Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 7 Gs. Lê Văn Lan

09 Tháng Sáu 201515:29(Xem: 10460)
CHƯƠNG TRÌNH HOA MẶT TRỜI KỲ 7
CỘI NGUỒN VĂN HÓA TÂM LINH DÂN TỘC VÀ PHẬT GIÁO
Với Giáo sư Sử Học Lê Văn Lan
(Chùa Hoằng Pháp)

hoa mat troi 7Ngày 14/05/2015 (nhằm 27/03 Ất Mùi) chùa Hoằng Pháp tiếp tục tổ chức chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 7 với chủ đề “Cội nguồn văn hóa tâm linh dân tộc và Phật giáo”.

Nhận lời mời từ BTC, Giáo sư Sử học Lê Văn Lan (Pháp danh Quảng Phong) đã về chùa chia sẻ trong chương trình này.

Tìm về với lịch sử văn hóa của dân tộc, là tìm về với những giá trị đạo đức cao đẹp cùng những bài học bổ ích từ những người đi trước. Đến với chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 7, chúng ta được lắng nghe một vị giáo sư trên 80 tuổi kể về những câu chuyện lịch sử của đất nước có trên 2000 năm văn hiến. Trong quá trình hình thành và phát triển đó, Phật giáo được lấy làm nền tảng cho đạo đức và triết lý sống của dân tộc.

Câu chuyện được bắt đầu từ thời khai quốc với cội gốc văn hóa dân gian, lấy tín ngưỡng “vật tổ” làm nền tảng. Đạo Phật bắt đầu du nhập vào Việt Nam và hòa hợp với văn hóa sẵn có đó. Với tinh thần từ bi và trí tuệ, đạo Phật được nhân dân tiếp nhận dễ dàng và trở thành tư tưởng chủ đạo trong bối cảnh lịch sử rối ren thời bấy giờ. Theo các sử liệu của Việt Nam và Trung Quốc, kể từ những năm đầu Công Nguyên, tại Việt Nam đã hình thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu với hơn 500 vị Tăng và đã dịch được 20 bộ kinh.

Sau khi giành độc lập từ các triều đại phong kiến phương Bắc, đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,… ở triều đại nào Phật giáo phát triển thì xã hội được phồn vinh, vì Phật giáo yêu chuộng hòa bình, thân thiện và gắn liền với đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội.

Trong lịch sử, có những thiền sư ra phò vua giúp nước như quốc sư Ngô Chân Lưu (Pháp danh Khuông Việt), có vua xuất thân từ chùa và nhận được sự dạy dỗ từ chốn thiền môn, đó là vua Lý Thái Tổ. Đặc biệt trong lịch sử Việt Nam còn xuất hiện một vị vua Trần Nhân Tông với nhân cách cao thượng và trái tim Bồ tát, một điểm sáng trong lịch sử nước nhà khi hai lần cùng nhân dân đứng lên chống giặc ngoại xâm. Sau này ngài xuất gia, chứng đạo và được suy tôn làm Phật hoàng. Ngài là người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền đầu tiên do người Việt sáng lập, mang tinh thần nhập thế, phụng sự cho dân tộc và gắn bó mật thiết với nhân dân.

Bằng phong thái giản dị, vốn hiểu biết vô cùng rộng lớn và cách ăn nói dí dỏm của giáo sư, thính chúng như được đọc lại những trang sử hào hùng của dân tộc. Ở đó có những con người anh dũng hiên ngang, làm cho đất nước phát triển thịnh vượng. Nhưng thấp thoáng đâu đó trong trang sử vẫn có những người đi ngược lại với truyền thống dân tộc, đó là vị vua Lê Long Đỉnh sa đọa trác táng, làm cho cơ nghiệp nhà Lê bị suy vi. Từ những bài học giá trị đó, ta có thể nhận định được sự phát triển vững bền chỉ đồng hành cùng những giá trị đạo đức cao đẹp trong những người con Việt mang trong mình tấm lòng từ bi và tinh thần phụng sự.

Chương trình Hoa Mặt Trời 7 không giới thiệu nhiều về nhân vật, nhưng thông qua cách nói chuyện và ứng xử của Giáo sư Lê Văn Lan trong chương trình, ta có thể hiểu được phần nào về tính cách giản dị, khiêm cung và kiến thức uyên bác của ông. Càng bất ngờ hơn khi vào cuối chương trình, chúng ta được viếng thăm ngôi nhà chỉ vỏn vẹn 6m2 của ông qua một đoạn video clip. Không ai nghĩ rằng một vị giáo sư danh tiếng, là một trong những người sáng lập Viện Sử học Việt Nam, cố vấn lịch sử cho các chương trình truyền hình và báo chí (tiêu biểu như Đường lên đỉnh Olympia) và là người đang được hưởng mức lương hưu ngang với bậc lương thứ trưởng lại có một cuộc sống thanh bần như thế. Và cũng chính tại nơi này đã sản sinh ra hơn 20 đầu sách, 150 bài luận văn và hơn 500 bài viết về lịch sử.

Cuối chương trình, Giáo sư đã nêu mối suy tư của mình về văn hóa và thời đại, ông quan tâm nhiều đến giới trẻ và lo lắng về văn hóa của dân tộc. Đó cũng chính là mối lo chung của những người Phật tử, vì đạo Phật gắn liền với văn hóa tâm linh. Ông kết luận rằng mọi người có một sứ mạng là sống sao cho lương thiện để xứng đáng là một con người.

Đến chứng minh và tham dự chương trình, Thượng Tọa Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp, chủ nhiệm chương trình Hoa Mặt Trời cũng đã có những nhận định về chương trình cũng như về nhân vật.

Thượng tọa đã nhắc lại tư tưởng “hòa quang đồng trần” của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đây là một tư tưởng tích cực của đạo Phật, người Phật tử phải học tập tinh thần từ bi và vị tha của Đức Phật, làm hết sức mình để đem giáo pháp phổ biến cho mọi người.

Những việc làm của giáo sư thể hiện tinh thần vị tha vì mọi người, đem lại lợi ích cho mọi người, vì đó là niềm hạnh phúc. Thượng tọa hi vọng giáo sư luôn có sức khỏe tốt để tiếp tục cống hiến trí tuệ và tài năng cho xã hội trong tương lai.

XEM TIẾP CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRƯỚC:

Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 6

Chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 5 LS. Lê Thanh Sơn

Chương trình Hoa Mặt Trời TS. Ngô Bảo Châu

Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 4 Ca Sĩ Phi Nhung

Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 3 TS. Nguyễn Mạnh Hùng

Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 2 - Phật Tử Việt Trinh

Chương Trình Hoa Mặt Trời Kỳ 1 - BS. Đỗ Hồng Ngọc

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 5982)
Một vị Hòa thượng đã nói đùa: “Chùa thờ linh lúc nào cũng đông đúc Phật tử đến sinh hoạt, việc điều hành chùa tuy bận rộn nhưng dễ dàng vì có phương tiện cúng dường của Phật tử. Trái lại, những ngôi chùa chỉ đào tạo Tăng Ni có trình độ giáo lý cao như cử nhân, tiến sĩ thì phần lớn không có chúng, không có Phật tử”, và vị này đã kết luận: “tiến linh có phần ‘hơn’ tiến sĩ!!!”.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19381)
Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5275)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6048)
Tôi không có ý định nói tiếp ý của câu ca dao thứ hai “ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta” vì mình chưa đủ trải nghiệm và hiểu biết để đoan chắc rằng “lắm kẻ” đó có “giòn” hơn hay không “giòn” hơn ta. Tôi chỉ xin nói về một vài trải nghiệm nho nhỏ khi “ra đường” để có dịp nhìn lại mình khi “ở nhà” với những mối quan hệ “mẹ con” thân thuộc.
03 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4678)
Nghệ thuật Phạm-bối của Phật giáo ra đời trong không gian kỳ ảo của nhiều cung bậc âm thanh, từ các thể tán ca, ngâm vịnh của những tôn giáo mang ảnh hưởng Vệ-đà. Mặc dù Đức Phật đã mở một lối đi riêng mang tính tiên phong về phương diện tư tưởng nói chung và lãnh vực nghệ thuật nói riêng; tuy vậy, vẫn có những giao thoa nhất định trong hành hoạt đời thường, vì cùng sinh hoạt và tồn tại trong một không gian văn hóa.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 5359)
Theo các nguồn sử liệu đáng tin cậy, đạo Phật truyền vào Việt Nam vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, cho đến Khương Tăng Hội là vị tăng sĩ có sử tích đầu tiên trong lịch sử (sanh khoảng năm 190 - mất năm 280 sau tây lịch) và để lại nhiều tài liệu viết dịch;[1]từ ấy đến nay đã gần hai ngàn năm.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 5783)
Hằng năm, sau ba tháng an cư, nhập hạ trước, từ ngày 16/6 đến 16/9, suốt một tháng, tức là từ ngày 16/9 đến ngày 16/10 ÂL. trùng với ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ, chư tăng được phép thọ nhận y Kaṭhina do thí chủ cúng dường. Truyền thống này có sự tích và nhân duyên từ thời đức Phật:
27 Tháng Chín 2014(Xem: 7137)
Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10595)
Trong Tứ Diệu Đế của đạo Phật, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”, ông đã hát trong Gọi tên bốn mùa. Cuộc đời đầy khổ và buồn vì không có gì trường cửu cả.