Văn Hóa Gì ở Cửa Ngõ Chùa Hương

16 Tháng Ba 201300:00(Xem: 17792)

VĂN HÓA GÌ Ở CỬA NGÕ CHÙA HƯƠNG
Nguyễn Thị Ngọc Trâm

blankSau khi rời suối Yến, hàng chục vạn khách đặt bước chân đầu tiên lên bờ là choán ngợp trước mắt mỗi người một dãy dài hàng ăn treo ngược xác động vật mặt tiền của quán. Một hình ảnh phản cảm xưa nay hiếm ở khu Hương sơn này quá sức tưởng tượng của con người. Đây là chứng minh cho sự tăng tốc văn hóa tâm linh hay là sự phát triển bản sắc văn hóa ẩm thực của địa phương ?

Phật tích

Không người Phật tử Việt Nam nào không biết đến sự tích về cuộc đời nàng Diệu Thiện – người con gái thứ ba của vua Diệu Trang Vương nước Hương Lâm, nàng đã chống lại ý chỉ của vua cha không lấy chồng mà phát nguyện xuất gia. Trải qua biết bao tai họa, cuối cùng công chúa vẫn không tránh khỏi án xử chém của cha. Nhờ nhất tâm theo Phật nên công chúa đã được Ngọc Hoàng sai thần núi Hương sơn biến thành hổ cứu công chúa. Để thử thách đức hạnh của công chúa, Đức Thích Ca đã biến thành một trang nam tử đến cầu hôn, nhưng công chúa đã từ chối và nhập động Hương sơn không tiếp xúc với ai, ẩn tu suốt 9 năm đạt thành chánh giác trở thành đức Quán Thế Âm Bồ Tát hành đạo ở vùng núi Phổ Đà biển Nam Hải.

blank

Có sử liệu nói rằng Hương sơn đã xuất hiện cách đây 2700 năm. Cho đến thời các vua Hùng mở mang bờ cõi thì nơi đây vẫn là thảm thực vật với khu rừng sinh thái đa dạng các loại thực vật. Đồi núi san sát bên suối trong, trời xanh, gió ngàn, mây trắng soi mặt nước. Nhiều hang động hình dáng đa dạng với nhũ đá đẹp như non tiên.

Sau này người ta còn phát hiện ra lối lên trời, lối xuống âm phủ, chùa Giải oan, động Tuyết Kình, động Tuyết Sơn, động Hinh Bồng, động Phật tích, núi Long Vân, núi Mâm Xôi, núi Trống, núi Chiêng, lập lên các đền, đình, chùa v v… Hương tích nhìn vào đâu cũng có thể thành thơ, thành nhạc, nhiều tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh đã được mô tả cũng chưa thể nói hết những nét đẹp vốn có của khu Hương sơn. Không phải ngẫu nhiên chúa Trịnh Sâm – thế kỷ XVIII – đã tôn vinh nơi này là “Nam Thiên đệ nhất động”.

blank

Với người Việt Nam ít ai không một lần đến Hương tích để lễ chùa Hương, hòa mình vào không khí thiên nhiên thắng cảnh kỳ vĩ, một chốn linh thiêng, một niềm tự hào vô giá của đất nước Việt Nam.

Thế nhưng, từ trên nửa thế kỷ qua, thắng cảnh Hương sơn đã trở thành cái vốn có sẵn để người địa phương coi như “cái túi kiếm cơm” với những dịch vụ đa dạng như: Cho thuê nghỉ trọ, bán hàng quán, bán các nông sản, động vật hoang dã trong mỗi mùa Lễ hội chùa Hương. Chưa bao giờ có một lời khen nào về văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh, vệ sinh cảnh quan, khoa học tổ chức. Mỗi lần khách hành hương Phật tích và du khách trong nước và ngoài nước trở lại Hương sơn lại thấy các loại hình ăn theo khu di tích – danh lam thắng cảnh đã từng được coi là đẹp nhất trời Nam này ngày càng nở rộ theo chiều hướng mất dần bản sắc văn hóa một cách nghiêm trọng.

blank

Những điều trông thấy

Sau khi rời suối Yến, hàng chục vạn khách đặt bước chân đầu tiên lên bờ là choán ngợp trước mắt mỗi người một dãy dài hàng ăn treo ngược xác động vật mặt tiền của quán. Một hình ảnh phản cảm xưa nay hiếm ở khu Hương sơn này quá sức tưởng tượng của con người. Đây là chứng minh cho sự tăng tốc văn hóa tâm linh hay là sự phát triển bản sắc văn hóa ẩm thực của địa phương ?

