Cái Lõi Cây

16 Tháng Tám 201402:17(Xem: 5681)

MỘT CUỘC ĐỜI

MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT

TẬP 5

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Nhà xuất bản Văn Học 2014


Cái Lõi Cây


Thế là đức Phật và đại chúng ở tại thành phố Āḷavī cho hết mùa an cư, có sự hộ độ chu đáo của đức vua, triều đình, hai hàng cư sĩ cũng như dân chúng! Sau mùa mưa, tiết trời khô ráo, đức vua dâng cúng một vườn rừng xinh đẹp rồi xây dựng rất nhiều liêu thất bằng đá và gỗ dành cho đức Phật và tăng chúng, như là một công trình tri ân vậy.

Vào cuối mùa đông, đức Phật chỉ định một vài vị trưởng lão và đại chúng ở lại Āḷavī, còn ngài cùng một số trưởng lão khác lại ra đi, lần này cũng thẳng xuống phía nam, qua sông Gaṅgā, thăm viếng thành phố Bārāṇasī. Rời quê hương của tôn giả Yasa thuở nào, đức Phật và chư trưởng lão lại sang sông, đi dọc bờ bắc, ghé Vườn Nai rồi trú lại ở đây một thời gian. Cứ mỗi nơi như vậy, đức Phật lại sách tấn chư tăng ni và hai hàng cư sĩ trong đời sống tu tập.

Ra xuân, đức Phật lại lên đường nữa, ngài ghé Uruveḷā, thăm cội cây bồ-đề, thăm ngôi làng Seṇāni của gia đình bà Sujātā dâng mâm cơm sữa. Thế là mãi đến đầu mùa hạ, đức Phật và đại chư vị trưởng lão mới về đến Trúc Lâm tịnh xá. Mấy ngày đầu tiên, sau khi tiếp chư tăng ni tại Rājagaha và vùng phụ cận, đức Phật tuyên bố là ngài cần nghỉ ngơi trong hương phòng một thời gian, chư vị trưởng lão tùy nghi trong mọi sinh hoạt.

Trong lúc đức Phật nhập thất, tôn giả Sāriputta nhờ tôn giả Moggalāna chăm sóc hội chúng, còn ngài cũng muốn tĩnh cư, an nghỉ để di dưỡng sức khỏe.

Đức vua Bimbisāra nghe tin đức Phật đã trở về Rājagaha, vui mừng quá, ông tự nghĩ: “Ước chừng đã năm năm qua rồi, đức Thế Tôn mới trở lại Trúc Lâm.! Ôi! Thời gian đi qua nhanh quá! Nay ta cũng đã bốn mươi bảy tuổi rồi, sinh lực không được như xưa nữa. Còn đức Thế Tôn năm nay đã năm mươi hai, không biết bây giờ sức khỏe của ngài ra sao? Đợi sau khi đức Phật nhập thất xong, ta phải đi thăm ngài ngay mới được! Năm nay, ta sẽ thỉnh đức Tôn Sư an cư mùa mưa ở đây để đem đến sự an lành cho quốc độ” .

Thế rồi, đợi chờ bảy ngày qua đi, đức vua Bimbisāra, hoàng hậu Videhi, thái tử Ajātasattu, năm ấy đã hai mươi hai tuổi cùng một số quan đại thần lên xe ngựa đến Trúc Lâm tịnh xá.

Đức Phật tiếp chuyện đức vua, hỏi thăm tình hình quốc độ cùng đời sống của muôn dân, sau đó sách tấn đức vua và triều đình tu tập theo giáo pháp. Đức Phật đặc biệt nhắc nhở đức vua, nước phải lấy dân làm gốc, hãy chăm bón gốc thì cây cành mới xanh tốt, hoa trái mới thắm tươi. Ngoài ra, muôn dân phải được nương tựa nơi những vị quan thanh liêm của triều đình; triều đình phải được nương tựa nơi một đức vua tốt, một đấng minh quân. Tất cả đấy là điều kiện cần và đủ cho an vui và hạnh phúc của một quốc độ.

Để kết luận, đức Phật nói rằng, giáo pháp của Như Lai cũng tương tự thân cây vậy. Một cái cây thì có thân cây, cành nhánh, lá hoa và trái; thân cây thì có gốc, có ngọn, có vỏ ngoài, vỏ trong, phần thịt, phần xương và phần lõi. Công danh, lợi lộc trên đời này là cành và lá; vỏ ngoài, vỏ trong là giới; phần thịt, phần xương là định; hoa và trái là năm phép thần thông; và cái lõi cây, phần tinh túy là đạo quả A-la-hán vậy!

Nghe xong thời pháp, đức vua và hoàng hậu cung thỉnh để được đặt bát cúng dường bảy ngày đến đức Phật và tăng chúng. Và cũng để biểu tỏ sự hoan hỷ ở trong lòng, muốn chia sẻ với mọi người, vị vua thánh đệ tử hiền thiện này, tức khắc họp triều đình, ban lệnh khoan giảm tất thảy mọi án tù; đồng thời, trích của công, tổ chức hội hè cho dân chúng ăn uống, vui chơi trong suốt bảy ngày như thế. Đức vua muốn “chăm bón cái gốc là muôn dân” như ý nghĩa bài thuyết pháp của đức Phật.

Tin được loan ra, dân chúng tưng bừng mừng vui tán thán ca ngợi đức vua nhân đức không hết lời.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 7317)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 7158)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 6790)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5434)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 8319)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 6805)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14419)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn