả những cái ấy đều nhằm mục đích phục vụ cho Làng Mai, chứ Tu viện Bát Nhã chẳng được hưởng gì. 

Ông Nguyễn Vịnh, một phật tử thuộc Tu viện Bát Nhã và cũng là thợ hồ, kể: "Trong quá trình xây dựng, tôi là người trực tiếp tham gia. Do Làng Mai xây dựng các công trình trái phép nên chính quyền thị xã Bảo Lộc lập biên bản đình chỉ mấy lần nhưng họ vẫn cố ý vi phạm”.

Một tu sinh Làng Mai đề nghị không nêu tên, cho biết: "Nhiều lần, có những đoàn người Pháp, người Mỹ về Tu viện nhưng không đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương. Họ nói ở Pháp, ở Mỹ muốn đi đâu thì đi, việc gì phải đăng ký". 

Khi công an địa phương mời đại diện Tu viện Bát Nhã lên làm việc, thì Tu viện lại phải đứng mũi chịu sào. Chưa hết, mặc dù Sư ông Thích Nhất Hạnh thường tuyên bố: Chủ trương của Làng Mai là luôn luôn lắng nghe, nhưng mỗi lần điện thoại qua Pháp để trình bày những phức tạp, thì Tu viện Bát Nhã chưa bao giờ nói chuyện trực tiếp được với Sư ông Thích Nhất Hạnh, mà tất cả đều phải thông qua Sư cô Chân Không, dẫn đến dư luận cho rằng Tu viện Bát Nhã đưa Pháp môn Làng Mai về, coi thường Giáo hội Phật giáo Việt Nam!

Có thể nói, qua lời kể của các phật tử Tu viện Bát Nhã và một số tu sinh Pháp môn Làng Mai vào chiều 21/10, đã rõ thêm nhiều nét về Sư ông Thích Nhất Hạnh, Sư cô Chân Không. Sư cô Chân Không vốn có thế danh là Fleurette Cao Ngọc Phượng, con gái của ông Cao Văn Móc, kỹ sư, Trưởng ty Công chánh tỉnh Bến Tre thời chế độ cũ (cả gia đình ông Móc đều là... "dân Tây" - quốc tịch Pháp). Năm 1968, Sư ông Thích Nhất Hạnh đưa Cao Ngọc Phượng sang Pháp, rồi sau đó Cao Ngọc Phượng quyết định quy y, thọ giới "Tiếp hiện" rồi trở thành phụ tá cận kề, đắc lực cho Sư ông Thích Nhất Hạnh. 

Từ khi Làng Mai hình thành tại Tu viện Bát Nhã, tất cả những thư từ, e-mail mà Tu viện Bát Nhã gửi sang cho Sư ông Thích Nhất Hạnh, đều được Sư cô Chân Không đọc trước. Điện thoại cũng thế, Sư cô Chân Không nghe trước rồi sau đó, Sư cô có chuyển cho Sư ông nghe hay không thì tùy! Trước khi Sư ông Thích Nhất Hạnh về Việt Nam lần thứ ba, Thượng tọa Pháp Ấn đã 2 lần đề nghị Sư cô Chân Không, là không đưa lên mạng "Lá thư Làng Mai 31" vì nội dung của nó không đúng với tình hình thực tế ở Việt Nam. Thế nhưng, khi Sư cô đã quyết, thì có trời mà cản. 

Một tu sinh Pháp môn Làng Mai - thế danh là Nghĩa, đã từng sang Pháp nhiều lần, cho biết: "Tại Đạo tràng Mai thôn, Sư ông Thích Nhất Hạnh và Sư cô Chân Không ở chung với nhau trong "cốc" Phương Khê. Sau này, Làng Mai mua thêm một lô đất, cách "cốc" 25km, làm nhà cho tăng (người đi tu là phái nam) ở, còn xóm ni (người đi tu là phái nữ) cách "cốc" 5km. Mỗi khi đi giảng, Sư cô Chân Không lái xe đưa Sư ông Thích Nhất Hạnh đi, rồi đưa về, đến nay đã 40 năm có lẻ". 

Việc ấy dẫn đến nhiều lời đồn đại không hay về mối quan hệ giữ Sư cô Chân Không và Sư ông Thích Nhất Hạnh. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là lời đồn đại, đồng thời nó không phải là chủ đề của bài viết này nên chúng tôi không nêu ra ở đây.

Khai sinh ra Pháp môn Làng Mai, Sư ông Thích Nhất Hạnh thay đổi, chế biến lại giới luật. Theo giới luật, một người nữ (ni) muốn đi tu phải tuân theo 8 điều kiện, gọi là "bát kỉnh pháp". Trong đó quy định vị tỳ kheo ni dẫu có tuổi đời, tuổi đạo cao hơn vị tỳ kheo tăng bao nhiêu đi nữa, thì khi gặp vị tỳ kheo tăng vẫn phải đảnh lễ, gọi vị tăng bằng thầy, và xưng con. Thế nhưng, với sự tham mưu của Sư cô Chân Không, Sư ông Thích Nhất Hạnh lại đặt ra quy định "bát kỉnh pháp tăng". 

Theo lời các tu sinh tu tập Pháp môn Làng Mai, thì trên nguyên tắc ni xưng với tăng là con, nhưng Sư cô Chân Không bắt tăng xưng với Sư cô là... con! Việc sửa đổi, chế biến giới luật này chỉ nhằm mục đích đưa Sư cô Chân Không lên vị trí cao nhất trong Làng Mai? Hay đúng hơn Pháp môn Làng Mai sinh hoạt theo chế độ “mẫu hệ” - nghĩa là mọi hoạt động của Làng Mai do Sư cô Chân Không chỉ đạo và điều hành, còn Sư ông Thích Nhất Hạnh chỉ là “ông Bụt” ngồi một chỗ. Thế nên từ đó trở đi, ít khi người ta gọi Chân Không là “sư cô” nữa, mà thay vào đó là “Sư bà Chân Không” để ngang hàng với Sư ông Thích Nhất Hạnh, nhằm tôn vinh vai trò, vị trí của “sư bà” với Giáo hội Làng Mai. 

Chưa hết, khi về Việt Nam lần thứ nhất và khi tổ chức quy y cho 1.500 phật tử tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn, TP HCM, Sư ông Thích Nhất Hạnh đã cho đổi pháp danh của cả 1.500 con người này, dẫn đến sự phản ứng của vị sư trụ trì là thầy Chân Tín. 

Sư ông Thích Nhất Hạnh còn tuyên bố với chư tăng chùa Từ Hiếu - TP Huế: "Kể từ nay, các Giáo thọ (người giảng đạo) cũ không nên tham gia vào các sinh hoạt tại chùa nữa, mà để cho các em (tức các Giáo thọ Pháp môn Làng Mai) toàn quyền giải quyết". 

Nhận ra ý đồ của Sư ông Thích Nhất Hạnh, là để cho Làng Mai nắm quyền quyết định tuyệt đối mọi sinh hoạt của nhà chùa nên chỉ vài ngày sau, chư tăng chùa Từ Hiếu bỏ đi hết. Tại một ngôi chùa ở TP HCM, Sư ông Thích Nhất Hạnh mặc y vàng, che lọng vàng, đứng trước cổng tam quan, đợi Sư bà Chân Không vào thương lượng với chư tăng trong chùa, đề nghị chư tăng mang lư trầm, lẵng hoa ra đón đồng thời chuông trống bát nhã phải gióng lên lúc Sư ông Thích Nhất Hạnh bước qua cửa tam quan. 

Khi bị từ chối, Sư bà Chân Không ra sức vớt vát: "Thôi thì nếu không có chuông trống, cho cái lẵng hoa ra cũng được!". Một Sư cô chùa Diệu Nghiêm, kể: "Năm 2007, khi Sư ông Thích Nhất Hạnh về Việt Nam lần thứ hai, Sư ông đã yêu cầu Sư bà Diệu Trí, lúc đó đã 100 tuổi, phải ký giấy giao chùa Diệu Nghiêm cho Pháp môn Làng Mai. Nghe được chuyện này, chúng tôi - tức là các sư cô - liền đuổi 40 sư cô Làng Mai ra khỏi chùa vì vào ở nhờ chùa người ta để tu tập, nay lại định chiếm luôn bằng hình thức "hiến". 

Chưa hết, trong trai đàn chẩn tế tổ chức ở chùa Vĩnh Nghiêm, Sư bà Chân Không đã tuyên bố: "Thành quả này đạt được là do tăng thân Làng Mai" mặc dù ai cũng biết, nếu không có sự góp công, góp sức rất tích cực của chư tăng chùa Vĩnh Nghiêm, thì Sư bà Chân Không lấy đâu ra... thành quả! 

Một vị tăng, nhận xét: "Sư cô tên là Chân Không, có hàm ý hiểu thấu triết lý tánh không của Phật giáo, nghĩa là tất cả các pháp đều không. Thế nhưng bà Cao Ngọc Phượng đã biến cái “chân không” thành “chân có” qua việc tham danh, hám lợi. Vậy thì làm sao gọi là “chân không” cho được?".

Lần thứ ba, Sư ông Thích Nhất Hạnh về Việt Nam và trước lúc quay trở lại nước Pháp, thì đỉnh cao của việc muốn biến Pháp môn Làng Mai thành một tổ chức hoạt động độc lập với GHPGVN, không chịu sự quản lý của Nhà nước Việt Nam, đã được Sư ông Thích Nhất Hạnh thể hiện rõ ràng qua "lời dặn dò". 

Nội dung những "lời dặn dò" này, có thể tóm gọn trong 4 điểm: Đó là "Không nương tựa ai, dù cho họ có nhiều cơ sở", "Giáo hội Làng Mai không lệ thuộc vào giáo hội nào, nhà nước nào", "Thầy đi rồi, các con ở lại tổ chức buổi lễ thật long trọng, công cử trụ trì viện chủ mới", và "Bổ nhiệm thầy Giác Viên làm Phó viện chủ, thầy Chí Mậu làm Hòa thượng". 

Chao ơi, phật tử nghe xong lời thầy "dặn dò", ai nấy đều chán ngán: Những ngày đầu mới về Việt Nam, Làng Mai nếu không được sự hỗ trợ của GHPGVN và sự bảo lãnh của Tu viện Bát Nhã, thì họ ăn ở đâu, sinh hoạt ở đâu? Chỉ bấy nhiêu đó thôi, cũng đủ để thấy rõ những lời “dặn dò” của Sư ông Thích Nhất Hạnh thật bạc bẽo vô cùng, và đó cũng là cách hành xử vong ân bội nghĩa của Sư ông Thích Nhất Hạnh và Sư bà Chân Không.

Cuối cùng, xin quay trở lại vấn đề Bát Nhã. Sau khi Thượng tọa Thích Đức Nghi từ chức và thôi không bảo lãnh cho tu sinh Làng Mai, vì những người đi theo Pháp môn Làng Mai “nhập gia mà không tùy tục”. Quốc có quốc pháp, tự có tự quy, Việt Nam chỉ có một Giáo hội Phật giáo duy nhất, được Nhà nước công nhận. Thế nhưng, với sự lèo lái của Sư ông Thích Nhất Hạnh, Sư bà Chân Không, tu sinh Làng Mai đã sử dụng biện pháp lấy số đông áp chế, dẫn đến mâu thuẫn kéo dài mà hậu quả là vụ việc xảy ra ngày 27/9 vừa qua. 

Những ngày gần đây, trên các trang web cực đoan, như "Phù sa", "Pháp nạn", "Phương bối" vẫn không ngớt tung ra những thông tin sai lệch về bản chất sự việc với mục đích vu khống, xuyên tạc chính quyền, kích động số tu sinh Làng Mai tiếp tục quay lại Tu viện Bát Nhã. Thử hỏi nếu tu sinh Làng Mai quay lại Tu viện Bát Nhã thì chuyện gì sẽ xảy ra khi mà mâu thuẫn giữa Tu viện Bát Nhã và Làng Mai vẫn còn âm ỉ.