Ở Châu Âu, bất cứ ai bắn giết dù là con chim sẻ hay con quạ, một loài không phải là con thú quý hiếm, nhưng nếu ai giết chúng thì bị coi là điều sỉ nhục. Người ta bán các loại thịt vật nuôi chỉ có trong siêu thị, không bán thịt bừa bãi ngoài đường phố và chợ ngoài trời. Đặc biệt là không bao giờ bán thịt động vật hoang dã. Cũng ít ai mua chim kiểng về nuôi trong nhà, vì chim muông không ai giết chóc nên sông xung quanh con người sinh sống. Trên cành cây, mái nhà hoặc trong sân vườn luôn có chim đậu, vào buổi sáng đủ các giọng chim thi nhau hót.

blank

Hằng ngày có rất nhiều khách quốc tế đến với Hương Sơn

Ngược lại, ngay cửa ngõ Phật tích là hình ảnh những con thú hoang dã đã bị bức tử rồi móc mõm hoặc treo cổ ở mặt tiền của các hàng quán ăn. Hình ảnh này là một chứng minh thực tế cái tham – sân – si không cần che dấu. Sự vô cảm của người bán và người mua ở đây thật đáng sợ không cần biết đến cái lý nhân quả. “Oan có gia, trái có chủ”, ăn có quả báo của ăn, giết có quả báo của giết, thủ ác và tòng phạm có khác gì nhau ?! Nhưng nhỡn tiền thì họ đã cam tâm hạ thấp phẩm chất đời sống tâm linh ngay trên đất Phật linh thiêng đã được xếp hạng.

Lối kinh doanh kiểu “thằng Bờm” chỉ biết nắm xôi trước mắt mà không cần biết nhân quả ngày mai cho chính bản thân họ và cho môi trường sống của địa phương.

blank

Hàng quán được bày bán chen chúc không còn lối đi

Mấy ngày gần đây, người ta thanh minh rằng những động vật bày bán ở lối lên Phật tích là vật nuôi. Nhưng không chứng minh là ai nuôi ? Và nuôi ở đâu ?! Chưa hết, người ta lại có sáng kiến bày thịt bán trong tủ kính, hình thức này chỉ là “bình mới rượu cũ” mà thôi. Vẫn là những động vật ấy không phải treo chình ình bên ngoài như trước mà lịch lãm hơn treo trong tủ kính thì vẫn nặng mùi tử khí và hình ảnh chết chóc của động vật nơi này. Đầu năm, những người con của Phật và du khách đến chiêm bái để tích đức mà mới đặt chân lên cửa ngõ chùa Hương đã gặp ngay cảnh bị coi là ác đức ấy khiến không ai chịu đựng nổi.

Bao giờ trả lại đúng nghĩa đất Phật ?

Tiếp nối dãy bán thịt động vật là dãy bánh kẹo, thuốc chữa bệnh, tiếng loa quảng cáo không hạn chế volume. Chen chân theo một rừng người đi gần đến cửa động Hương tích là một dãy dài bán các đồ pháp khí, cành vàng, cành bạc, linh phù, chuỗi hạt v v… 100% hàng tiêu thụ của Trung Quốc, các dãy hàng này đã phần nào ảnh hưởng lối thông thoáng làm tắc nghẽn bước chân hành hương phải nhích chân từng tí một. Vài quán bán nước mía lởm khởm dưới chân máy ép những bã mía cùng ruồi nhặng. Vì tắc nghẽn nên vài người nóng ruột đã xô đẩy chen lấn lách lên.

blank

Hầu hết là hàng Trung Quốc

Vì sao? Những gì người ta thấy ngịch mắt ngay từ cửa ngõ lên động Hương tích đã reo hình ảnh ấy vào trong tâm của du khách theo suốt hành trình. Ví như ai đó vào một ngôi chùa, từ cổng tam quan vào đến chánh điện đều toát lên sự tôn nghiêm, sự thanh tịnh thì người ta không thể ồn ào thô bỉ. Ngược lại, ở một cái chợ chồm hổm thì người ta có thể nói to, vứt rác ra giữa lối đi, khạc nhổ thậm chí cãi lộn nhau. Chính vì tính chất xô bồ của cái chợ như thế cần gì phải giữ lễ cho ai? Thì những gì đã thấy ở chùa Hương cũng vậy, người địa phương đã có công “cải tạo” Thắng cảnh – Di tích lịch sử đã được xếp hạng này thành… chợ chùa Hương thì làm sao thân tâm mọi người được an lạc ?

