Ngưỡng Vọng Tôn Sư (Kính Tưởng Giác Linh Tlht Thích Minh Châu Trong Tuần Chung Thất

17 Tháng Mười 201200:00(Xem: 9447)

NGƯỠNG VỌNG TÔN SƯ
(Kính tưởng Giác Linh TLHT Thích Minh Châu trong tuần chung thất)

Lặng nhìn hương án khói tàn rơi
Người đã ra đi - chốn xa vời…
Lung linh ẩn hiện trong ký ức
Gương sáng còn lưu mãi cõi đời.
 
Vào chốn Ta Bà, mượn báo thân
Sinh trưởng lớn lên, lập gia đình
Vợ đẹp, con xinh, thang danh lợi…
Gác lại sau lưng, chí xuất trần.
 
Khuyến hóa tuổi Xuân hướng lẽ chân
Xây dựng gia đình áo màu lam
Trường học Bồ Đề soi ánh Đạo
Mưa pháp gần xa thảy thấm nhuần.
 
“Đường về Xứ Phật” phải công phu
Miệt mài Kinh Sách quả đền bù
Đích thân Tổng Thống trao phần thưởng
Tiến sỹ bảng vàng khắc thiên thu.
 
Cờ hoa rực rỡ tại phi trường
Đón người ưu tú của quê hương
Mang Ánh Hào Quang về Nam Việt
Hương thơm lan rộng khắp bốn phương.
 
Đại Học Phật Giáo mở đầu tiên
Xứng danh Vạn Hạnh tạo thuận duyên
Giáo dục con người cho toàn diện
Đúc kết tài hoa khắp các miền.
 
Phật Học Nghiên Cứu Viện thành hình
Dồn bao tâm trí dịch Sách Kinh
Giao lưu nở rộ hoa tư tưởng
Đồ sộ lớn lao những công trình.
 
Chiến tranh, loạn lạc, lắm bể dâu
Lặn lội Người đi khắp các châu
Hòa bình, hạnh phúc cho nhân loại
Tin tưởng, thương yêu, nối nhịp cầu.
 
Bậc đại trượng phu cao quý thay !
Chuyển hóa trầm luân, cảnh khổ sầu…
Gióng lên trống Pháp vang ba cõi
Chuông gọi hồn ai tỉnh giấc say.
 
Một nụ cười tươi đượm thâm tình
Một lời giáo huấn, vạn lời kinh
Khuôn vàng thước ngọc soi kim cổ
Ảnh hưởng vô vàn lớp hậu sinh.
 
Bao nhiêu kỷ niệm chứa chan tình
Giờ phút tiễn đưa, bước đăng trình
Cúi đầu lễ tạ ân giáo dưỡng
Theo dấu người xưa, nguyện chứng minh.
 
Đời Người trong sáng ngọc Minh Châu
Tâm Trí Viên Dung tỏa Đạo mầu
Tường Vân che mát bao thế hệ
Vạn Hạnh hương xa khắp hoàn cầu.
Người về tịch cảnh, thể Như Lai
Kính tưởng Tôn Sư, lệ ngắn dài
Nguyện Người trở lại nơi bể khổ
Chèo thuyền Bát Nhã độ trần ai.

Tăng sinh Vạn Hạnh Khóa III
Khể thủ: Thích Minh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2016(Xem: 5407)
Thông thường thì trải qua bao nhiêu thời gian để được gọi là Một thời? Có thể là một tháng, vài ba tháng, nửa năm, một năm hay nhiều hơn nữa? Hầu như tất cả những thời lượng vừa nêu đều đúng, nhưng chủ yếu là trong những quãng thời gian ấy phải có, đã có một điều gì đấy rất nổi bật: hoặc là một sự việc, hoặc là một hình ảnh, hoặc là một chuyển đổi, một bước ngoặt, một cuộc gặp gỡ… đã tác động đến đời sống khiến tâm tư của chúng ta luôn nhớ đến, nhớ mãi, trở thành một gắn liền với hành trang tri thức của cả đời mình mới được gọi là Một thời.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 15151)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 6475)
Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ rằng Hòa thượng Thích Minh Châu ngoài phong cách một học giả có văn phong cổ kính, nghiêm túc và khô khan nhất trong làng Phật giáo Việt Nam, còn là một ngòi bút tân kỳ và thơ mộng đáng bậc thầy của không riêng Phật giáo. Tác phẩm Trước Sự Nô Lệ Của Con Người, xuất bản giữa thập niên 1960 đã chứng minh điều đó.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 6380)
Tưởng niệm giác linh Người,/ Hỡi ôi! / Kính quý thay! / Bi xót thay! / Sinh diệt tợ đốm hoa / Sắc không như ánh chớp / Đám mây trắng ngàn năm ly hợp / Cõi bụi hồng muôn kiếp tụ tan / Hậu học sa-môn thương tiếc, bàng hoàng / Tứ chúng đoanh vây, trái tim lệ chảy / Lẽ vô thường xót đau ba cõi / Luật hữu vi băng giá một trời
12 Tháng Tám 2014(Xem: 10731)
Nhưng Thầy ơi, như Thầy đã biết, con thích nhất cây chuối khi nó luôn mọc thẳng , và khá vững vàng nên người đời cứ cưởng chuối có thân cây thật, trong khi "thân" chuối là một "thân giả". Thân giả này là bài học cho con quý giá vô cùng về tính không, nhất là mỗi khi con tụng kinh Bát nhã. Ôi chuối vi diệu quá Thầy nhỉ.
15 Tháng Năm 2014(Xem: 9765)
Chiến tranh càng ngày càng trở nên ác liệt, tất cả những đau khổ lớn nhất của nhân loại đã xảy ra tại quê hương của chúng ta, và hôm nay, giữa lòng đau đớn khôn cùng của đất nước, đấng Thế Tôn lại ra đời, như một vì sao Mai vụt hiện trên vùng tối đen của mặt đất thê lương này.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8701)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư ký gồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết.