Lời Giới Thiệu Của Tk Khantipalo Thera

30 Tháng Năm 201200:00(Xem: 6807)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ÚC ĐẠI LỢI
(History of Buddhism in Australia)
 Nguyên tác: Paul Croucher
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu Viện Quảng Đức ấn hành 2012

Lời giới thiệu
của TK. Khantipalo Thera

khantipalotheraPhật Giáo đã lan truyền khắp Á Châu một cách chậm chạp, do bị hạn chế những khoảng cách địa lý lớn và những khó khăn trong việc ấn hành kinh sách. Tuy nhiên, sự phát triển của tôn giáo này cũng rất đáng chú ý, từ A Phú Hãn (Afghanistan) đến Nhật Bản, và từ Mông Cổ đến Nam Dương (Indonesia). Những tài liệu lịch sử ở các nước khác nhau như Tích Lan (Sri Lanka), Tây Tạng (Tibet) và Nhật Bản viết rằng các Tăng Ni của Phật Giáo du hành đã gây được sự quan tâm của triều đình ở những xứ này, và tiếp theo sau là sự quy y theo Phật Giáo của những người thuộc giai cấp thượng lưu.

 Chỉ ở Trung Hoa khi được truyền vào, Phật Giáo gặp nền văn minh đã đạt trình độ cao rồi, tiếp đó Phật Giáo cũng đã lan tỏa khắp nơi, đặc biệt là trong đời nhà Đường (T’ang dynasty). Sự kiện này có thể được xem là sự phát triển chính thức của Phật Giáo, nhưng còn có nhiều hình thức truyền bá khác, có tính cách dân dã hơn, qua các Tăng Ni và Phật tử tại gia làm việc cách xa triều đình và những hoạt động của họ không được ghi nhận lại trong sử sách. Sự truyền bá Phật Giáo ở Úc Châu cũng giống sự truyền bá này, nhưng có một điểm khác biệt quan trọng là trong thời đại của chúng ta, sách được sản xuất một cách dễ dàng và rẻ tiền. Trước thập niên 1970, như tác giả Paul Croucher cho thấy, đa số những người Úc chú ý đến Phật Giáo đã chỉ được biết về Phật Giáo qua những cuốn sách, mà những cuốn sách này thì không giải đáp được những câu hỏi quan trọng của họ.

 Các tín đồ Phật Giáo Úc đầu tiên và những người có cảm tình với Phật Giáo thường được thu hút qua phương diện duy lý – nhân bản của giáo lý Phật Giáo hay ngang qua sự trình bày đầy nghệ thuật của nền giáo lý này. Điều này có nghĩa là những phương diện lớn khác của Phật Giáo đã bị bỏ quên hoặc bị hiểu lầm. Chẳng hạn như giáo lý luân hồi đã bị những người quá duy lý xem là một giáo thuyết Á Châu không cần thiết, cùng với điều này, tất cả các nghi lễ đều bị chê là dấu hiệu của sự thoái hóa, và những nghi thức Phật Giáo thông thường như cúi lạy để tỏ lòng tôn kính, sự khiêm hạ và sự biết ơn đã bị xem là những việc không quan trọng được đặt thêm vào triết lý của Đức Phật. Pháp môn Thiền của Phật Giáo và công dụng giải trừ tính kiêu căng ngã mạn của những pháp này cũng bị hiểu sai, và được dành cho rất ít thời giờ thực hành. Thật vậy, Phật Giáo vẫn chỉ là những lời nói để cho người ta trích dẫn khi cần thiết chứ không dẫn tới việc nhiếp phục tâm tán loạn. Kết quả là cuốn sách này bao gồm cả những giai đoạn đáng buồn của lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu. Có điều đáng khen là tác giả, tuy là tín đồ Phật Giáo, đã không che đậy những giai đoạn này, vì ông chỉ quan tâm tới tính chính xác về mặt lịch sử chứ không tô điểm thêm cho những sự kiện.

 Tôi nhớ lại hai sự việc mà tôi đã gặp, có thể minh họa khuynh hướng sai lầm trong thời kỳ đầu của Phật Giáo Úc châu. Thứ nhất là có lần một người ồn ào, thích coi truyền hình và không bao giờ tham thiền, bảo đảm với tôi là người ta có thể đắc Niết Bàn vào lúc qua đời. Tất nhiên tôi mong người này nói đúng, nhưng trong tận thâm tâm, tôi thấy ý kiến này không phù hợp với lời dạy của Đức Phật rằng muốn chứng đắc Niết bàn, người ta cần phải tinh tấn tu tập. Sự việc thứ hai là trong một cuộc họp của một tổ chức Phật Giáo mà tôi được mời tham dự, phiên họp kéo dài từ tám giờ đến mười một giờ đêm, mọi người cãi nhau dữ dội, và điều đáng ngạc nhiên nhất là những người tham dự không có ai được mời một ly nước nào cả. Vì đã sống ở Thái Lan nhiều năm, một xứ mà người dân rất hiếu khách, nên tôi đã ngạc nhiên vì sự vô tâm này. Tất cả mọi pháp môn tu tập theo giáo lý của Đức Phật đều bắt đầu với hạnh bố thí, hay lòng từ bi quảng đại, và nếu hạnh bố thí không phải là một phần của đời sống tu tập thì người ta khó có thể thành tựu được bất cứ pháp môn nào khác.

 Trong thập niên 1980, quang cảnh đã thay đổi đáng kể, ngày nay có hơn tám mươi ngàn tín đồ Phật Giáo ở Úc Châu, thuộc hơn một trăm tổ chức Phật Giáo khác nhau. Các vị Thầy Phật Giáo có khả năng đã định cư ở xứ này, và các nhóm đệ tử đã tụ tập xung quanh các vị, vì vậy bây giờ đa số các tín đồ chú tâm vào việc học và thực hành giáo lý một cách sâu xa. Tương lai tốt đẹp của Phật Giáo ở Úc Châu tùy thuộc vào việc sẽ có bao nhiêu vị Thầy bản địa sẽ xuất hiện ở xứ sở rộng lớn này để chiếu ánh sáng Giáo Pháp cho những người có mắt được thấy.

 Viết tại Chùa Buddha Dhamma, tháng Mười năm 1988.

Tỳ Kheo Khantipalo Thera
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6173)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5971)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6429)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6805)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7053)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9501)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7634)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10930)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6994)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,