Ý Nghĩa Phước Hay Họa Ngày 23 Tháng Chạp Đưa Ông Táo Về Trời

16 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 36199)

Ý NGHĨA PHƯỚC HAY HỌA
NGÀY 23 THÁNG CHẠP ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI
Thích Trí Giải

cachepcachepTáo Quân (chữ Hán: 灶君); Táo Vương (灶王) hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Hoa được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà; Táo (灶) có nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân khác nhau. [1]

Thờ cúng Ông táo theo Văn hóa Trung Quốc

Người Trung Quốc cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình nhưng sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Vào ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo. Ngoài ra còn có nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời [2]

Thờ cúng Ông táo theo Văn hóa Việt Nam

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công", lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời. [3]

-Người dân Việt Nam theo tập tục văn hóa thờ cúng Ông Táo để cầu phước, cầu tài, gia đình hưng thịnh. Rồi cứ mỗi dịp tết Âm lịch, người dân thôn Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) lại tất bật quăng chài, thả lưới thu hoạch cá chép đỏ để phục vụ nhu cầu của người dân trong ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời. Xem bài “Làng chuyên cung cấp "phương tiện" cho ông Táo

-Họ phục vụ cho những người mê tín dị đoan mua cá làm phương tiện để đưa Ông Táo về trời để cầu phước. Trong sự tín ngưỡng văn hóa nhân gian Việt Nam, ngày 23 tháng chạp đã giết chết biết bao nhiêu sinh mạng (cá chép vàng) để cúng Ông Táo.

-Theo Văn hóa Phật giáo: Phước hay họa cũng từ nơi tâm, người Phật tử cần phải có Chánh kiến thấy đúng như thật, không nên theo những văn hóa mê tín dị đoan tiếp tay kẻ xấu hại sinh mạng thì tổn phước, tổn lòng từ bi, thì tai họa ắt sẽ đến.

-Lòng từ bi của nhà Phật thể hiện văn hóa ăn chay, phóng sinh để tôn trọng sự sống, Đức Phật dạy “trong mỗi chúng sinh đều có Phật tính.” Mua cá chép vàng về cúng Ông Táo để cầu phước, nhưng việc làm đó hoàn toàn vô ích, chẳng những không có phước mà còn bị mất phước. Trong Kinh Phạm Võng Đức Phật dạy:

Này Phật Tử! “Nếu tự giết, dạy người giết, dùng phương kế giết, khen ngợi giết, thấy giết mà vui theo. Cho đến dùng thần chú để giết, nhân giết, duyên giết, phương pháp giết, nghề nghiệp giết. Cho đến tất cả các loài có mạng sống không được cố giết. Là Bồ Tát nên thường khởi tâm từ bi, dùng phương tiện cứu giúp bảo hộ tất cả chúng sanh. Mà trở lại buông tâm khoái ý sát hại sanh mạng, Bồ Tát này phạm Ba-la-di tội.” [4]

-Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “Cái quý nhất của chúng sinh đó là “thân mạng”, cái yêu quý nhất của chư Phật là chúng sinh, Hay cứu thân mạng chúng sinh tức là hay hoàn thành tâm nguyện của chư Phật”. Trong Kinh Phân Biệt Thiện Ác báo ứng:

Hỏi : Làm việc gì thâu hoạch quả sống lâu ?

Đáp: Có 10 điều . Những gì là 10 :

1. Lìa lỗi tự mình giết hại.

2. Lìa lỗi khuyên bảo người khác giết hại.

3. Lìa lỗi sướng thích đối với việc giết hại.

4. Lìa lỗi thấy người giết mình phụ trợ theo.

5. Cứu khỏi tội chết trong hình ngục.

6. Phóng thích thân mạng ( phóng sanh ).

7. Ban cho mọi loài pháp không sợ hãi .

8. Chẩn cấp cho người bệnh .

9. Bố thí thức ăn đồ uống .

10. Cúng dường đèn đuốc, cờ phướn.

Như vậy là 10 việc làm thu hoạch phước báo trường thọ.

-Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý, tổn hại lòng từ bi, chẳng những không có phước còn mang tội, nghiệp báo kiếp sau sinh mạng sẽ tổn thọ.

Trong Luận Đại Trí Độ: cũng có nói rằng: “Trong các việc ác, nghiệp sát lớn nhất. Giữa các việc lành, phóng sanh trên hết.” Vì vậy chúng ta là Phật tử cần phải hành theo lời Phật dạy, không mua cá chép để cúng Ông Táo, không theo văn hóa mê tín dị đoan, tức là chúng ta không có tiếp tay cho những người kia lợi dụng nuôi cá để bán trong ngày 23 tháng chạp

Phước hay họa do tâm tạo

Phước hay họa, thiện, ác cũng từ do từ tâm tạo, nếu tâm chúng ta hành thiện thì cuộc sống chúng ta sẽ an lạc, Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói hay làm với tâm ô nhiễm thì khổ não sẽ theo sau như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu ta nói hay làm với tâm thanh tịnh thì hạnh phúc sẽ theo sau như bóng với hình.” [5]

-Qua đó chúng ta thấy rằng họa hay phước do tâm tạo, muốn gia đình bình an, hạnh phúc, gia đạo hưng thịnh, không nên tin vào đấng Thần linh nào cả, mà hãy cần thiết lập tâm chúng ta một cách bền vững, bằng niềm tin vào Chánh Pháp và Trí tuệ để sống đúng đạo đức nhân bản bằng cách giữ gìn năm giới:

Mỗi người tự mình không sát sanh và khuyên người đừng sát sanh.
Mỗi người không trộm cắp và khuyên người đừng trộm cắp.
Mỗi người không tà hạnh và khuyên người đừng tà hạnh.
Mỗi người không nói dối và khuyên người đừng nói dối.
Mỗi người không uống rượu và khuyên người đừng uống rượu.

-Năm giới là nền tảng xây dựng đời sống hạnh phúc an ổn cho gia đình và xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải có niềm tin vững chắc, khi phước đến không mừng, họa đến không lo. Cứ tùy duyên mà vui sống. Như khi ta gặp hoạn nạn, như bệnh hoạn đau yếu, đang sống cảnh cô độc, hoặc giả đang mang chứng bệnh nan y v.v… chẳng hạn, thì ta biết đó là do nghiệp quả của ta đã gây tạo, nên giờ đây ta phải trả. Nhờ ngày hôm nay chúng ta có tu, có phước báu để trả nợ kiếp trước, khi trả hết nợ không phải chúng ta chuyển họa thành phước sao?

-Chúng ta cố gắng tu hành làm thiện, tụng Kinh, niệm Phật, trì Chú, hành thiền (phước vô lậu)…bố thí, cúng dường (phước hữu lậu) …thì cái chết có đến với chúng ta, cũng chẳng có gì phải lo sợ, vì chúng ta đã trả nghiệp nhân đời quá khứ, và ta biết rằng ai cũng phải bước vào cửa tử. Đây là con đường mòn mà tất cả mọi người già trẻ bé lớn gì cũng phải đi qua. Khi xả báo thân này thì phước báo tu hành trong kiếp này sẽ đưa chúng ta đến một cảnh giới an lành (Niết-Bàn) giải thoát khổ đau sinh tử. Như vậy, không phải là ta đã chuyển họa thành phước đó sao?

-Ngược lại chúng ta cầu giàu sang, phước báu, con cái bình an, gia đạo hưng thịnh…không biết tu hành tạo phước, theo những tập tục văn hóa mê tín dị đoan cúng vái Thần linh, sát sinh hại vật để cúng tế cầu khẩn, thì không phải là phước trong họa sao?

-Trong các Tôn giáo đa Thần hay nhất Thần, họ tin tưởng vào đấng Thần linh có quyền năng, ban ơn gián họa, cho nên những tín đồ mới sát sinh hại vật để cúng tế Thần linh, ban phước….

