Học Hỏi Và Trải Nghiệm Cuộc Sống

03 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 6644)

HỌC HỎI VÀ TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG
Gyalwang Drukpa XII

drukpa_vietnam_01Thông thường, đa số mọi người đều muốn được trẻ lâu và coi đây là mục tiêu hàng đầu trong cuộc sống. Tôi nghĩ hầu như chúng ta ai cũng sợ bệnh tật, tuổi già và cái chết. Cho dù có muốn hay không, chúng ta cũng đều phải trải qua phút “lâm chung” cuối cùng của cuộc đời. Của cải, quyền lực, địa vị, công nghệ hiện đại hay muôn vàn những điều khác cũng chẳng thể giúp gì cho chúng ta trong vòng quay luân hồi sinh tử. Thời gian cứ tiếp tục chảy trôi miên viễn không dừng nghỉ.

Vậy chúng ta phải nhìn nhận như thế nào về cuộc sống? Liệu có nên cứ để thời gian trôi tuột qua kẽ tay? Hay nên dành thời gian cho những thú vui trần lụy? Tóm lại, vấn đề là chúng ta nên dùng thời gian của mình như thế nào? Tôi không muốn chỉ dạy các bạn phải làm gì với cuộc sống của bản thân, bởi lẽ mỗi người đều có quyền tự chủ của riêng mình. Riêng tôi, càng lớn tuổi, tôi lại càng cảm thấy và tin tưởng rằng biết học hỏi và trải nghiệm cuộc sống thực sự là cách hữu hiệu nhất để tiêu khiển với thời gian, nếu có thể dùng từ như vậy.

Bất cứ khi nào có điều kiện, tôi đều yêu thích đi ra ngoài và trải nghiệm mọi thứ, cho dù là thiên nhiên, thức ăn, kết giao bạn bè, gặp gỡ mọi người. Chúng ta không sống đơn độc trên thế giới này, đây thực sự là một chân lý diệu kỳ. Chúng ta có quyền được ra ngoài và trải nghiệm. Khi dùng từ “trải nghiệm”, tôi không có ý nói là “can thiệp vào cuộc sống của mọi người xung quanh”. Chúng ta cần biết trải nghiệm trong niềm tri ân sâu sắc. Chúng ta học hỏi với tâm quảng đại và khiêm nhường. Suy cho cùng, có rất nhiều điều chúng ta chưa biết mà những người khác lại biết rõ ràng. Lẽ đương nhiên, đổi lại, cũng có nhiều điều chúng ta biết mà người khác vẫn chưa rành rẽ.

Chúng ta thường luôn nói đến “quyền năng” và “sức mạnh”. Thực chất, “quyền năng” và “sức mạnh” chân chính đến từ việc học hỏi và trải nghiệm với tâm rộng mở khiêm nhường. Nếu không biết khiêm nhường, lúc nào cũng tự phụ cho rằng mình là người giàu tri thức nhất, quyền lực nhất, thông minh và tài giỏi nhất, thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể học hỏi thêm được gì khác ngoài vốn tri thức hạn hẹp của mình.

Thế giới này có vô số loại người đa dạng khác nhau, song tôi thường phân họ thành hai nhóm: những người ích kỷ, và những người ít vị kỷ hơn. Tôi nghĩ nhóm người thứ hai thường biết cách làm được nhiều điều lợi lạc cho bản thân hơn.

 drukpa_vietnam_02

Tôn trọng lẫn nhau

Tôi vô cùng hân hạnh được Đức Sadhguruji thỉnh mời tới ngôi đền của Ngài ở Coimbarote và tham gia vào một buổi tọa đàm đa tín ngưỡng kỷ niệm 14 năm ngày thành lập ngôi đền Dhyanalinga. Tôi rất hoan hỷ được hạnh ngộ nhiều bậc lãnh tụ tâm linh thuộc nhiều tín ngưỡng và trao đổi quan điểm về các vấn đề chung của thế giới. Thiết nghĩ việc tổ chức hội nghị này quả là một thiện hạnh lớn lao của Đức Sadhguruji. Sự đón tiếp nồng hậu mà Ngài đã dành cho tôi và chư tăng ni đệ tử khiến chúng tôi rất ngỡ ngàng hoan hỷ. Quãng thời gian ở Isha Ashram khiến tôi cảm thấy giống như ở nhà mình.

blank

Figure 1: chư ni cầu nguyện trong ngôi đền Tịnh mặc

blank

Figure 2: Ngài Swami Nisarga tiếp đón chúng tôi tận tình chu đáo

blank

Figure 3: cúng dàng sữa

blank

Figure 4: phiếm đàm cùng Ngài Sadhguruji

blank

Figure 5: Tham dự hội nghị đa tín ngưỡng về chủ đề Tôn giáo Vũ trụ

blank

Figure 6: tại hội nghị đa tín ngưỡng

blank

Figure 7: thăm trường học

blank

Figure 8: chiêm ngưỡng kiến trúc tự nhiên của ngôi trường

Trong khi ấy, tại Tự viện Druk Amitabha Mountain, chư ni đang rất bận rộn với công việc học hành, tu tập và nỗ lực giúp đỡ chúng sinh. Nếu như không có hứng thú học hỏi gì từ cuộc sống, tôi nghĩ chắc đời sống sẽ vô cùng buồn tẻ. Tôi cảm thấy để trải nghiệm được cuộc sống, chúng ta cần có động lực muốn học hỏi những điều tốt đẹp, có ích cho bản thân chúng ta và mang lại lợi ích cho người khác. Giống như tôi đã mạnh dạn phát biểu trong buổi hội thảo “Học hỏi và trải nghiệm chính là công việc của cả cuộc đời tôi”.

 drukpa_vietnam_03

Những chú cừu này được cứu thoát khỏi bàn tay người đồ tể và đang được chư ni chăm sóc tại Tự viện Druk Amitabha Mountain.

blank

Figure 9: chư ni đang trồng cây

blank

Figure 10: chư ni học hát, chuẩn bị cho album "Snowfall of Love"

blank

Figure 11: Cư si Ugyen đến từ Australia đang dạy chư ni học về công nghệ

blank

Figure 12: chư ni học tiếng Anh

blank

Figure 13: chư ni học vũ điệu Kim cương


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Ba 2016(Xem: 7804)
Loài người chúng ta rất thích tổ chức các buổi lễ mừng: Tết nhất, tiệc cưới, kỷ niệm ngày cưới, ngày của Mẹ, ngày của Bố, ngày Valentine và nhiều dịp lễ khác. Nếu quán chiếu kỹ, ta sẽ thấy hầu hết những lễ ăn mừng này gây hại cho những chúng sinh quanh mình. Số lượng loài vật bị giết hại để phục vụ cho những buổi lễ này là không tưởng nổi. Nếu những chúng sinh tội nghiệp này có khả năng giao tiếp như con người, tôi khẳng định rằng chúng sẽ van xin ta không tổ chức ăn mừng, bởi niềm vui và hạnh phúc của chúng ta trực tiếp gây nên khổ đau tột cùng cho chúng. Bên cạnh đó, ta cũng biết rằng trong những ngày lễ hội, các tỉ lệ tai nạn, bạo lực, tội phạm và các bất thiện hạnh đều tăng vọt do việc tiêu thụ rượu quá đà và do những hành xử không kiểm soát.
24 Tháng Chín 2013(Xem: 6217)
27 Tháng Giêng 2013(Xem: 18817)
09 Tháng Giêng 2013(Xem: 6526)
25 Tháng Bảy 2012(Xem: 17497)