Cũng cần nói thêm một chuyện nữa: Sau khi xảy ra mâu thuẫn giữa tăng, ni, phật tử Tu viện Bát Nhã và tu sinh Làng Mai, lập tức linh mục Đinh Hữu Thoại, thuộc Dòng Chúa cứu thế đã nhanh nhảu viết "thông báo", viết thư "hiệp thông". Và mặc dù ông đã khẳng định trong "thông báo" là: "Những bất đồng ý kiến, nếu trong nội bộ một tôn giáo khác, ở đây là Phật giáo, thì chúng tôi không có bổn phận phải bày tỏ lập trường". 

Nhưng ngay sau đó, trong thư "hiệp thông", ông lại: "Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền cho giải tán ngay nhóm người bạo động, đang xâm phạm và làm ô uế một cơ sở tôn giáo. Dung túng những hành động như thế cũng là khuyến khích sử dụng bạo lực...".

Thiết nghĩ, phải chi linh mục Đinh Hữu Thoại "hiệp thông" với những nạn nhân của các vụ đánh bom khủng bố, và "Chúng tôi yêu cầu các nhà lãnh đạo những nhóm khủng bố cực đoan, chấm dứt ngay những vụ đánh bom nhắm vào dân lành vô tội... " thì đạo, đời đã thêm phần tốt đẹp biết bao

Nhóm PV Thời sự 
http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2009/10/121408.cand

BÁO WSJ: ĐƯA CSVN VÀO DANH SÁCH CPC; 
BÁO CÔNG AN ĐĂNG LOẠT BÀI TẤN CÔNG THẦY NHẤT HẠNH; 

BÁO TUỔI TRẺ HÀ NỘI BÊNH LÀNG MAI

10/22/2009

WASHINGTON (VB Tổng Hợp) -- Chính phủ Hà Nội năm nay nhiều phần có thể sẽ bị Mỹ trừng phạt để đưa vào danh sách các nước quan ngại (CPC) vì đàn áp tôn giáo, theo một bài quan điểm hôm 21-10-2009 trên tới Wall Street Journal (WSJ), nhật báo có số phát hành lớn nhất Hoa Kỳ.

Bài bình luận này được dịch và đăng đầy đủ trên trang www.phusa.info, cho thấy dư luận qúôc tế đang bất lợi chó chính phủ Hà Nội, và có vẻ như các diễn tiến sắp tới có thể sẽ làm VN bị phạt về mặt kinh tế, theo nhận xét của báo WSJ.

Đồng thời, một áp lực nữa từ Hạ Viện Mỹ: dự luật do dân biểu Loretta Sanchez và 21 DB khác bảo trợ đã được thông qua, yêu cầu VN phải để tự do thông tin Internet và phải thả 18 nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam.

Tuy nhiên, nhà nứơc CSVN đã ra độc chiêu: khẩn cấp công nhận giaó hội Tin Lành Ngũ Tuần (Pentecostal), một hệ pháí Tin Lành mà gia đình cựu Tổng Thống Bush là thành viên và có ảnh hưởng.

Đặc biệt, liên tục 2 ngày, báo An Ninh Thế Giới của Bộ Công An CSVN đã đăng 2 bài viết tấn công Thầy Nhất Hạnh và “giáo phái Làng Mai,” trong đó mô tả các “vi phạm pháp luật” và các “ý đồ chính trị” của Thầy Nhất Hạnh... Tình hình căng thẳng này cho thấy tất cả nỗ lực hòa giảỉ và đối thoại đều sẽ vô ích, đặc biệt là báo công an lại tung ra các lời đồn nhảm về quan hệ giữa Thầy Nhất Hạnh và Sư Cô Chân Không.

Báo WSJ hôm Thứ Tư viết, trích theo Phù Sa:

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (US State Department) sắp công bố một ngày rất gần đây danh sách các nước cần được đặc biệt quan tâm về quyền tự do tín ngưỡng (Countries of Particular Concerns, còn gọi là CPC). Thời gian gần đây Hà Nội đã đối xử rất tệ với một cộng đồng Phật giáo và đó là lý do cho thế giới thấy cần đưa nhà nước độc tài này trở lại vào danh sách những nước vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo (CPC)...(...)