Thắng cảnh chùa Hương lẽ ra phải được UNESCO xếp hạng di sản của nhân loại từ trước Hạ Long, nếu… Thế nhưng vì những người ở địa phương đã đi ngược với tinh thần văn hóa UNESCO, đi ngược với bản sắc của văn hóa Phật giáo ngay trên đất Phật. Vì tham – sân – si quá nặng nên đã kéo ghì nét đẹp vô giá của chốn linh thiêng này vào cái vòng luẩn quẩn của vật chất. Những điều trông thấy này khó ai có thể hồi tưởng được chốn thanh tịnh và an lạc xưa kia. Vì vậy, nếu không trả lại sự thanh tịnh an lạc trên đất Phật thì việc đề nghị UNESCO xếp hạng Hương tích là di sản của thế giới chỉ mãi nằm trên giấy mà thôi. 

blank

Nai trện dây, Nhím trong lồng

Thiết nghĩ, những quầy ăn uống, phẩm cúng, pháp khí, sản phẩm nông sản địa phương nên chuyển hẳn ra phía ngoài bến Đục, trả lại màu xanh của chốn non nước hữu tình như trước. Trả lại sự chốn thanh tịnh của đất Phật. Khi khách rời khỏi suối Yến lên Phật tích chỉ nên có các tình nguyện viên là Phật tử ở địa phương hoặc của Câu lạc bộ thanh niên Phật tử Hà Nội tổ chức những điểm bán nước đóng chai cho khách hành hương. Sau khi trừ chi phí, tất cả số tiền lãi sẽ góp vào việc chỉnh trang khu Hương sơn này. Chỉ có tâm từ bi reo vào tâm du khách thì lòng từ được nhân lên, có thế thì đất Phật mới có thể dần trở lại thanh tịnh như vốn có.

blank

Nét bày bán hàng độc đáo chỉ có ở chùa Hương

Cần thiết có một trang web chung để cộng đồng người Việt trong nước và kiều bào bày tỏ những ý tưởng hoàn nguyên thắng cảnh hương Sơn như thế nào. Và nên có một cuộc triển lãm tranh, ảnh và các hiện vật về chùa Hương xưa và nay để làm thăng hoa một di sản “Đệ nhất nước nam” sớm trở thành di sản của thế giới.

blank

Nhức nhối mắt khách đi hàng hương

blank

Những loài động vật bị bức tử thật phong phú

blank

Trên trời, dưới thuyền

blank

Treo cổ lóc thịt Hươu sao và Nhím đang bị xẻ thịt


Nguyễn Thị Ngọc Trâm
(Phật Tử Việt Nam)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10189)
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 6003)
Một vị Hòa thượng đã nói đùa: “Chùa thờ linh lúc nào cũng đông đúc Phật tử đến sinh hoạt, việc điều hành chùa tuy bận rộn nhưng dễ dàng vì có phương tiện cúng dường của Phật tử. Trái lại, những ngôi chùa chỉ đào tạo Tăng Ni có trình độ giáo lý cao như cử nhân, tiến sĩ thì phần lớn không có chúng, không có Phật tử”, và vị này đã kết luận: “tiến linh có phần ‘hơn’ tiến sĩ!!!”.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19436)
Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5306)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6076)
Tôi không có ý định nói tiếp ý của câu ca dao thứ hai “ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta” vì mình chưa đủ trải nghiệm và hiểu biết để đoan chắc rằng “lắm kẻ” đó có “giòn” hơn hay không “giòn” hơn ta. Tôi chỉ xin nói về một vài trải nghiệm nho nhỏ khi “ra đường” để có dịp nhìn lại mình khi “ở nhà” với những mối quan hệ “mẹ con” thân thuộc.
03 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4687)
Nghệ thuật Phạm-bối của Phật giáo ra đời trong không gian kỳ ảo của nhiều cung bậc âm thanh, từ các thể tán ca, ngâm vịnh của những tôn giáo mang ảnh hưởng Vệ-đà. Mặc dù Đức Phật đã mở một lối đi riêng mang tính tiên phong về phương diện tư tưởng nói chung và lãnh vực nghệ thuật nói riêng; tuy vậy, vẫn có những giao thoa nhất định trong hành hoạt đời thường, vì cùng sinh hoạt và tồn tại trong một không gian văn hóa.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 5379)
Theo các nguồn sử liệu đáng tin cậy, đạo Phật truyền vào Việt Nam vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, cho đến Khương Tăng Hội là vị tăng sĩ có sử tích đầu tiên trong lịch sử (sanh khoảng năm 190 - mất năm 280 sau tây lịch) và để lại nhiều tài liệu viết dịch;[1]từ ấy đến nay đã gần hai ngàn năm.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 5804)
Hằng năm, sau ba tháng an cư, nhập hạ trước, từ ngày 16/6 đến 16/9, suốt một tháng, tức là từ ngày 16/9 đến ngày 16/10 ÂL. trùng với ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ, chư tăng được phép thọ nhận y Kaṭhina do thí chủ cúng dường. Truyền thống này có sự tích và nhân duyên từ thời đức Phật:
27 Tháng Chín 2014(Xem: 7169)
Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10612)
Trong Tứ Diệu Đế của đạo Phật, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”, ông đã hát trong Gọi tên bốn mùa. Cuộc đời đầy khổ và buồn vì không có gì trường cửu cả.