-Khi Đức Phật thị hiện xuống Ấn Độ, Ngài đã dẹp bỏ những tư tưởng ban phước giáng họa của Thần linh dưới dạng mê tín dị đoan. Đức Phật dạy rằng: “phước họa đều do nghiệp mình tạo, mọi việc trên cõi đời này đều được xét xử công bằng dựa trên luật nhân quả, nghiệp báo.” Nếu người làm ác phải gánh quả báo xấu, làm thiệnđược hưởng kết quả tốt đẹp, không tin vào Đấng Thần linh nào cả:

-“Đừng tin tưởng một điều gì vì văn phong. Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền. Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của Thánh nhân, đừng tin tưởng vào điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta. Đừng tin tưởng một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy mình. Chỉ tin tưởng cái gì mà chính mình đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, là có lợi cho mình và kẻ khác. Chỉ có cái đó mới là mục đích tối hậu, thăng hoa cho con người và cuộc đời, các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn."

Trong thời Phật còn tại thế Xá Lợi Phất đã thưa với Đức Phật rằng:

- “Xin Ngài chỉ dạy xem tại sao vị Tỳ kheo đó rất thông minh, mà lại bị quả báo luôn luôn bị bỏ sót, nên phải ăn cơm của Xá Lợi Phất chia cho”.

Đức Phật nói rằng:

“Vị Thầy này không phải mới tu, mà tiền kiếp đã là một Thượng tọa. Tuy có giới phẩm, nhưng vị này không bỏ lòng ích kỷ. Quý Phật tử nên suy nghĩ điều này, tu lâu, tạo được nhiều phước, nhưng tánh ích kỷ, ganh tỵ vẫn còn nguyên, thì vẫn phải trả quả báo.”

- Vì thế Con người muốn có cuộc sống an lạc và hạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện, van xin khấn vái suông, vào những vị Thần linh, Ông Táo, Thần Tài, Thổ Địa, hoặc tử vi tướng số….

Chỉ có phước báu mới có thể giúp đỡ con người được tai qua nạn khỏi, được bình yên may mắn. Phước báu có được do những việc làm phước thiện, tốt lành, lương thiện, chẳng hạn như: ăn chay, bố thí cúng dường, đi chùa lễ Phật, ấn tống kinh sách, cứu người giúp đời, tụng kinh niệm Phật, trì chú thiền quán, trì giới nhẫn nhịn. Phước báo không phải mùa cá chép vàng, vàng mã,…để cúng tế Thần linh ban phước một điều hết sức phi lý trái chân lý. Vì vậy người Phật tử của chúng ta không bao giờ theo những văn hóa mê tín dị đoan như thế

Trí Giải

 

 

Chú thích:

[1] Tự điển Bách Khoa Toàn Thư

[2] Xem bài Người Trung Quốc ăn Tết ra sao?

[3] Nguồn gốc và ý nghĩa những từ ngữ Tết

[4] Kinh Phạm Võng, Bồ Tát Tâm Địa Phẩm lược sớ, Thích Nữ Trí Hải Việt dịch giới thứ nhất

[5] Kinh Pháp Cú số 1 phẩm song yếu;

Mời quý vị xem những hình ảnh sau:

 

phuochoa002

Những người dân Thủy Trầm hối hả thu gom cá sát ngày ông Táo về trời

phuochoa004

Anh Hiếu 1 trong những gia đình xuất cá đỏ nhiều nhất

phuochoa006

Ở Thủy Trầm cá nhỏ được giá hơn cá to

phuochoa008

Cá đỏ Thủy Trầm được nuôi cùng cá chép để cho chậm lớn

phuochoa010

Lọc và tuyển chọn những loại cá tốt

phuochoa012

Bổ sung oxy và giúp cá nhả sạch bùn đất

phuochoa013

Những gia đình có cá đẹp luôn được các lái buôn để mắt tới

phuochoa015

Bơm oxy mỗi khi cá được vận chuyển đi xa

phuochoa017

Những mẻ cá đầu tiên được mang đi những xã lân cận

phuochoa019

Còn vài ngày nữa là đến ông Táo nên trong làng hầu hết mọi nhà đã vét sạch cá

phuochoa021

Phút nghỉ ngơi cùng mùi cá nướng thơm phức

phuochoa023

Chuyến hàng đầu tiên được các lái buôn đưa đi tỉnh xa

phuochoa025

Phơi lưới sau khi đã vét sạch cá,làng quê này lai trở về với vẻ thanh bình vốn có của nó