Chế độ này đã từng gây bức xúc cho nhiều nhóm tôn giáo vốn không muốn bị kiểm soát toàn diện bởi Đảng Cọng Sản dù họ là những người dân tộc thiểu số miền cao nguyên có đạo Tin Lành hay là những Phật tử thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất muốn được tu tập tự do theo lối tu của họ hoặc họ là những người Thiên Chúa Giáo đã phản đối nhà nước chiếm đất của nhà thờ. Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo, một bộ phận của Nhà Trắng đã ghi rõ những lạm dụng quyền tự do tôn giáo và đã công bố những lạm dụng này trên trang nhà của tổ chức.

Nhưng trường hợp Bát Nhã là trường hợp nổi bật lên tất cả khi Thiền sư Nhất Hạnh trở về nước sau 39 năm bị lưu đày khỏi Việt Nam. Điều này được người ta cho như là một cố gắng cải thiện quyền tự do tôn giáo, nhất là sự kiện Thiền Sư đã được phép mở tu viện Bát Nhã để chiêu sinh. Ông đã tránh tuyên bố những lời có thể làm tổn thương chính phủ Hà Nội. Thiền Sư cũng đã cố gắng hòa giải Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam của nhà nước và nhóm Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, không được phép hoạt động. Tuy thế nhà nước vẫn đàn áp nhóm đệ tử của Ông như thường...(...)

Trường hợp Bát Nhã cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thấy rõ ràng là nếu không đưa Hà Nội trở vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC) về nhân quyền thì họ sẽ tiếp tục tuột dốc thụt lùi rất mau chóng và sẽ không cố gắng bước thêm những bước tiến khá hơn như họ đã làm trước đây. Bây giờ là lúc tốt nhất để tạo thêm sức ép ngoại giao trên Hà Nội.”

Đặc biệt, bản tin từ thông tấn Đức DPA hôm 20-10-2009 cho biết Ban Tôn Giáo đã tổ chức buổi lễ hôm Thứ Hai 19-10-2009 để công nhận Tin Lành Ngũ Tuần, một hệ phái Tin Lành có ảnh hưởng lớn vào dòng họ cựu Tổng thống Bush. Trong buổi lễ có mời 2 mục sư Mỹ Jeff Dove và Mark Barliff, và 2 mục sư Mỹ cùng mụcs ư Dương Thanh Lâm trong buổi lễ đã kêu gọi tín đồ Tin Lành hãy “phục vụ Thượng Đế, Tổ Quốc và đất nước.”

Điều nên ghi nhận rằng buổi lễ này tổ chức rât1 là hấp tấp, vì bản tin DPA nói rằng hội thánh Ngũ Tuần suốt 20 năm qua vẫn bị xem là bất hợp pháp, và Huỳnh Ngọc Thanh, Ban Tôn Giáo Thành phố Sài Gòn, thú nhận, “Trước buổi lễ công nhân naỳ, Tin Lành Ngũ Tuần là một tổ chức tôn giáó bất hợp pháp, và chúng tôi đã cảnh cáo họ về các vi phạm.”

Điều bất thường nữa trong buổi lễ mà các báo trong nước không ghi nhận: tin DPA ghi rằng Ông Thanh nói là tuy làm lễ công nhận nhưng cần mất thêm 1 năm nữa mới “trở thành hợp pháp đầy đủ.” 

Có nghĩa là, tuy làm lễ công nhận nhưng vẫn là “nửa phần bất hợp pháp.” Tình hình naỳ cho thấy CSVN ra độc chiêu để vuốt ve các mục sư Mỹ, hy vọng sẽ thoát nạn trừng phạt CPC vì các trận đàn áp ở Tu Viện Bát Nhã và giaó xứ Thái Hà, Loan Lý.

Một dấu hiệu cho thấy sẽ không còn đối thoại hay hòa giải nào có thể thực hiện tại Tu Viện Bát Nhã: báo An Ninh Thế Giới của Bộ Công An liên tục 2 ngày đăng 2 bài tấn công Thầy Nhất Hạnh. Bài đầu tiên hôm 19-10-2009 có nhan đề “Sự thật về Tu viện Bát Nhã (Bảo Lộc)” và bài thứ nhì đăng ngày 21-10-2009 có nhan đề “Giải quyết “sự việc Bát Nhã” là trách nhiệm của Tu viện và Pháp môn Làng Mai,” trong đó chối rằng không hề có chuyện công an giả dạng côn đồ, và quy hết mọi trách nhiệm cho các tăng ni tu theo pháp môn Làng Mai.

