Lời Nói Đầu

18 Tháng Mười 201000:00(Xem: 16284)

LỜI NÓI ĐẦU

 

Ngài Jigme Gyalwai Nyugu là một trong những đệ tử lỗi lạc nhất của Ngài Jigme Lingpa, vị Đạo Sư đã ban truyền những hướng dẫn về Giáo Pháp Đại Viên Mãn (Dzogpa Chenpo) theo truyền thống Longchen Nyingthig. Ngài Jigme Gyalwai Nyugu đã kế thừa và ban tặng giáo huấn khẩu truyền Longchen Nyingthig, và Dza Paltrul Rinpoche, đệ tử của Ngài, đã sao chép lại, đặt tựa đề cho tập sách này là: KUNSANG LA-MAI ZHAL-LUNG. 

Được biết rằng theo giáo lý Đại Viên Mãn, ta không thể đạt được Giác Ngộ với tâm tạo tác; mà ta phải nhận biết ra được bản tâm nguyên sơ, và nương vào đó mà có thể hiểu ra được vạn pháp chỉ như là trò hiển lộng của tâm. Sau đóù ta phải luôn luôn tự nhắc nhở, phải thấm nhuần nhận thức này và phải nhất tâm tin tưởng vào hiểu biết sắt đá ấy. Tuy nhiên, để có được một hiểu biết liễu tri, thấu suốt toàn diện giáo lý này thì việc ta chỉ đơn thuần đọc sách sẽ là một điều vô cùng thiếu sót; ta còn cần tới những pháp tu dự bị theo hệ phái Nyingma, và thêm vào đó, cần tới Giáo Pháp đặc biệt do một bậc Chân Sư với đầy đủ phẩm hạnh thuộc dòng Nyingma trao truyền cũng như cần tới năng lực gia hộ của Ngài. Được như vậy, chúng đệ tử cũng đã phải từng tích lũy công đức thật sâu dầy. Đó là lý do tại sao các Đạo Sư Nyingmapa vĩ đại như Ngài Jigme Lingpa và Ngài Dodrupchen đã phải bỏ hết tâm sức đeo đuổi công việc [truyền bá giáo pháp]. 

Ngày nay, việc chuyển dịch những tác phẩm bao gồm các pháp tu dự bị của Đại Viên Mãn (Dzogchen) mang một giá trị cực kỳ lớn lao. Tôi chúc mừng Nhóm Dịch Thuật Padmakara đã cho phổ biến các tác phẩm này bằng Anh ngữ và Pháp ngữ. Tôi đoan chắc rằng những tài liệu sơ yếu đáng tin cậy này sẽ đem lại lợi lạc cho tất cả những ai có lòng quan tâm tới pháp tu Đại Viên Mãn. 

Ngày 23 tháng 10, 1990 

 

 Đạt Lai Lạt Ma 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9234)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18165)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12157)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15590)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.