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10150)
06 Tháng Giêng 2015(Xem: 5983)
Một vị Hòa thượng đã nói đùa: “Chùa thờ linh lúc nào cũng đông đúc Phật tử đến sinh hoạt, việc điều hành chùa tuy bận rộn nhưng dễ dàng vì có phương tiện cúng dường của Phật tử. Trái lại, những ngôi chùa chỉ đào tạo Tăng Ni có trình độ giáo lý cao như cử nhân, tiến sĩ thì phần lớn không có chúng, không có Phật tử”, và vị này đã kết luận: “tiến linh có phần ‘hơn’ tiến sĩ!!!”.
16 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 19387)
Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5278)
Vị trí địa lí và các sinh hoạt văn hóa kinh tế giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam (VN) đã để lại nhiều dấu ấn trong ngôn ngữ theo dòng thời gian, nhất là khi Phật giáo (PG) du nhập vào Đông Nam Á và TQ. Phần này chú trọng vào các cách đọc (âm Hán Việt) của chữ 梵 phạn hay phạm trong các tài liệu cổ TQ và các dữ kiện tương ứng trong tiếng Việt.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6049)
Tôi không có ý định nói tiếp ý của câu ca dao thứ hai “ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta” vì mình chưa đủ trải nghiệm và hiểu biết để đoan chắc rằng “lắm kẻ” đó có “giòn” hơn hay không “giòn” hơn ta. Tôi chỉ xin nói về một vài trải nghiệm nho nhỏ khi “ra đường” để có dịp nhìn lại mình khi “ở nhà” với những mối quan hệ “mẹ con” thân thuộc.
03 Tháng Mười Một 2014(Xem: 4680)
Nghệ thuật Phạm-bối của Phật giáo ra đời trong không gian kỳ ảo của nhiều cung bậc âm thanh, từ các thể tán ca, ngâm vịnh của những tôn giáo mang ảnh hưởng Vệ-đà. Mặc dù Đức Phật đã mở một lối đi riêng mang tính tiên phong về phương diện tư tưởng nói chung và lãnh vực nghệ thuật nói riêng; tuy vậy, vẫn có những giao thoa nhất định trong hành hoạt đời thường, vì cùng sinh hoạt và tồn tại trong một không gian văn hóa.
29 Tháng Mười 2014(Xem: 5367)
Theo các nguồn sử liệu đáng tin cậy, đạo Phật truyền vào Việt Nam vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, cho đến Khương Tăng Hội là vị tăng sĩ có sử tích đầu tiên trong lịch sử (sanh khoảng năm 190 - mất năm 280 sau tây lịch) và để lại nhiều tài liệu viết dịch;[1]từ ấy đến nay đã gần hai ngàn năm.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 5785)
Hằng năm, sau ba tháng an cư, nhập hạ trước, từ ngày 16/6 đến 16/9, suốt một tháng, tức là từ ngày 16/9 đến ngày 16/10 ÂL. trùng với ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ, chư tăng được phép thọ nhận y Kaṭhina do thí chủ cúng dường. Truyền thống này có sự tích và nhân duyên từ thời đức Phật:
27 Tháng Chín 2014(Xem: 7150)
Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10598)
Trong Tứ Diệu Đế của đạo Phật, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người”, ông đã hát trong Gọi tên bốn mùa. Cuộc đời đầy khổ và buồn vì không có gì trường cửu cả.