Tuyên Bố Của Hiệp Hội Tu Viện Phật Giáo Đức Quốc

02 Tháng Bảy 201515:42(Xem: 6192)

TUYÊN BỐ
CỦA HIỆP HỘI TU VIỆN PHẬT GIÁO ĐỨC QUỐC (DBO)

về các Phản kháng Đức Đạt Lai Lạt Ma của Cộng đồng Shugden Quốc tế (ISC)
Logo DBO

Berlin, Schneverdingen, Hannover

Ngày 1 Tháng Năm, 2014

Hiệp Hội Tu viện Phật giáo Đức quốc (DBO) chính thức đứng ngoài các phản kháng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma, là điều được tiến hành toàn cầu, và cũng tại Frankfurt (Chính yếu). DBO tin chắc rằng các ý kiến giữa các Phật tử nên được biểu lộ trong một cách thức an bình, tôn kính, hợp lý và trung thực. DBO rất lo âu về hành vi vô đạo đức, sai lạc, hung hăng của những người phản kháng và hình ảnh xấu xa mà họ phô bày cho công chúng. DBO nhấn mạnh rằng những người phản kháng thuộc Truyền thống Tân Kadampa (NKT) không phải là tăng hay ni thuộc về các quy luật tu viện của Đức Phật, không thuộc về giáo lý (Pháp) của Ngài, mà cũng không thuộc về cộng đồng Phật giáo (Tăng đoàn).

Chúng tôi tiếc rằng một nhóm Phật tử đang cố gắng gây thêm tổn hại ở Tây phương cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và Phật giáo Tây Tạng vào lúc giáo lý Phật giáo Tây Tạng đang phải chịu sức ép lớn lao nơi quê hương của họ.

Bối cảnh: Ngay từ năm 1996 tới 1998 và đặc biệt là từ năm 2008, một phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế và cuộc vận động mít tinh, được chỉ đạo một cách chuyên nghiệp và hung hăng, được tiến hành bởi hầu hết các tín đồ Tây phương của vị bảo hộ được gọi là Dorje Shugden chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Lý do như sau: Từ năm 1978, nhà lãnh đạo tôn giáo của dân chúng Tây Tạng đã công khai nhấn mạnh rằng lời khẩn cầu của Shugden đã thoái hóa thành một thực hành nghi lễ với những tính chất phân biệt mạnh mẽ, một thực hành mà Ngài không thể chấp thuận. Thực ra, các nhà khoa học tôn giáo và nghiên cứu Tây Tạng xác nhận rằng hình thức được chuẩn bị về sự khẩn cầu của Shugden bị ràng buộc vào sự tin chắc rằng phái Gelug thì siêu việt so với các trường phái khác của Phật giáo Tây Tạng.

Hơn nữa, Đức Đạt Lai Lạt Ma phê bình rằng thực hành này đã đổi chiều quá nhiều và xa rời Phật giáo.

Dorje Shugden (cũng được gọi là Dholgyal) là một vị được gọi là nhà bảo trợ, nhân vật gây tranh cãi do bởi nguồn gốc của ông ta trong thế kỷ 17. Trong phạm vi văn hóa Tây Tạng, các vị bảo hộ là những thực thể được khẩn cầu và xin giúp đỡ, chẳng hạn đối với việc bảo vệ Phật giáo, nhưng cũng trong những vấn đề thế tục chẳng hạn như mùa gặt, việc xây dựng nhà cửa, v.v.. Có những quan điểm khác nhau và trái ngược về bản chất và các chức năng của Shugden.

Những người phản kháng, thường xuất hiện giữa công chúng như các tăng và ni Phật giáo, kết tội Đức Đạt Lai Lạt Ma về sự đàn áp tự do tôn giáo, thậm chí gọi Ngài là “kẻ độc tài tệ hại nhất trong thế giới hiện đại”. Tuy nhiên, các tu viện và trung tâm Phật giáo Tây Tạng cũng như bản thân các hành giả được tự do khi quyết định có theo lời khuyên dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không. Và một đa số trong những người đó đã thẳng thắn chống đối một thực hành gây tranh cãi chẳng hạn như thực hành của những tín đồ được tổ chức của Shugden gây nên sự bất hòa và xem thường những cộng đồng tôn giáo khác.

Những người phản kháng nối kết chặt chẽ trên bình diện quốc tế với hầu hết thành viên của Truyền thống Tân Kadampa (NKT), một tổ chức từ thiện được sáng lập tại Anh quốc bởi học giả Tây Tạng Geshe Kelsang Gyatso. Đó là một trong những tổ chức phát triển nhanh nhất ở Anh quốc. Ở mặt ngoài, nó tự xuất hiện như tổ chức tân tiến, hiện đại và dân chủ, tuy nhiên ở bên trong – theo chứng cớ của những tín đồ trước đây – tổ chức được in dấu bởi cấu trúc bộ phái, cứng nhắc, với Kelsang Gyatso là người cai quản duy nhất và không thể thấu hiểu.

Để tổ chức các phản kháng toàn cầu, NKT tiếp tục thành lập “các tổ chức mới”, chúng dùng để che đậy bối cảnh của những người phản kháng. ISC đã là tổ chức thứ ba trong nhóm của nó. Các trang mạng Shugden mà nó vận hành, không viện dẫn bất kỳ thông tin tiếp xúc chính thức hay đăng ký hợp pháp nào, được vận hành ẩn danh (các phạm vi do ủy nhiệm), và không chỉ định bất kỳ ai chịu trách nhiệm về những lời buộc tội một cách hợp pháp.

Phương thức liên hệ:

Tenzin Peljor (Michael Jäckel) +49 176 996 527 29 | +49 30 21 23 88 33

Bổ sung cho tuyên bố của Hiệp Hội Tu viện Phật giáo Đức quốc (DBO) về những phản kháng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma của Cộng đồng Shugden Quốc tế (ISC).

DBO (Hiệp Hội Tu viện Phật giáo Đức quốc) đã đề cập rằng theo ý kiến của họ các sự viện cớ thật sự méo mó và sai lạc.

Đây là một vài ví dụ:

Khẳng định: “Có 4 triệu tín đồ Shugden.” – Chỉnh sửa: Từ 1996 các giảng viên đại học liên tục tuyên bố rằng con số này “quá sức cường điệu.”

Khẳng định: “Do bởi quan điểm chính trị của Đức Đạt Lai Lạt Ma, các tín đồ Shugden bị ngăn chặn khỏi việc trợ lý y khoa, giáo dục và việc cấp giấy thông hành.” – Chỉnh sửa: Các trường hợp riêng lẻ như thế này có thể đã xảy ra do bởi những cá nhân Tây Tạng quá tích cực; tuy nhiên về phần của Chính phủ Trung ương Tây Tạng hay Đức Đạt Lai Lạt Ma thì không có mưu mô chính trị nhằm loại trừ các tín đồ Shugden khỏi việc chăm sóc y khoa, giáo dục hay phát hành các tài liệu. Chẳng có cơ quan Ân xá Quốc tế (1998) hay Tòa án Tối cao ở Delhi (2010) nào có thể xác định một sự vi phạm nhân quyền hay quyền tự do tôn giáo.

Khẳng định: “Đạt Lai Lạt Ma đã cấm đoán Shugden.”– Chỉnh sửa: Không có ngăn cấm tổng quát về Shugden, nhưng có những giới hạn. Chẳng hạn, các tu viện đã đưa ra quyết định, trên nền tảng của đa số phiếu bầu một cách dân chủ, chống lại khẩn cầu của Shugden, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã yêu cầu những người coi Ngài như vị Thầy của họ từ bỏ thực hành Shugden. Ngài đã nhấn mạnh nhiều lần rằng mọi người được tự do phớt lờ lời khuyên của Ngài và có thể thực hành Shugden một cách riêng tư.

Khẳng định: “Đạt Lai Lạt Ma ngăn cấm tự do tôn giáo.”– Chỉnh sửa: Shugden rất có thể được các đệ tử khẩn cầu một cách kín đáo hay trong các đền chùa Shugden và những tu viện, và điều này ngẫu nhiên xảy ra. Chính thực hành Shugden ngăn cấm tự do tôn giáo bằng cách đe dọa những người tu tập thực hành tâm linh của các phái Phật giáo Tây Tạng khác với những hình phạt dữ dội. Vì thế các việc hạn chế thực hành này sẽ làm tăng trưởng sự tự do của tất cả những người ước muốn thực hành. Trong bất kỳ xã hội nào điều đó cần thiết cho việc bảo vệ sự tự do của đa số để ngăn cấm sự cực đoan tôn giáo và loại trừ những người ủng hộ khỏi các thể chế công cộng.

Khẳng định: “Đạt Lai Lạt Ma đang nói dối.” – Chỉnh sửa: Có một cách nhìn khác biệt về Shugden so với các tín đồ của họ thì không phải là một sự nói dối, mà là thực hiện quyền có ý kiến riêng của mình.

Khẳng định: “Vấn đề Shugden là khuyết điểm của một mình Đạt Lai Lạt Ma.”– Chỉnh sửa: Vấn đề Shugden đã hiện hữu từ thế kỷ thứ 17. Các tín đồ Shugden cực đoan đã xa lánh các tu viện và Phật tử Tây Tạng chống lại họ. Hai tín đồ cực đoan được tìm thấy bởi Cảnh sát Hình sự Quốc tế về việc giết chết ba người gồm một đối thủ Shugden và hai học trò của ông ta. Thật vô lý khi buộc Đạt Lai Lạt Ma phải chịu trách nhiệm về những diễn biến này.  

Khẳng định: “Khẩn cầu của Shugden chỉ là một lời cầu nguyện cho sự phát triển lòng bi mẫn và trí tuệ.”– Chỉnh sửa: Luận điệu này phớt lờ bối cảnh bộ phái và bạo lực lan rộng của việc sùng bái Shugden là điều có thể được chứng minh bởi việc đọc Kinh điển.

Để có thông tin hơn nữa DBO đề nghị những người quan tâm tham vấn các chuyên gia về học thuật và những nguồn học thuật độc lập để hiểu rõ hơn bối cảnh của những tranh cãi này và động cơ của những người phản kháng.
Đây là những ví dụ điển hình của những nguồn trực tuyến có thể kiếm được để tham khảo:

Canonicity and Divine Interference: The Tulkus and the Shugden-Controversy (Sự Can thiệp theo quy tắc Giáo hội và Thiêng liêng: Các Tulku và sự Tranh cãi-Shugden) của Michael von Brück, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Ludwig-Maximilians-Đại Học Munich

Academic Research regarding Shugden Controversy & New Kadampa Tradition  (Nghiên cứu có tính chất học thuật về Sự Tranh cãi Shugden & Truyền thống Tân Kadampa)

http://dalailama.com/messages/dolgyal-shugden/dbo-statement

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

BÀI ĐỌC THÊM:
Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Việc Sùng Bái Shugden (Dolgyal) (Thanh Liên Việt dịch)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Sự Sùng Bái Dolgyal Shugden (Thanh Liên Việt dịch)
Lời Khuyên Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Dolgyal (Thanh Liên Việt dịch)
Tuyên Bố Của Hiệp Hội Tu Viện Phật Giáo Đức Quốc (Thanh Liên Việt dịch)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5269)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5335)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và một đoàn tùy tùng khoảng một trăm tu sĩ ngồi và trì tụng kinh chú trên bãi cỏ đối diện trực tiếp với phần còn lại của ngôi tháp cao chín mươi bộ. Tất cả đã đến đây sau khi dừng chân ở Sarnath, trong một cuộc hành hiếm hoi để tỏ lòng tôn kính đến những Phật tử ưu việt Ấn Độ, những người đã học và dạy tại Na Lan Đà. Lãnh tụ Tây Tạng đã không đến đây trong hơn hai thập niên.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5667)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath (tháp Chuyển Pháp Luân ở Lộc Uyển). Có khoảng vài trăm khách hành hương và tu sĩ đã tập họp, đang chờ đợi ngài thuyết giảng. Đấy là tháng Giêng, và lãnh tụ Tây Tạng tiến hành một cuộc hành hương hiếm hoi đến những Phật tích thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Sarnath là nơi dừng chân đầu tiên, hơn hai mươi lạt ma cao cấp trong bộ y áo màu đỏ quen thuộc, cầm một bó nhang trong tay, xếp hàng trên lối đi chào đón ngài.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 5160)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, biến chuyển trong năm ngày thành một phòng họp cho Hội Nghị Tâm Thức và Đời Sống lần thứ 10. Mọi con mắt đang đổ dồn về Steven Chu, khôi nguyên vật lý của Hoa Kỳ. Ông ngồi trên ghế được xếp bên phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bình hoa bằng đồng đầy những hoa tươi ở phía sau ông. Chu đang chuẩn bị để giải thích mối quan hệ tiềm tàng giữa toán học và cơ học lượng tử đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và hội nghị.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5630)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững của Khách Sạn sang trọng Holmenkollen, chờ để có thức uống với Lodi Gyari Rinpoche, đại diện đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phòng chờ đợi đông đảo. Tôi có thể thấy tác giả quyển Holocaust (Vụ Diệt Chủng Do Thái) và khôi nguyên hòa bình Elie Wiesel đang mãi mê đàm luận với một người đồng hành, hoàn toàn không chú ý tới sự huyên náo chung quanh ông. Một người khôi nguyên khác, José Ramos-Hortas của Đông Timor, ở tại một chiếc bàn ngay bên cạnh, ông đang trả lời phỏng vấn với một vài phóng viên.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5204)
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5666)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng. Những tủ đựng đồ bằng gỗ chạm trổ tinh vi đứng dọc bên tường, ở giữa chúng tôi có thể thấy nhiều bức tượng bằng đồng và vô số sản phẩm thủ công tôn giáo. Cả kho kinh điển Tây Tạng gói trong những tấm vải vàng và gấm thêu kim tuyến chồng chất đầy những kệ sách được làm theo truyền thống. Trung tâm của phòng được chiếm ưu thế bởi một bàn thờ trang trí công phu. Một bức tượng - cao không quá hai bộ được đặt trong một ngôi điện nho nhỏ bằng gỗ và thủy tinh - thật là một nơi đáng ngưỡng mộ. Không gian trầm lặng tuyệt đẹp, một sự thanh lịch bình dị.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 4963)
Đây là trích đoạn (lần thứ ba) từ buổi nói chuyện Hỏi & Đáp với Thượng Tọa Pomnyun tại trường Đại Học Princeton vào ngày 1/10/2014. Người phỏng-vấn hỏi Thượng Tọa Pomnyun trở thành một nhà sư như thế nào.