Tuy nhiên, trong 2 bài dài dòng tấn công là chính, người ta thấy các chi tiết báo nhà nước cho thấy thực sự làm nhà nước CSVN khó chịu:

-- Trích “có điều phía sau lưng mà ít ai biết, là thông qua chuyến về Việt Nam, Sư ông Thích Nhất Hạnh có ý tranh thủ Nhà nước, tranh thủ GHPGVN để tạo chỗ đứng cho Pháp môn Làng Mai. Hơn nữa, ý đồ chính trị của ông còn được thể hiện khi ông trao cho lãnh đạo Nhà nước Việt Nam bản kiến nghị 7 điểm...”

-- Trích “Lợi dụng GHPGVN, Sư ông Thích Nhất Hạnh cho phát tán tài liệu, đề cao, khuếch trương Pháp môn tu tập Làng Mai, phủ nhận những đóng góp rất nhiệt tình và tích cực của GHPGVN trong việc tổ chức "trai đàn chẩn tế"...”

-- Báo nhà nứơc lại tung ra lời đồn nhảm về hình ảnh Sư Cô Chân Không bằng các ngôn ngữ thiếu nhã nhặn...

-- Đặc biệt, CSVN bực bội vì năm 2007, trích, “Sư ông Thích Nhất Hạnh cùng đoàn tăng thân Làng Mai rời Việt Nam, về Pháp. Trước lúc lên máy bay, ông công khai tuyên bố, khẳng định "Pháp môn Làng Mai là một giáo hội độc lập với GHPGVN, việc nội bộ của Làng Mai không thuộc thẩm quyền của Nhà nước và GHPGVN"...”

Cuối cùng, báo của Bộ Công An viết, “Xuyên suốt tất cả những gì đã xảy ra, có thể thấy vụ việc Tu viện Bát Nhã chỉ là mâu thuẫn nội bộ giữa những tăng, ni phật tử tại Tu viện Bát Nhã và các tu sinh tu tập theo Pháp môn Làng Mai, và hoàn toàn không có cái gọi là "chính quyền ép buộc những người tu theo Pháp môn Làng Mai phải rời khỏi Tu viện Bát Nhã". ..

Một điều cần ghi nhận: tuy báo của Bộ Công An tấn công tăng ni Bát Nhã cạn taù ráo mạng, nhưng tuổi trẻ Phật Tử từ Hà nội đã có một cách trả lời tế nhị, cho thấy nhiều người tuổi trẻ đã không tin vào báo nhà nước.

Trang web Phật Tử Việt Nam (phattuvietnam.net) bản doanh từ Hà Nội, khuya ngày 20-10-2009 rạng sáng ngày 21-10-2009 đã đăng bài nhan đề “Giữ gìn và nuôi dưỡng những hạt giống tốt” với dòng chữ ghi tác giả là HT Thích Nhất Hạnh, trong bài có đăng hình Thiền Sư Nhất Hạnh đứng bên Thiền Sư Thích Thanh Từ, hai vị đội 2 nón lá, khi hai vị gặp nhau ở Trúc Lâm.

Bài này thực ra là trích từ một cuốn sách của Thầy Nhất Hạnh về pháp môn Làng Mai. Chỉ trong vài giờ đồng hồ, bài này bị xóa mất, xóa luôn cả tấm ảnh Thầy Nhất Hạnh và Thầy Thanh Từ. Rõ ràng là Ban Biên Tập Phật Tử VN, hay ít nhất cũng là một số biên tập viên, đã trả lời đích đáng về hành vi đánh phá của báo An Ninh Thế Giới, bằng cách vinh danh pháp môn Làng Mai.

Việt Báo Thứ Năm, 10/22/2009, 12:00:00 AM 
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=151081

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn