Lặng lẽ trên đường

27 Tháng Chín 201415:10(Xem: 7122)

LẶNG LẼ TRÊN ĐƯỜNG
(CHÙM ẢNH: CÁC NHÀ SƯ ĐI KHẤT THỰC Ở HUẾ)
Hoàng Hải (VOV)

Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo.

Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo.

Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.

Ngày 14/9/2014, chư Tăng khất thực tại đây với điểm xuất phát ban đầu là đường Đặng Thái Thân, theo hướng về cửa Đông Ba, đường Đoàn Thị Điểm, đường Nhật Lệ và điểm dừng cuối cùng là ngã ba Nhật Lệ - Xuân 68. Thực hiện pháp khất thực lần này gồm 15 sư với sự dẫn đầu của sư Giới Đức – trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng tại Huế làm Trưởng đoàn. Quý Phật tử khi thấy đoàn hành khất đi qua thì tận tay cúng dường những thực phẩm cho các chư tôn đức như các loại bánh, sữa, trái cây, thức uống... những đồ dùng cần thiết cho đời sống tu tập của các sư.

Khất thực là một trong những hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng. Từ truyền thống khất thực này, những giá trị văn hóa Phật giáo được tiếp tục được giữ gìn và là nét đẹp của Phật giáo Nam Tông trong lòng người dân xứ Huế, cũng như người dân Việt Nam./.


blankSư Giới Đức - trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng dẫn đầu đoàn đi thực hiện pháp khất thực
khat thuc 25Đoàn khất thực gồm 15 nhà sư của phái Nam Tông liên tục đi dọc theo các con phố tại Huế
khat thuc 26Những bước chân thiền trên đường phố Huế
khat thuc 07Những Phật tử nhỏ tuổi cũng cùng với người lớn tham gia cúng dường ven đường
khat thuc 14
Sư Giới Đức nở nụ cười hiền lành, đón nhận tấm lòng từ những Phật tử
khat thuc 23huyen khong son thuong 1huyen khong son thuong 101huyen khong son thuong 102huyen khong son thuong 2Huyen_Khong_Son_Thuong_03Bóng các nhà sư khất thực đổ xuống ven đường xứ Huế

Đối với người dân Huế, truyền thống khất thực giúp lưu lại những nét đẹp và giá trị văn hóa Phật giáo Nam Tông trong lòng người dân nơi đây.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10108)
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 5965)
Một vị Hòa thượng đã nói đùa: “Chùa thờ linh lúc nào cũng đông đúc Phật tử đến sinh hoạt, việc điều hành chùa tuy bận rộn nhưng dễ dàng vì có phương tiện cúng dường của Phật tử. Trái lại, những ngôi chùa chỉ đào tạo Tăng Ni có trình độ giáo lý cao như cử nhân, tiến sĩ thì phần lớn không có chúng, không có Phật tử”, và vị này đã kết luận: “tiến linh có phần ‘hơn’ tiến sĩ!!!”.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19345)
Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5260)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6022)
Tôi không có ý định nói tiếp ý của câu ca dao thứ hai “ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta” vì mình chưa đủ trải nghiệm và hiểu biết để đoan chắc rằng “lắm kẻ” đó có “giòn” hơn hay không “giòn” hơn ta. Tôi chỉ xin nói về một vài trải nghiệm nho nhỏ khi “ra đường” để có dịp nhìn lại mình khi “ở nhà” với những mối quan hệ “mẹ con” thân thuộc.
03 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4636)
Nghệ thuật Phạm-bối của Phật giáo ra đời trong không gian kỳ ảo của nhiều cung bậc âm thanh, từ các thể tán ca, ngâm vịnh của những tôn giáo mang ảnh hưởng Vệ-đà. Mặc dù Đức Phật đã mở một lối đi riêng mang tính tiên phong về phương diện tư tưởng nói chung và lãnh vực nghệ thuật nói riêng; tuy vậy, vẫn có những giao thoa nhất định trong hành hoạt đời thường, vì cùng sinh hoạt và tồn tại trong một không gian văn hóa.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 5322)
Theo các nguồn sử liệu đáng tin cậy, đạo Phật truyền vào Việt Nam vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, cho đến Khương Tăng Hội là vị tăng sĩ có sử tích đầu tiên trong lịch sử (sanh khoảng năm 190 - mất năm 280 sau tây lịch) và để lại nhiều tài liệu viết dịch;[1]từ ấy đến nay đã gần hai ngàn năm.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 5774)
Hằng năm, sau ba tháng an cư, nhập hạ trước, từ ngày 16/6 đến 16/9, suốt một tháng, tức là từ ngày 16/9 đến ngày 16/10 ÂL. trùng với ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ, chư tăng được phép thọ nhận y Kaṭhina do thí chủ cúng dường. Truyền thống này có sự tích và nhân duyên từ thời đức Phật:
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10564)
Trong Tứ Diệu Đế của đạo Phật, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”, ông đã hát trong Gọi tên bốn mùa. Cuộc đời đầy khổ và buồn vì không có gì trường cửu cả.