Lửa Địa Ngục Trong Phòng

14 Tháng Tám 201423:18(Xem: 5398)

MỘT CUỘC ĐỜI

MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT

TẬP 5

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Nhà xuất bản Văn Học 2014

 

Lửa Địa Ngục Trong Phòng


Đến Koliya, trưởng lão Devadatta, trưởng lão ni Gotamī đến thăm đức vua Suppabuddha nhưng ông không tiếp, còn sai quan nội thị đóng cửa cung điện lại, nhắn gởi rằng:

“- Suốt đời này, ta không có em gái, không có đứa con trai, con gái nào cả! Chúng chết cả rồi”.

Khi tỳ-khưu Rāhula xin được vào thăm ông ngoại, đức vua cũng nhắn gởi tương tự:

“- Con ta đã không có thì làm gì có cháu!”

Tuy nhiên, đức vua Suppabuddha ngạc nhiên làm sao, tuy đã đóng kín cửa nhưng không biết “họ” đi lối nào mà xuất hiện ngay trong tẩm cung, rồi người xưng em, người xưng con, kẻ xưng cháu... Ngồi dậy trên giường rồng, đức vua lặng lẽ quan sát người được gọi là cô em gái Gotamī, người được gọi là con trai Devadatta, là con gái Yasodharā, là cháu ngoại Rāhula... Họ lạ quá, nhìn không ra, ông chỉ mường tượng, suy đoán thế thôi. Thu giấu tất thảy mọi cảm xúc, ông cất giọng lạnh lùng, hỏi:

- Các người đi lối nào mà vào được đây?

Devadatta đáp:

- Thưa cha, đấy chỉ là một thuật mọn của những sa-môn tu học theo giáo pháp của đức Tôn Sư.

Đức vua gầm lên:

- Đứa nào là tôn sư? Tôn sư là ai nào? Là cái mà người ta gọi là Siddhattha Gotama đó hả?

Tỳ-khưu Rāhula nhíu mày:

- Phỉ báng một vị Chánh Đẳng Giác là tội lớn lắm đấy, thưa ông ngoại!

- Nữa! Tụi bây cũng chỉ là một “giuộc” như nhau! Hãy xéo! Hãy xéo đi cho khuất mắt ta!

- Thưa cha! Tỳ-khưu-ni Yasodharā điềm đạm nói - Những tham, những sân không thể chi phối tâm tư của chúng con được. Vậy, dù cha có đánh, có mắng, có phỉ báng thì chúng con cũng vẫn lặng lẽ, yên bình và còn rải tâm từ ái đến cho cha nữa. Chỉ sợ nếu cha cứ khư khư cố chấp như vậy thì đau khổ, phiền não sẽ thiêu đốt ruột gan của cha mà thôi!

- Ừ, nó đốt, cứ kệ nó đốt! Mặc ta!

Trưởng lão Mahā Moggallāna không biết tự đâu đó xuất hiện, ngài sử thần thông hóa hiện nơi góc phòng một cảnh lửa cháy rừng rực; rồi trong cảnh lửa cháy rừng rực ấy: Một thân người bị thiêu đốt, thịt máu mỡ cháy lèo xèo; một thân người bị bọn đầu trâu mặt ngựa thọc, đâm bằng những chĩa hai, chĩa ba đỏ rực; một thân người bị nấu, bị luộc trong chảo dầu sôi như sóng trào; một thân người ôm cột đồng than đỏ leo lên, leo lên rồi bị cháy thành than... Rồi tiếng nói của tôn giả như lồng lộng giữa hư không, như xoáy vào tai của đức vua Suppabuddha:

- Nó đốt! Nó đốt thật đấy, thưa đức vua! Nó thiêu cháy đấy, nó thiêu cháy thật đấy, thưa đức vua! Nếu đức vua còn ôm giữ tâm niệm giận ghét, oán thù thì cảnh giới đến sau khi mạng chung cũng y như vậy đó! Tâm sao cảnh vậy! Hãy tỉnh trí lại, tâu đại vương!

Đức vua Suppabuddha chợt cười ha hả:

- Hí lộng! Thật là hí lộng! Các ngươi chỉ dọa con nít, ha ha! Các ngươi dùng pháp thuật quỷ ma để tạo cảnh giả đó thôi! Ha ha! Sao lòe bịp được ta!

Sau đó, tôn giả còn chịu khó tạo cảnh ngạ quỷ, tạo cảnh a-tu-la, tạo cảnh trời Đao Lợi, Đẩu Suất... để cho đức vua thấy rõ khổ là vậy, vui là vậy; tâm niệm tham sân sẽ đưa đến như vậy, tâm niệm an lành, mát mẻ, có đức tin về giáo pháp, biết tu giới, biết tu bố thí sẽ được như kia...

Nhưng vô ích, đức vua cười ngặt nghẽo:

- Hay đấy! Cái tài biến hóa hư hư thực thực này trông cũng hay đấy! Đúng là màn ảo thuật thú vị đấy!

Nói thế xong, ông quát:

- Thôi đi đi! Hãy nói với ông Cồ Đàm của các ngươi là ta thù hận nó tới tận xương, tới tận tủy! Hãy xéo đi!

Tôn giả Devadatta và tỳ-khưu-ni Yasodharā cũng đã hết lời khuyên giải, năn nỉ nhưng đều không thể lay chuyển được. Tỳ-khưu Rāhula đến gần bên, cầm tay ông ngoại nhưng cũng bị ông hất ra.

Ông quát:

- Hãy cút hết đi!

Biết là không còn cách gì để cảm hóa được nữa, họ lặng lẽ... rồi cùng nhau một lượt... biến mất ngay trước mặt đức vua!

Tuy nhiên, dù căm giận “tụi nó” vô cùng nhưng những chuyện lạ vừa xảy ra trước mắt, khi họ biến mất cả rồi, đức vua mới thốt lên:

- “Tụi nó” cũng giỏi thiệt!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 7304)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 7152)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 6761)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5427)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 8297)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 6795)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14391)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn